Pages

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2024

ĐƠN ĐỀ NGHỊ Thành lập Viện Khoa học Pháp lý và Phát triển Doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ 

Thành lập Viện Khoa học Pháp lý và Phát triển Doanh nghiệp 


Kính gửi: Ban Thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Ban Vận động thành lập Viện Khoa học Pháp lý và Phát triển Doanh nghiệp trân trọng đề nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như sau:

A. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ THÀNH LẬP

I. Bối cảnh và sự cần thiết:

Đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ đó, cũng phát sinh nhu cầu cấp thiết về việc tăng cường quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý và chuyển đổi số. Việc thành lập Viện Khoa học Pháp lý và Phát triển Doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là “Viện” ) đáp ứng một phần nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp. Bối cảnh hình thành Viện được xác định bởi các yếu tố sau:

1. Pháp luật liên quan đến quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số: Trong thời đại số hóa, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý mới, từ bảo vệ dữ liệu cá nhân đến quy định về giao dịch điện tử và thương mại điện tử. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đôi khi vượt xa khả năng của pháp luật hiện hành, tạo ra một cảnh báo cho doanh nghiệp về rủi ro pháp lý. Viện hình thành để nghiên cứu và cung cấp các giải pháp về pháp lý cho các vấn đề này.

2. Tăng cường tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong thời đại phát triển xanh và chuyển đổi số: Doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định pháp luật để tuân thủ và tránh rủi ro pháp lý. Viện có thể cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng và tư vấn cho doanh nghiệp về cách tuân thủ pháp luật trong môi trường hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi số.

3. Nhu cầu về chuyên môn đa ngành: Quản trị doanh nghiệp trong thời kỳ đất nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh về kinh tế xanh và chuyển đổi số đòi hỏi sự hiểu biết vững về cả lĩnh vực kinh doanh và pháp luật. Viện có thể cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về pháp lý dành cho những người quản lý doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ hơn về quy định pháp luật và cách áp dụng trong quản trị doanh nghiệp và kinh doanh số.

4. Nhu cầu về nghiên cứu và phát triển: Viện có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý mới phát sinh từ sự phát triển của công nghệ, cung cấp kiến thức và thông tin mới nhất cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

2. Vai trò của Viện đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa:  

 Viện Khoa học Pháp lý và Phát triển Doanh nghiệp có vai trò đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

  1. Tăng cường hiệu suất quản lý: Bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp mới của khoa học quản trị doanh nghiệp, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình quản lý và tăng cường hiệu suất hoạt động.

   2. Cải thiện quyết định chiến lược: Thông qua việc phân tích dữ liệu và dự đoán, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra quyết định chiến lược dựa trên thông tin chính xác và kịp thời.

3. Tăng cường tương tác khách hàng: Kinh tế xanh và chuyển đổi số cung cấp các công cụ và nền tảng để tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn, từ việc xây dựng mối quan hệ đến dịch vụ khách hàng cá nhân hóa.

4. Tạo ra các cơ hội kinh doanh mới: Sự kết hợp giữa khoa học quản trị doanh nghiệp, kinh tế xanh và chuyển đổi số có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như khai thác các thị trường mới.

5. Tăng cường cạnh tranh: Bằng cách áp dụng các công nghệ mới và các phương pháp quản trị tiên tiến, doanh nghiệp có thể tăng cường cạnh tranh và duy trì sự bền vững trong môi trường kinh doanh đang biến đổi nhanh chóng.

6. Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo: Kết hợp giữa khoa học quản trị doanh nghiệp, kinh tế xanh và chuyển đổi số khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp thông qua việc thử nghiệm và áp dụng các ý tưởng mới.

B. DANH XƯNG PHÁP NHÂN:

I. THÔNG TIN PHÁP NHÂN

1.1 Tên tiếng Việt: Viện Khoa học Pháp lý và Phát triển Doanh nghiệp.

1.2 Tên tiếng Anh: Institute of Legal Science and Corporate Development. 

1.3 Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ILC

1.4 Trụ sở: Số 272 Hòa Hưng, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. 

1.5 Điện thoại: 0983.285499

1.6 Email: info@ilc.com.vn

1.7 Website: www.ilc.com.vn

II. Viện là một đơn vị trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo Quyết định số .......ngày....tháng....năm.......của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

ILC có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để giao dịch theo quy định của pháp luật. 

C. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG: 

Mục tiêu chính của đề án thành lập Việnlà tạo ra một tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên sâu về các hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số có thể bao gồm các mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu, ứng dụng việc chuyển đổi số trong lĩnh vực pháp lý: Tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ pháp lý mới, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và kinh tế số. Điều này có thể bao gồm việc phát triển các công cụ tự động hóa quy trình pháp lý, hệ thống trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ ra quyết định pháp lý trong doanh nghiệp, và các giải pháp blockchain để cải thiện tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch kinh doanh.

2. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên gia: Tạo ra các chương trình đào tạo và huấn luyện chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số. Điều này có thể bao gồm cung cấp các khóa học về pháp luật kinh doanh quốc tế, quản lý rủi ro pháp lý, và đặc biệt là các khóa học về pháp luật liên quan đến công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và dữ liệu lớn.

3. Hỗ trợ Doanh nghiệp: Cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý và hỗ trợ về quản trị cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh  tế xanh và chuyển đổi số. Viện có thể đóng vai trò là một cơ quan tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến chính sách bảo mật dữ liệu, quản lý sở hữu trí tuệ và tuân thủ các quy định pháp luật mới về công nghệ.

4. Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tổ chức các sự kiện, hội thảo, và chiến dịch giáo dục để tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn đề pháp lý, quản trị doanh nghiệp, kinh tế xanh và chuyển đổi số. Điều này có thể bao gồm việc phát triển tài liệu hướng dẫn, blog và các tài nguyên trực tuyến miễn phí để chia sẻ kiến thức và thông tin mới nhất trong lĩnh vực này.

5. Hợp tác và Mở rộng Mạng lưới: Xây dựng và mở rộng mạng lưới hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo ra cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, kinh tế xanh và chuyển đổi số. Bằng cách thực hiện những mục tiêu này, Viện có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp giá trị cho cộng đồng và xã hội.

D. TỔ CHỨC BỘ MÁY: Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức Viện như sau:  

- Hội đồng Viện; 

- Ban Điều hành Viện; 

- Hội đồng Khoa học và Ban Cố vấn; 

- Các phòng, ban chức năng; 

         - Các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn, chuyển giao và hợp tác phát triển; các Văn phòng đại diện, chi nhánh.  

E. TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ

I. Tài chính: Tài chính của Viện hoạt động theo nguyên tắc tự chủ và minh bạch:

1.1 Tài chính của Viện được quản lý bởi Ban Điều hành căn cứ vào kế hoạch và định mức do Hội đồng Viện phê duyệt định kỳ trung hạn, ngắn hạn. Ban Điều hành có trách nhiệm quản lý, sử dụng và báo cáo tài chính đầy đủ, đúng quy định pháp luật về kế toán và tài chính. 

1.2 Nguồn thu của Viện bao gồm: Nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, cung cấp dịch vụ, đầu tư tài chính, hợp tác thương mại và tài trợ từ các thành viên của Viện. 

1.3 Ngân sách hoạt động được phân bổ theo kế hoạch hàng năm, với sự kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả sử dụng nguồn lực. 

1.4 Chính sách lương, thưởng, bảo hiểm và các chế độ cho nhân sự Viện theo quy định của Nhà nước và phù hợp với hoạt động của Viện. 

II. Hành chính quản trị: Toàn bộ công tác quản trị của “Viện” tuân thủ quy định, quy trình theo kế hoạch định hướng: 

2.1 Căn cứ kế hoạch đã phê duyệt và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý nghiên cứu – đào tạo – tư vấn - chuyển giao. Các phát sinh ngoài kế hoạch và quy trình, thì thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp từ thủ trưởng cấp trên và tích hợp hiệu chỉnh quy trình sau đó. 

2.2 Xây dựng các cơ sở dữ liệu, tiến hành nghiên cứu số hoá chuyên ngành về khoa học pháp luật. Quản lý và triển khai hồ sơ số hoá theo hệ thống ERP – ECS - ETC sẽ được thiết lập. 

2.3 Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tài sản của Viện; giữ gìn uy tín và phát huy thương hiệu của Viện, đảm bảo tuân thủ quy trình chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thương hiệu quốc gia của Viện. 

2.4 Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế với các dự án hợp tác liên quan. 

 F. HỒ SƠ 

1. Đơn xin phép thành lập Viện;

2. Đề án thành lập Viện;

3. Danh sách nhân sự và chuyên gia; 

4. Điều lệ Viện (Dự thảo); 

5. Hồ sơ (Căn cước công dân, lý lịch tư pháp, sơ yếu lý lịch tự thuật, văn bằng, chứng chỉ, phiếu khám sức khỏe) của trưởng ban sáng lập Viện.

6. Hồ sơ (Căn cước công dân, sơ yếu lý lịch tự thuật, văn bằng, chứng chỉ, phiếu khám sức khỏe) của các thành viên Ban Điều hành viện. 

Thông tin khi cần liên hệ:

Họ và tên: ĐÀO VĂN HƯNG 

Địa chỉ: Số 12.01 Block F, chung cư Him Lam Riverside, đường Hoàng Trọng Mậu, Khu phố 7, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Số điện thoại: 0983285499

Ban Vận động Sáng lập Viện đề nghị Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho phép thành lập Viện Khoa học Pháp lý và Phát triển Doanh nghiệp./.

  Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024
TM. BAN SÁNG LẬP
TRƯỞNG BAN




Đào Văn Hưng