CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. Liên hệ nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.
Câu 2. Hai thuộc tính của hàng hóa. Liên hệ hàng hóa sản xuất ở Việt Nam
Câu 3. Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Câu 4. Mâu thuẫn công thức chung và hàng hóa sức lao động?
Câu 5. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, so sánh, ý nghĩa của việc nghiên cứu?
Câu 6. Quy luật chung của lích lũy tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Câu 7. Lợi nhuận và lợi nhuận bình quân trong chủ nghĩa tư bản.
Câu 8. Nguyên nhân hình thành độc quyền trong CNTB. Những biểu hiện mới của độc quyền trong CNTB ngày nay.
Câu 9. Tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam. (Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN).
Câu 10. Sự cần thiết phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay.
Câu 11. Vận dụng của Đảng ta từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM về phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu.
Câu 12. Vận dụng của Đảng ta từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM về kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Câu 13. Lý giải công nghiệp hóa- hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Câu 14. Hãy phân tích và lấy dẫn chứng minh họa về đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay.
Câu 15. Bằng nhận thức lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ các vấn đề liên quan đến chế độ (loại hình) sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay.
Câu 16. Cho ví dụ về quá trình sản xuất giá trị thặng dư và tính tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động (dựa trên các dữ liệu nêu trong ví dụ).
Chú ý: Đem theo (1) Giáo trình Nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; (2) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tập 1 và tập 2.
Câu 1: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. Liên hệ nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam. (Bài 13, Trang 226)
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất, mà trong đó sản phẩm làm ra không phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản tiếp ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
SXHH có ưu thế hơn hẳn so với sản xuất tự cung, tự cấp, biểu hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương và từng quốc gia.
Thứ hai, tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba, sự tác động của những quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hoá như quy luật giá trị, cung – cầu…buộc người sàn xuất phải năng động, nhạy bén, tình toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Thứ tư, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho mọi người dân.
Song, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hoá cũng có những mặt trái như: phân hoá những người sản xuất thành giàu nghèo, nguy cơ khủng hoảng kinh tế, huỷ hoại mội trường sinh thái,…
Tuy nhiên, không phải xã hội nào, giai đoạn lịch sữ nào cũng có nền sản xuất hàng hóa. Để ra đời và tồn tại, sản xuất hàng hóa cần những điều kiện sau:
Thứ nhất, có sự phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
Mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi họ phải tiêu dùng nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó hình thành nhu cầu trao đổi sản phẩm với nhau.
Nhờ có phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất mà năng suất lao động tăng lên, làm ra nhiều sản phẩm để trao đổi và tiêu dùng. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những chủ thể sản xuất khác nhau.
Sự tách biệt này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử trong quan hệ kinh tế giữa các bộ tộc, về sau biểu hiện rõ nét thông qua quan sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sau này, do sự đa dạng về quan hệ sở hữu hoặc sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất quy định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của chủ thể nhất định, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.
Liên hệ nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam
Nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam có thể xét theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước năm 1986: Ở Việt Nam có nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Như vậy, ở giai đoạn này ở Việt Nam có điều kiện thứ nhất - có sự phân công lao động xã hội để tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hóa hình thành và tồn tại. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉ tồn tại nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong nền kinh tế này, chỉ tồn tại những khu vực kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Như vậy, có thể nói, sản xuất hàng hóa không có đủ điều kiện để hình thành và phát triển ở Việt Nam trước năm 1986.
- Giai đoạn sau năm 1986: Ở Việt Nam có đầy đủ 2 điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại. Ở giai đoạn này, sự phân công lao động xã hội đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, xuất hiện nhiều lĩnh vực, phân chia các ngành nghề, lĩnh vực ngày càng sâu sắc. Bên cạnh đó, cho đến ngày nay, ở Việt Nam tồn tại nhiều nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế như kinh tế tập thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; giữa các thành phần kinh tế, giữa các loại doanh nghiệp có sự độc lập tương đối, quan hệ giữa chúng là quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Do đó sản xuất hàng hóa có điều kiện phát triển ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Thực trạng nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam
Hiện nay, sau đổi mới và nhiều lần thực hiện các Nghị quyết trung ương đảng qua các giai đoạn, ở Việt Nam:
Tình hình kinh tế vĩ mô:
1. Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
2. Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra.
3. Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỷ giá đi vào ổn định, lãi suất giảm dần.
4. Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các nhiệm vụ chi được thực hiện theo hướng tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi thường xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công.
5. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đạt mức kỷ lục và hiệu quả sử dụng dần được nâng cao.
6. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn.
7. Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ tầng thương mại phát triển nhanh chóng, nhất là các hình thức bán lẻ hiện đại
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh:
1. Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt.
2. Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế được thực hiện quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực.
3. Cơ cấu lại các ngành kinh tế đi vào thực chất, tiếp tục chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên.
4. Phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cường liên kết, kết nối vùng, các tiểu vùng; tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, bước đầu gắn kết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn.
5. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao cả về số lượng và số vốn đăng ký.
Thực hiện các đột phá chiến lược:
1. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập.
2. Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực đột phá; các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại được ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành.
Hạn chế, yếu kém
1.1. Về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra, khoảng cách so với các nước trong khu vực còn lớn; nền tảng kinh tế vĩ mô, khả năng chống chịu của nền kinh tế có thời điểm chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế còn hạn chế. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Trong đó:
- Phát triển nông nghiệp vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc.
- Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thiếu tính bền vững; chưa tạo ra được ngành công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh cao, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt.
- Chất lượng dịch vụ vẫn còn thấp.
- Phát triển ngành xây dựng chưa tương xứng với tiềm năng.
Sắp xếp lại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm tiến độ, chỉ mới tập trung vào việc sắp xếp, thu gọn số lượng; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao; quản trị của một số doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém.
Cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, tỉ lệ giải ngân ở một số bộ, ngành và địa phương còn rất thấp.
Công tác đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đáp ứng yêu cầu.
Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo.
Thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, còn dựa vào các khoản thu từ vốn và thu từ đất đai có tính chất một lần, vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương chưa được phát huy.
Cơ chế phân cấp quản lý kinh tế, quản lý ngân sách nhà nước và đầu tư được đẩy mạnh nhưng trong thực hiện còn thiếu đồng bộ, thiếu các cơ chế giám sát hiệu quả.
1.2. Về thực hiện các đột phá chiến lược
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả. Một số thị trường chậm phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, nhất là thị trường quyền sử dụng đất và thị trường khoa học, công nghệ. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, chưa ổn định. Vẫn còn các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, ban hành giấy phép con trái quy định. Thiếu cơ chế, chính sách thí điểm các mô hình kinh doanh mới, mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Các giải pháp:
Một là, bảo đảm chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hoà bình, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước.
Hai là, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong phát triển kinh tế - xã hội; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế... Phải kịp thời đổi mới tư duy và hành động, thực hiện tốt công tác dự báo, bảo đảm đánh giá đúng, đầy đủ, kịp thời, chủ động thích ứng với những biến động khó lường của thế giới; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó nội lực là quyết định.
Ba là, thể chế pháp luật phải được xây dựng cơ bản đầy đủ, đồng bộ với tư duy mới, phù hợp với thực tiễn và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; cải cách bộ máy chính quyền các cấp, xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động là nền tảng. Coi trọng tính cân đối, hiệu quả trong tất cả các khâu huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Phải coi trọng đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội.
Bốn là, lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển kinh tế. Phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển và sức mạnh của nhân dân. Thực tế qua thời gian phòng, chống đại dịch Covid-19 và khắc phục hậu quả thiên tai, muốn thành công phải khơi dậy được tinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, cùng chung tay hành động, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân, an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân và các giá trị văn hoá dân tộc.
Năm là, xác định giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng và là động lực chủ yếu trong phát triển đất nước để bắt kịp sự phát triển của khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu.
Câu 2. Hai thuộc tính của hàng hóa. Liên hệ hàng hóa sản xuất ở Việt Nam.
Bài 12, trang 211-214.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Có nhiều cách phân loại hàng hóa, như: hàng hóa vật thể, hàng hóa phi vật thể; hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa phục vụ sản xuất…
Ví dụ:
+ Hàng hoá vật thể (hàng hóa hữu hình): bàn ghế, quần áo…
+ Hàng hoá phi vật thể (hàng hóa vô hình): các dịch vụ, ví dụ như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dích vụ vận tải…
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hóa có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển khoa học – công nghệ và lực lượng sản xuất nói chung. Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển tì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú.
Giá trị sử dụng của hàng hoá không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp ra nó mà là cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán.
Giá trị sử dụng của hàng hoá là vật mang giá trị trao đổi.
- Giá trị
Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, là tỉ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc
Để trao đổi với nhau, trước hết hàng hoá phải có giá trị sử dụng khác nhau, đồng thời, có thể trao đổi được với nhau vì giữa chúng tồn tại điểm chung: đều là sản phẩm của lao động, đều được kết tinh bởi lao động.
Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hóa. Chất của giá trị là lao động, lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
- Lao động cụ thể:
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Những đặc điểm riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau. Ví dụ: lao động của nguời thợ xây và lao động của người trồng lúa là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Loa động của người thợ xây thì xây nên ngôi nhà để ở, còn lao động của người trồng lúa thì tao ra thóc để ăn. Như vậy, lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
Khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất càng phát triển, càng có nhiều hình thức cụ thể của lao động, do đó chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng. Năng suất lao động càng tăng, trình độ khoa học, công nghệ càng hiệm đại thì số lượng hàng hoá sản xuất ra càng nhiều với chất lượng ngày càng tốt hơn.
- Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó và quy về một thể chung đồng nhất, đó chính là sự tiêu phí sức lao động nói chung (cả thể lực và trí lực) của người sản xuất hàng hoá.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.
Hai tính chất của HH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng thống nhất và mâu thuẫn với nhau.
Vừa thống nhất: Hai thuộc tính này cùng tồn tại trong một hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng (nghĩa là có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người, xã hội) nhưng không có giá trị (nghĩa là không do lao động tạo ra, không có sự kết tinh của lao động) như không khí thì thiên nhiên sẽ không tồn tại một hàng hóa. Ngược lại, một vật có giá trị (tức là lao động được kết tinh) nhưng không có giá trị sử dụng (tức là không thể thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào của con người, xã hội) thì không trở thành hàng hóa.
Vừa đối lập: Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa có chất lượng khác nhau (quần áo, sắt thép, gạo, v.v.). Nhưng ngược lại, về mặt giá trị, hàng hóa đều giống nhau về chất, tất cả “chỉ sự kết tinh đồng nhất của lao động”, tức là mọi sự kết tinh của lao động, hay lao động vật chất hóa (quần áo, sắt thép, gạo… đều do lao động tạo ra), kết tinh trong đó. Thứ hai, quá trình hiện thực hóa giá trị và giá trị sử dụng là khác nhau cả về không gian và thời gian.
Giá trị được lấy trong phạm vi lưu thông và trước khi thực hiện.
Giá trị sử dụng được hiện thực hóa muộn hơn trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm đến giá trị nhưng muốn đạt được mục tiêu giá trị thì phải chú ý đến giá trị sử dụng, trong khi người tiêu dùng lại quan tâm đến giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng thì phải trả cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện thì giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thị trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Như vậy, hàng hóa là loại hàng hóa phổ biến trên thị trường hiện nay nên việc nắm rõ tính chất, bản chất cơ bản của hàng hóa là nội dung quan trọng, quyết định tính hiệu quả của quá trình trao đổi nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Liên hệ hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng
Sau giải phóng, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp, hàng hóa sản xuất vừa ít về số lượng, vừa kém về chất lượng, mẫu mã ít. Sau năm 1986 đến nay, kinh tế nước ta chuyển đổi thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hàng hóa sản xuất được cải thiện về nhiều mặt:
Số lượng: Đáp ứng được nhu cần trong nước và có hàng hóa dư để xuất khẩu
Chất lượng: ngày càng tốt hơn
Mẫu mã, tính năng: ngày càng bắt mắt, đa dạng…
Hao phí lao động: ngày càng giảm.
Tuy nhiên, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam chưa cạnh tranh nổi với hàng hóa nước ngoài vì các nguyên nhân sau:
Nước ta đã đầu tư vào khoa học công nghệ và nâng cao tay nghề cho người lao động. Song khoa học công nghệ ở nước ta vẫn còn lạc hậu, chưa bắt kịp trình độ thế giới, trình độ tay nghề người lao động còn kém.
Nhà nước chưa có các chính sách phù hợp để bảo hộ và thúc đẩy phát triển cho người sản xuất trong nước. VD như lĩnh vực nông nghiệp, NN chưa có chính sách đầu vào đầu ra cho người nông dân, dẫn đến vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, mất mùa được giá.
Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít những hạn chế kam2 cho sức cạnh trnh của hàng hóa Việt Nam còn chưa con trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ưu điểm:
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ. Giá nhân công ở nước ta rẻ, làm cho giá thành hàng hóa sản xuất tại Việt Nam rẻ hơn hàng hóa sản xuất ở các nước khác.
Nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa rẻ, dồi dào nhất là nguyên liệu cho các ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng,…). Như vậy, nếu biết tận dụng sẽ tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu. Giảm chi phí sản xuất sẽ làm giảm giá cả của hàng hóa, từ đó làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
Nhược điểm:
Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thập, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp đều phải tự đào tạo nghề cho công nhân. Công nhân không lành nghề dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều trong cùng một đơn vị thời gian.
Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới, 80-90% công nghiệp nước ta đang sử dụng là công nghệ nhập khẩu, 50% máy móc, dây chuyền nhập khẩu là đồ tân trang.Sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định.
Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, điều đó làm giảm đi chất lượng của sản phẩm.
Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta thì vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu như dệt may, giày da, thực phẩm,… Nhiều sản phẩm có giá thành không ổn định là do phụ thuộc vào tính bấp bênh của nguồn nguyên liệu.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh bình đẳng trong môi trường tự do hóa thương mại thề giới thì đòi hỏi các nhành sản xuất phải:
Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội.
Phải coi trọng hai thuộc tính của hàng hóa để không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra hàng hóa phong phú đa dạng cả về số lượng và chất lượng để đáo ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để tạo động lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, buộc các nhàn sản xuất phải chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong tổ chức quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩ có chất lượng tốt đẹp hơn, giá cả ổn định, có thể hạ giá thành để giành ưu thế trên thị trường.
- Phải vận dụng hai thuộc tính hàng hóa bằng các quy định về kinh tế, quy định nhà sản xuất sao cho phù hợp trên cơ sở khoa học nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra: Phần đấu để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Câu 3. Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở VN.
Bài 12, trang 221-224
1. Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ở đâu có trao đổi, sản xuất hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, người sản xuất phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh.
Trong trao đổi, thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.
Trong trao đổi hàng hóa với nhau, hai bên được lợi về giá trị sử dụng còn lượng giá trị là bằng nhau.
Hàng hóa được trao đổi trực tiếp với nhau theo một tỷ lệ nào đó có nghĩa là chúng kết tinh một lượng lao động bằng nhau. Khi có tiền xuất hiện để mua bán thì giá cả hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó.
2. Cơ chế biểu hiện của quy luật giá trị
Quy luật giá trị hoạt động được thể hiện ở sự biến đổi lên, xuống của giá cả xoay quanh gía trị dưới tác động của quan hệ cung cầu về hàng hoá trên thị trường. Sự biến đổi giá cả một cách tự phát, tự do là sự phản ánh hoạt động của quy luật giá trị.
Nếu sức mua của đồng tiền không thay đổi, không kể đến điều tiết của Nhà nước và độc quyền thì xảy ra ba trường hợp:
Khi cung = cầu, giá cả = giá trị
Khi cung > cầu, giá cả < giá trị
Khi cung < cầu, giá cả > giá trị
Sự thay đổi của giá cả xoay quanh trục giá trị làm nên “vẻ đẹp sinh động của thị trường”, tạo sự hấp dẫn cho sản xuất và tiêu dùng.
Xét tổng thể, tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị.
Chức năng, tác dụng của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Quy luật giá trị tự động điều tiết sản xuất thể hiện ở chỗ thu hút vốn (tư liệu sản xuất và sức lao động) vào các ngành sản xuất khác nhau ( theo sự biến động cung, cầu, giá cả) tạo nên cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ, thu hút hàng hoá tự nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Do đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
- Khuyến khích tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất lao động
Người sản xuất có lãi hay không là do giải được bài toán hao phí lao động xã hội. Muốn vậy, những người sản xuất hàng hoá phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiế kiệm, tăng năng suất lao động, hạ ci phí sản xuất. Quá trình này diễn ra liên tục sẽ thúc đẩy cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
- Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu – nghèo
Những chủ thể sản xuất hàng hoá có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì có thể thắng thế trong cạnh tranh, họ sẽ giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh trở thành chủ thể giàu có hơn, và có thể sử dụng được nhiều hơn lao động làm thuê.
Ngược lại, những chủ thể dản xuất hàng hoá có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phái lao động xã hội cần thiết, sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản.
Các tác động nhiều mặt của quy luật giá trị đã làm cho sản xuất hàng hoá thực sự là khởi điểm ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Cho ví dụ: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: Nông nghiệp- người nông dân chuyển đất lúa thành đất nuôi tôm: Tư liệu sản xuất và sức lao động di chuyển, lúa giảm, tôm tăng 🡪 điều tiết sx. Di chuyển lúa tôm đến TP. HCM. 🡪 điều tiết lưu thông. Sử dụng máy móc thiết bị khi nuôi tôm 🡪 nâng cao năng suất lao động, người thành công mở rộng sx, người thất bại, thu hẹp sản xuất, phá sản 🡪 biểu hiện tác động 3
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực một cách tự phát, khách quan.
Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị, nên không khai thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủng hoảng.
Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị tao nên cạnh tranh, phát triển kinh tế,… Bên cạnh đó, mặt trái nảy sinh như: phân hoá giàu nghèo, buôn gian bán lận,…
Vì vậy, Nhà nước điều tiết bằng pháp luật, chính sách đầu tư, đào tạo nhân lực,…để đảm bảo tình định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Ý nghĩa phương pháp luận
Khẳng định nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hóa; trong khi đó quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Như vậy, quy luật giá trị có tồn tại trong nền kinh tế thị trường VN.
Tác động vào nền KTTT định hướng XHCN: Vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực.
Tác động tích cực:
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể tham gia trên thị trương luôn cạnh tranh với nhau và sự cạnh tranh đó là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, động lực vươn lên làm giàu, bởi nó đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh; hợp lý hóa quá trình sản xuất; tìm kiếm, khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào; kích thích việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại dể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và giảm giá thành sản phẩm. Mặt khác, với chơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự chủ sàn xuất, kinh doanh đã cung cấp cho thị trường một khối lượng hàng hóa phù hợp, đa dạng về mẫu mã, chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Cơ chế thị trường cũng tạo ra sự tự điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển nhu cầu cảu thị trường và khai thác được lợi thế so sánh. Đó cũng là một trong những cơ sở để thực hiện phân công lao động xã hội.
Tác động tiêu cực:
Với động cơ chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà cac chủ thể kinh tế có thể dùng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường như: gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giảm hàng nhái, … làm phương hại các đối thủ cạnh tranh, đến người tiêu dùng. Đồng thời, động cơ chạy theo lợi nhuận dễ dẫn đến việc khai thái cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây tổn hại đến môi trường.
Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dưới tác động của quy luật giá trị sẽ có sự phân hóa các chủ thể kinh tế trong xã hội thành người giàu, người nghèo và sự phân hóa giàu-nghèo cũng có thể làm suy thoái đạo đức, lối sống; trật tự xã hội bị đe dọa.
Từ đó cho thấy cần phải có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường, đảm bảo cho kinh tế thị trường phát triển ổng định:
Một là, định hướng, tạo môi trường, kiểm soát và điều tiết sự phát triển của nền kinh tế.
Hai là, phân bổ lại các nguồn lực và phân phối lại thu nhập.
Ba là, chủ trì giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Câu 4. Mâu thuẫn công thức chung và hàng hóa sức lao động?
Bài 13, trang 226-228
Công thức chung của tư bản
- Tiền là sản phẩm của lưu thông hàng hóa, đồng thời là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.
Công thức lưu thông hàng hóa giản đơn : H - T - H
Công thức chung của tư bản là : T - H - T'.
Điểm giống nhau của hai công thức lưu thông nói trên là đều cấu thành bởi hai yếu tố hàng và tiền; đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán; đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
Điểm khác nhau giữa hai công thức đó là: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H - T) và kết thúc bằng hành vi mua (T - H); điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian, mục đích là giá trị sử dụng. Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T - H) và kết thúc bằng hành vi bán (H - T’); tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian...Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức T-H-T’, trong đó T’ = T + ∆T; ∆T là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu bằng m.
Còn số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Công thức trên được gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản, dù là tư bản công nghiệp, thương nghiệp, cho vay,… đều vận động theo công thức này.
Khi vận động với tư cách là tư bản thì tiền được ứng ra ban đầu để mua hàng hóa, sau đó bán hàng hóa đó đi để thu lại một lượng tiền lớn hơn.
- Theo công thức vận động của tư bản (T - H - T') ta thấy hình như trong lưu thông tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, điều đó mâu thuẫn với nguyên lý chỉ có lao động sản xuất mới tạo ra giá trị hàng hóa, còn lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị và làm tăng thêm giá trị. Nhưng nếu nằm ngoài lưu thông thì tiền cũng không tăng thêm giá trị.
Vậy, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông".
Để giải đáp mâu thuẫn này phải tồn tại trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt là khi tiêu dùng nó sẽ đem lại giá trị thặng dư. Đó là hàng hóa - sức lao động.
Hàng hóa sức lao động
- Sức lao động: là toàn bộ những năng lực bao gồm thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người, được sử dụng trong quá trình lao động.
Thể lực: là năng lực về thể chất, là khả năng lao động của con người về mặt cơ bắp
Trí lực: là năng lực về tinh thần, là khả năng lao động của con người về mặt trí tuệ.
- Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
- Điều kiện 1: người lao động được tự do về thân thể, tự do chi phối sức lao động của mình, có quyền bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định.
Trong điều kiện này cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, sở hữu sức lao động của mình để có thể đem bán sức lao động với tư cách là một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động chỉ bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định.
- Điều kiện 2: người lao động buộc phải bán sức lao động của mình khi không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết để tự tổ chức sản xuất.
+ Người lao động mất hết tư liệu sản xuất chủ yếu buộc phải bán sức lao động để tồn tại;
+ Người lao động có tư liệu sản xuất nhưng không có khả năng tổ chức sản xuất hoặc có khả năng nhưng kém hiệu quả.
Kết luận: Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đồng thời hai điều kiện nói trên
Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
- Giá trị hàng hóa sức lao động
+ Giá trị hàng hóa sức lao động là hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động (được đo gián tiếp thông qua những tư liệu tiêu dùng để tạo ra và tái tạo ra sức lao động).
+ Giá trị của hàng hoá sức lao động là giá trị những tư liệu tiêu dùng để tạo ra và tái tạo ra sức lao động, bao gồm: Giá trị tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động; Giá trị tư liệu tiêu dùng cho gia đình người lao động; Chi phí để đào tạo người lao động.
+ Giá trị hàng hoá sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử xã hội
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: là công dụng của hàng hoá sức lao động để thỏa mãn nhu cầu của người mua.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người mua để sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động để sản xuất ra hàng hóa.
+ Tính chất đặc biệt của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: hàng hóa sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị, trong quá trình sử dụng, nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đây chính là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư – cơ sở tạo nên sự giàu có của giai cấp tư sản.
Ý nghĩa phương pháp luận
Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị tường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hóa (khi có các đủ điều kiện để trở thành hàng hóa) cho nê việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta.
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt dể hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động VN đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mau thuẫn. trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ trung cao cấp lại thiết hụt lao động trầm trọng. Chính vì vậy, cần phải:
Thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy các vùng kinh tế để tạo việc làm cho người lao động.
Đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao tay nghề cho người lao động.
Coi trong công tác hướng nghiệp.
Phân bổ dân cư hợp lý để tránh những nơi thiếu lao động, nơi thì thừa lao động,
Xây dựng quỹ đào tạo chung cho doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế nhằm đào tạo lại nghề cho công nhân bị thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Có các biện pháp hỗ trợ vốn, thế cho các doanh nghiệp đưa công nhân ra nước ngoài đào tạo.
Chú trọng công tác xuất khẩu lao động, nâng cáo chất lượng nghề của lao động, tạo tín hiệu cho cung và cầu giữa thị trường trong và ngoài nước.
Câu 5. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, so sánh, ý nghĩa của việc nghiên cứu?
Bài 13, trang 232-236.
Giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới, dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản.
Ngày lao động của công nhân làm thuê:
Ngày lao động: là thời gian lao động trong ngày, bao gồm: thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
- Thời gian lao động cần thiết (t): là khoảng thời gian mà người lao động tạo ra được 1 lượng giá trị ngang bằng với giá trị hàng hóa sức lao động.
- Thời gian lao động thặng dư (t’): là khoảng thời gian mà người lao động tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Khái niệm: giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không đổi.
Phương pháp này thường được sử dụng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp.
Ví dụ : Ngày lao động là 8 giờ, gồm thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Bây giờ kéo dài ngày lao động thành 10 giờ, thời gian lao động tất yếu không đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng từ 4 giờ lên 6 giờ.
Trong ví dụ trên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên :
m’ = = 100% lên m’ = = 150%.
- Con đường, biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: 2 biện pháp
+ Biện pháp 1, kéo dài ngày lao động:
Tuy nhiên, việc kéo dài ngày lao động của nhà TB đối với công nhân gặp phải những giới hạn sau:
Thứ nhất: ngày lao động bị giới hạn bởi ngày tự nhiên (24 giờ).
Thứ hai: việc kéo dài đó không thể vượt quá giới hạn tâm sinh lý của công nhân.
Thứ ba: việc kéo dài thời gian lao động gặp phải sự phản kháng, đình công, bãi công của giai cấp công nhân.
+ Biện pháp 2, tăng cường độ lao động:
Việc tăng cường độ lao động cũng gặp phải giới hạn, vì sức lực của mỗi công nhân là có hạn.
- Đánh giá: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp bóc lột tàn bạo, nặng nề đối với công nhân lao động làm thuê.
2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, trong khi ngày lao động có thể không đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản, khi mà khoa học công nghệ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhất định.
Ví dụ : Ngày lao động 8 giờ trong đó 4 giờ lao động tất yếu, 4 giờ lao động thặng dư. Nếu giảm giá trị sức lao động xuống còn 2 giờ, thời gian lao động thặng dư tăng lên 6 giờ. Do đó tỷ suất giá trị thặng dư từ 100% tăng lên 300%.
Biện pháp: để có được giá thị thặng dư tương đối, các nhà tư bản phải giảm giá trị sức lao động xuống. Để giảm giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt, để giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt thì phải tăng năng suất các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt hoặc các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt (để tạo ra nguyên, nhiên, vật liệu rẻ hơn; máy móc, trang thiết bị hiện đại hơn).
Giá trị thặng dư tương đối thu được khi năng suất lao động xã hội tăng lên, và do đó, giá trị sức lao động giảm xuống, thời gian lao động tất yếu sẽ giảm theo.
- Đánh giá: đây là phương pháp bóc lột tinh vi, xảo quyệt đối với công nhân lao động làm thuê.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối dựa trên những nhân tố không bị giới hạn:
Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ
Sự nâng cao về trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động
Sự nâng cao về trình độ tổ chức, quản lý của nhà tư bản
Giá trị thặng dư siêu ngạch
- Khái niệm: giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
- Đặc điểm:
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch phản ánh hai mối quan hệ: quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản với công nhân làm thuê và quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản
+ Đây là hiện tượng tồn tại tạm thời đối với từng nhà tư bản nhưng là hiện tượng tồn tại thường xuyên trong xã hội tư bản
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
- Trong thực tiễn lịch sử,để thu được giá trị thặng dư tương đối, giai cấp tư sản đã thực hiện ba cuộc cách mạng nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động:
+ Thứ nhất, cách mạng về tổ chức quản lý lao động thông qua hiệp tác lao động giản đơn tư bản chủ nghĩa.
+ Thứ hai, cách mạng về sức lao động thông qua phân công trong công trường thủ công.
+ Thứ ba, cách mạng về công cụ lao động thông qua cách mạng công nghiệp.
Ý nghĩa lý luận
Sản xuất giá trị thặng dư là quy uật của CNTB.
Giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại, phát triển của CNTB, không ngừng phản ánh mục đích mà cả phương pháp, thủ đoạn và phương tiện để đạt được mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mục đích trực tiếp của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng và cũng không phải vì sản xuất ra giá trị nói chung, mà là sản xuất ra giá trị thặng dư. Đối với tất cả các nhà TB, giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.
Phương pháp và thủ đoạn bóc lột công nhân làm thuê để có giá trị thặng dư ngày càng lớn là kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động. Phương tiện dể đạt được mục đích trên là ứng dụng kỹ thuật, công nghiệp hiện đại trên cơ sở hình thành và phát triển nền đại công nghiệp cơ khí. Do vậy, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Quy luật giá trị thặng dư tắc động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội tư bản. nó quyết định toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của CNTB và sự thay thế CNTB bằng một xã hội mới cao hơn. Nó là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy phát triển kỹ thuật, công nghệ, phân công lao động, xã hội hóa sản xuất; nó lôi cuốn mọi hoạt động sản xuất và thu hút toàn bộ lao động xã hội vào phục vụ lợi ích của GCTS.
Song, do tác động của quy luật giá trị thặng dư nên sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa diễn ra dưới hình thức mâu thuẫn đối kháng. Sự tác động của quy luật này làm cho mâu thuẫn cơ bản – mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của nền sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nân tư bản chủ nghĩa – và nói chung, toàn bộ mâu thuẫn của CNTB ngày càng sâu sắc, tạo cơ sở kinh tế, xã hôi quyết định địa vị lịch sử của CNTB.
Liên hệ ở Việt Nam
Việt Nam đã áp dụng một cách sáng tạo cả hai phương pháp.
Phương pháp 1: Tăng ca cho người lao động, nhưng không khuyến khích, Luật lao động quy định không được tăng ca quá 200 giờ/năm, và được hưởng thu nhập tăng thêm cho việc tăng ca.
Phương pháp 2: VN áp dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của CNTB. Nội dung của là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân lao động làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của CNTB. Nó là động lực vận động và phát triển của CNTB đồng thời nó cũng làm cho mâu thuẫn của CNTB ngày càng sâu sắc, đưa đến thay thế tất yếu CNTB bằng xã hội mới cao hơn.
Ở Việt Nam, đảy mạnh xã hội hóa sản xuất theo định hướng XHCN từ một nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn để sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư, cần phải:
Làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Khuyến khích và tạo điều kiện dể các thành phần kinh tế khai thác tối đa các nguồn lực: vốn, sức lao động, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm tiên tiến, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; thừa nhận thuê mướn lao động nhưng không để nó trở thành quan hệ thống trị.
Giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng CS VN, tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mơ của Nhà nước; phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo tránh sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập, không dể chênh lệch quá lớn về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Câu 6. Quy luật chung của lích lũy tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Bài 13, trang 236-239
Tích lũy tư bản chủ nghĩa
TLTB là quá trình biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất.
Bản chất của tích lũy tư bản được thể hiện thông qua quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng.
Nội dung của tái sản xuất:
+ Tái sản xuất ra của cải vật chất.
+ Tái sản xuất ra sức lao động.
+ Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất.
Tái sản xuất được chia thành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn TBCN là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô tư bản như cũ, nhà tư bản tiêu dùng hết giá trị thặng dư.
Ví dụ: Một nhà TB có: K = 100 triệu USD (80 dùng để mua TLSX, 20 dùng để mua SLĐ); m’ = 100%
Năm thứ nhất: 80c + 20v + 20m → Nhà TB tiêu dùng 20m
100
Năm thứ hai: (theo tỷ lệ như cũ), quy mô sx không thay đổi
80c + 20v + 20m
K’= K =100
→ Nhà tư bản tiếp tục tiêu dùng hết 20m.
Kết luận của Mác khi nghiên cứu tái sản xuất giản đơn TBCN:
+ Nguồn gốc của tư bản khả biến hay tiền công từ quá trình lao động của công nhân làm thuê;
+ Nguồn gốc của toàn bộ tư bản ứng trước cũng từ lao động của công nhân làm thuê;
+ Địa vị phụ thuộc của công nhân làm thuê đối với nhà tư bản.
Tái sản xuất mở rộng TBCN là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô tư bản lớn hơn trước, nhà tư bản không tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất.
Ví dụ: Một nhà TB có: K = 100 triệu USD (80 dùng để mua TLSX, 20 dùng để mua SLĐ); m’ = 100%
Năm thứ nhất: 80c + 20v + 20m
100
Trong 20m, nhà TB tiêu dùng 10m và tích lũy 10m để mở rộng sản xuất
Năm thứ hai: (theo tỷ lệ như cũ, với 10 tr. đô tư bản phụ thêm, nhà tư bản sẽ chia thành 8c và 2v)
88c + 22v + 22m
K’= K+10
Trong 22m, nhà tư bản tiếp tục tiêu dùng 11m và tích lũy 11m.
Kết luận của Mác khi nghiên cứu tái sản xuất mở rộng TBCN:
+ Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư
+ Sự chuyển hoá của quy luật sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá thành các quy luật chiếm hữu tư bản chủ nghĩa.
Những nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản
Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được và tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản.
Các yếu tố quyết định quy mô tích lũy tư bản:
- Nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư;
- Nâng cao sức sản xuất của lao động;
- Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng;
- Đại lượng tư bản ứng trước (c + v).
Các quy luật phổ biến của tích lũy tư bản
Quá trình tích lũy tư bản dẫn đến một loạt các hậu quả, thể hiện các quy luật phổ biến của tích lũy tư bản, bao gồm:
1. Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng
- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó.
- Cấu tạo giá trị của tư bản: là tỷ lệ về số lượng giá trị giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến (hay giữa giá trị tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất (c/v).
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản:
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ảnh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật. Ký hiệu là c/v.
+ Trong quá trình tích lũy, cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) ngày một tăng.
c/v tăng do: + c tăng nhanh, v tăng chậm
+ c tăng, v không đổi
+ c tăng, v giảm
+ Cấu tạo hữu cơ tư bản tăng, hay là trong quá trình tích lũy tư bản (c) luôn tăng tuyệt đối và (v) giảm tương đối. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn của nạn thất nghiệp trong xã hội tư bản.
2. Tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng
- Tích tụ tư bản: là quá trình làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.
- Tập trung tư bản: là quá trình làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất các tư bản sẵn có lại với nhau.
- Tích tụ và tập trung tư bản tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau và luôn thúc đẩy nhau phát triển.
Tích lũy tư bản làm cho quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng nhanh, đến lượt nó, tích tụ và tập trung tư bản tăng nhanh lại khiến cho quy mô tích lũy không ngừng được mở rộng.
3. Tích lũy tư bản dẫn tới quá trình bần cùng hóa giai cấp công nhân
- Tích lũy tư bản đồng nghĩa với tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản và tích lũy sự nghèo khổ về phía giai cấp công nhân, nói cách khác, tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hoá của giai cấp công nhân.
- Bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối:
+ Bần cùng hóa tương đối: là sự giảm sút tỷ trọng thu nhập của giai cấp công nhân so với thu nhập của các nhà tư bản (nói cách khác là sự chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân).
+ Bần cùng hóa tuyệt đối: là sự giảm sút mức sống của công nhân xuống dưới mức sống tối thiểu của xã hội.
- Tích lũy tư bản càng diễn ra mạnh mẽ thì mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc.
Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu tích lũy tư bản cho thấy rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Việc phân tích quá trình tích lũy tư bản cho thấy quá trình lao động của người CN tạo ra tiền lương, giá trị thặng dư. Nguồn gốc của tích lũy là giá trị thặng dư (mà giá trị thặng dư là lao động không công của người LĐ bị GCTS chiếm đoạt) và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mac nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành những phương tiện để bóc lột chính người công nhân.
Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền sản xuất TBCN dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của CN mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.
Bản chất bóc lột của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sở dĩ CNTB có thể tồn tại và phát triển được là dựa trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê.
Như vậy toàn bộ của cải giai cấp tư sản là do lao động của công nhân tạo ra và giai cấp công nhân có quyền chiếm hữu tất cả tài sản do mình làm ra.
Xu hướng là CNTB tất yếu sẽ được thay thế bằng phương thức sản xuất mới cao hơn.
Ý nghĩa thực tiễn
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay để tạo nguồn vốn cho nền kinh tế chúng ta phải tích lũy nền kinh tế quốc gia từ nội lực của nền kinh tế và kêu gọi mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư mở rộng sản xuất để phát triển kinh tế tăng khả năng tích lũy, nâng cao lực cạnh tranh, đẩy mạnh ứng dụng KHKT, tão điều kiện thúc đẩy KTXH phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.
Tích lũy nên kinh tế làm cho nền kính tế nước ta tích lũy được nguồn vốn phát triển kinh tế và xây dựng CNXH. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần phải năng động sáng tạo tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra hàng hóa có chất lượng tốt, năng suất lao động cao, nâng cao sức cạnh tranh cả hàng hóa trên thị trường. Đồng thời cần mở rộng hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thu hàng hóa. Đào tạo đội ngũ công nhân, lao động có tay nghề, thúc đẩy sản xuất.
Ở nước ta hiện nay, tích lũy, tích tụ và tập trung nền kinh tế đó là sự hợp tác, đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, việc cổ phần hóa các công ty làm cho qui mô của các ngành kinh tế lớn hơn, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, chống ;ại sự thôn tín của các nước phát triển trên thế giới.
Bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực: Việc tíchlũy nền kinh tế không đúng mục đích làm cho xã hội VN có sự phân hóa giàu nghèo, tạo nên sự mất bình đẳng xã hội ngàng càng lớn, tăng nguy cơ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội tăng.
Câu 7. Lợi nhuận và lợi nhuận bình quân trong chủ nghĩa tư bản.
Bài 13, tr 241-242.
Lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hoá với chi phí tư bản.
Nói cách khác, sau khi bán hàng hoá và bù đắp đầy đủ chi phí tư bản, nhà tư bản thu được một phần lời ngang bằng giá trị thặng dư gọi là lợi nhuận.
Ký hiệu của lợi nhuận là p.
Công thức: p = w – k
p = (c + v + m) – (c + v)
p = m
+ Lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư, giá trị thặng dư là nội dung bên trong còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư ra bên ngoài. Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thì công thức giá trị của hàng hoá w = c + v + m chuyển hoá thành w = k + p.
+ Lợi nhuận được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Lợi nhuận đã che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa, xóa nhòa ranh giới giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến, xóa nhòa nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
+ Vai trò của “lợi nhuận”: nếu giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại và làm giàu của các nhà tư bản, thì lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất – kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
- Tỷ suất lợi nhuận: Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận so với toàn bộ tư bản ứng trước (ký hiệu: p’). Tỷ suất lợi nhuận thường được tính theo năm, ta có tỷ suất lợi nhuận hàng năm.
Công thức với p = m thì
+ Tỷ suất lợi nhuận khác tỷ suất giá trị thặng dư cả về và lượng chất:
Về lượng, tỷ suất lợi nhuận (p’ = m/k) luôn khác tỷ suất giá trị thặng dự (m’ = m/v).
Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư thể hiện trình độ bóc lột/khai thác công nhân, còn tỷ suất lợi nhuận thể hiện mức sinh lợi của tư bản hay hiệu quả kinh doanh của nhà tư bản. Chính vì vậy, các nhà tư bản luôn tìm mọi cách để tăng tỷ suất lợi nhuận.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến (p’)
1. Tỷ suất giá trị thặng dư;
2. Tốc độ chu chuyển của tư bản;
3. Tiết kiệm tư bản bất biến;
4. Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v).
4.1.2. Lợi nhuận bình quân
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh cùng một loại hàng hoá, nhằm giành giật những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất. Cạnh tranh nội bộ ngành dẫn tới sự hình thành giá trị xã hội của hàng hóa.
Giá trị xã hội một mặt phải được coi là giá trị trung bình của những hàng hoá sản xuất trong 1 khu vực sản xuất nào đó; mặt khác, giá trị xã hội phải được coi là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình và chiếm tỷ trọng lớn của khu vực đó.
- Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh ở các ngành khác nhau nhằm tìm kiếm nơi đầu tư kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Kết quả, hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
- Lợi nhuận bình quân
Do cấu tạo hữu cơ và tốc độ chu chuyển tư bản giữa các ngành khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận cũng khác nhau, vì thế tư bản có xu hướng di chuyển từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Tình trạng trên chỉ tạm thời dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận của các ngành tương đối bằng nhau. Lợi nhuận thu được trong điều kiện đó gọi là lợi nhuận bình quân.
Ví dụ: Giả định một xã hội tư bản chỉ với 3 ngành: cơ khí, dệt và da. Do tính chất và điều kiện sản xuất khác nhau nên cấu tạo hữu cơ của tư bản mỗi ngành khác nhau, cơ khí là 4/1, dệt là 7/3 và da là 3/2. Với một lượng tư bản ứng trước như nhau, là 100 đơn vị tiền tệ, cùng tỷ suất giá trị thặng dư bằng nhau là 100%. Điều đó đã dẫn tới sự di chuyển của tư bản và góp phần hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân như sau:
Ngành SẢN XUẤT Chi phí TB M
(m’:100%) P’ P’BQ
Cơ khí 80c+20v 20m 20% 30%
Dệt 70c+30v 30m 30% 30%
Da 60c+40v 40m 40% 30%
+ Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau, của những lượng tư bản như nhau, được đầu tư vào các ngành khác nhau (ký hiệu: PBQ ).
+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình quân gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận, như sau:
P’BQ = ∑ P
∑ (C + V)
+ Lợi nhuận bình quân một lần nữa che dấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản (nó làm người ta hiểu rằng tư bản tạo ra lợi nhuận: k p).
+ Lợi nhuận bình quân vừa phản ánh mâu thuẫn giữa các nhà tư bản vừa phản ảnh sự thoả hiệp cùng bóc lột giai cấp công nhân của họ.
Tóm lại:
Trong nền KTT tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành căn cứ cho các nhà tư bản lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh, do đó, nó lá quy luật điều tiết chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự hình thành và hoạt động của lợi nhuận bình quân thể hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành thống trị trong đời sống kih tế, đã làm cho quy luật giá trị - quy luật kinh tế can7 bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa phải hoạt động dưới hình thái chuyển hóa là quy luật giá cả sản xuất. Điều đó chứng tỏ, nền kinh tế của CNTB hình thành từ kinh tế hàng hóa phát triển trên cơ sở các quy luật của kinh tế hàng hóa, làm cho kinh tế hàng hóa phát triển thành phổ biến, thành kinh tế thị trường. Đồng thời, điều đó cũng chứng tỏ rằng, chủ nghĩa tư bản đã tìm ra và biết cách vận dụng các quy luật của nền kinh tế thị trường phục vụ lợi ích của các nhà tư bản.
Câu 8. Nguyên nhân hình thành độc quyền trong CNTB. Những biểu hiện mới của độc quyền trong CNTB ngày nay.
Nguyên nhân hình thành độc quyền trong CNTB (Bài 14, trang 260-263)
Độc quyền trong chủ nghĩa tư bản là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn, có khả năng khống chế việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Nguyên nhân hình thành độc quyền trong chủ nghĩa tư bản:
Thứ nhất, tác động của các quy luật kinh tế trong chủ nghĩa tư bản không những tạo điều kiện hình thành mà còn đẩy nhanh sự phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn. Kết quả là từ cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện rõ nét những cơ sở vật chất để hình thành các doanh nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã tạo cơ sở hình thành các ngành sản xuất mới, mà để phát triển thì ngay từ đầu đã phải được tổ chức sản xuất trên quy mô lớn như ngành đường sắt, luyện kim, chế tạo máy móc, v.v.. Nhờ đó, mô hình doanh nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa đã có thêm lĩnh vực để hình thành và phát triển.
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ tín dụng, đặc biệt dưới hình thái tín dụng ngân hàng, đẩy nhanh quá trình tách bạch quyền quản lý kinh doanh từ quyền sở hữu đối với các nguồn lực kinh tế, nhất là đối với các nguồn vốn, đất đai, tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nhanh các hình thức tập trung tư bản, thúc đẩy quá trình hình thành mô hình doanh nghiệp hiện đại quy mô lớn dưới hình thái công ty cổ phần, thể hiện sự gia tăng mức độ tập trung sản xuất với quy mô ngày càng lớn.
Thứ tư, các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là từ khủng hoảng kinh tế năm 1873 đã kiểm nghiệm tính vững chắc của các doanh nghiệp lớn, khẳng định rằng chúng sẽ trở thành chủ thể chi phối những quan hệ kinh tế và chính trị chủ yếu trong xã hội tư bản.
Sự hình thành của các doanh nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã dẫn tới hình thành xu thế liên kết giữa chúng, trở thành các tổ chức độc quyền. Sự hình thành và gia tăng sức mạnh của tổ chức độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển đã làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền mà V.I.Lênin gọi là chủ nghĩa đế quốc.
Các đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền:
Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Xuất khẩu tư bản
Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền
Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các đế quốc
Một số biểu hiện mới của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản ngày nay (bài 14, trang 282-288)
Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản
Đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có những biểu hiện mới, đó là sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
- Những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời. Đó là các Concern (Consơn) và các Conglomerate (Công-gơ-lô-mê-rết).
- Ở các nước tư bản phát triển hiện nay, bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn lại xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh của nó.
Ngoài ra, độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện cả ở những nước đang phát triển. Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng bành trướng quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, xu hướng vận động của chúng là trở thành các công ty xuyên quốc gia và liên minh với nhà nước hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đó là biểuhiện mới của độc quyền và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong những điều kiện mới.
Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi và những biểu hiện mới:
- Thích ứng với sự biến đổi đó, phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành, dưới hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu: công - nông -thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng; ... Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn.
- Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự biến đổi: được bổ sung thêm bằng "chế độ uỷ nhiệm".
- Để thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, thực hiện việc điều tiết các Concern và Conglomerate xâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế.
Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Thứ nhất, những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau.
Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển.
Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên.
Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.3.4. Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền
Ngày nay, sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền có những biểu hiện mới do tác động của xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hoá nền kinh tế.
Tư bản độc quyền quốc tế là thế lực đang chi phối quá trình toàn cầu hoá thông qua các tổ chức kinh tế quốc tế và đang ra sức hạn chế sự phát triển của các tổ chức khu vực. Các cuộc chiến tranh thương mại hiện đại đang trở thành những biểu hiện mới của quá trình phân chia thị trường thế giới của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Biểu hiện mới về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tập đoàn độc quyền
Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới:
Vào nửa cuối thế kỷ XX, các cường quốc tư bản vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên giới kinh tế". Sang đầu thế kỷ XXI, những nguy cơ chạy đua vũ trang mới, thực chất là nguy cơ chiến tranh lạnh phục hồi trở lại. Mặt khác, sự phân chia lãnh thổ thế giới lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng bên trong hoặc núp đằng sau, trực tiếp hoặc gián tiếp các cuộc đụng độ đó chính là các cường quốc tư bản.
Ý nghĩa phương pháp luận
Nhận diện đúng bản chất của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh tác động toàn diện và sâu sắc của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có ý nghĩa quan trọng, góp phần bổ sung vào hệ thống nền tảng nhận thức, lý luận của Đảng, đồng thời củng cố sự kiên định về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Mặc dù chủ nghĩa tư bản có vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, song vẫn là chế độ bất công bởi những tiến bộ về kinh tế chủ yếu được sử dụng nhằm phục vụ cho lợi ích giai cấp tư sản, do đó chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì các mâu thuẫn nội tại của nó càng sâu sắc; xu thế xã hội hóa sản xuất không còn khả năng chịu đựng trong vỏ bọc chật hẹp của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa... Vì thế, chủ nghĩa tư bản tất yếu phải được thay thế bằng chế độ kinh tế - xã hội mới.
Nhận thức mới về bản chất và biểu hiện của chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay là căn cứ lý luận khoa học quan trọng để củng cố niềm tin, kiên định việc lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011): Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Nhằm xây dựng “một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người; sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”.
Trên thực tế, không thể phủ nhận chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh, thích ứng, tận dụng được các thành tựu khoa học - công nghệ để tồn tại, tiếp tục phát triển, có những yếu tố mới, đặc điểm mới. Do đó, cần có nghiên cứu đầy đủ, khách quan, toàn diện để làm rõ bản chất, nội hàm, biểu hiện cũng như tác động của những điều chỉnh đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng như xu thế phát triển của nhân loại. Từ đó, góp phần cung cấp cơ sở khoa học, luận cứ cho việc tiếp tục bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới và hiện thực hóa mục tiêu chiến lược và khát vọng dân tộc theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
rong giai đoạn mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hóa đời sống thế giới, mở cửa hội nhập trở thành tất yếu, bên cạnh thời cơ, thuận lợi thì không ít thách thức, nguy cơ cũng xuất hiện. Mặc dù hoà bình, hợp tác, phát triển là xu hướng của thời đại, qua đó, tạo điều kiện để đất nước thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nhưng xu hướng cường quyền, gây sức ép đối với các quốc gia, vẫn luôn hiện hữu. Đó là thách thức, nguy cơ cần có sự nhận thức sâu sắc và tỉnh táo, tránh mơ hồ, mất cảnh giác, để có chủ trương, biện pháp ngăn ngừa, đối phó chủ động, hữu hiệu. Các nước vừa và nhỏ dù muốn hay không cũng phải nắm bắt xu thế trong quan hệ của các nước lớn để hoạch định, điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên cơ sở giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, chiến lược và mềm dẻo, linh hoạt về sách lược để hội nhập hiệu quả trong xu hướng thế giới nhiều đổi thay.
Câu 9. Tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam. (Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN).
Mục 2, bài 15, trang 302-316.
Câu 10. Sự cần thiết phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay.
Bài 16, trang 318.
Câu 11. Vận dụng của Đảng ta từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM về phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu. (Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp: trang 125, 127: Văn kiện tập 2)
Bài 17, Mục 1, trang 341
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin:
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và nhân dân ta. Đó là một quá trình cải biến xã hội lâu dài, khó khăn, phức tạp. Để xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội – một hình thái kinh tế - xã hội mơi tiến bộ hơn đòi hỏi trong thời kỳ quá độ hiện nay chúng ta phải thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế cơ bản. Trong đó, nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất luôn được quan tâm hàng đầu. Đây là vấn đề phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.
Theo Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Khi bàn về LLSX, lý luận chủ nghĩa Mac-lenin chỉ rõ: Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất, kỹ thuật của nền sản xuất cùng con người- với những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức...sử dụng các yếu tố vật chất kỹ thuật đó để sản xuất ra của cải vật chất.
Lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Trong mọi nền sản xuất, con người luôn là yếu tố quyết định. V.I Lênin cho rằng: “ Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là giai cấp công nhân, là người lao động”. Con người với vai trò là yếu tố quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là những con người chung chung, trừu tượng mà là con người của một thời đại kinh tế nhất định. Đó là những con người có tri thức, có kỹ năng, có sức khoẻ, có ý thức lao động cho mình cho cộng đồng và phải được tổ chức chặt chẽ, khoa học.Trong thời đại ngày nay- thời đại cách mạng khoa học và công nghệ; thời đại chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức(tiếp cận từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất), con người vẫn là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; đến tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Là hình thái kinh tế xã hội tiến bộ, cao hơn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội cần có cơ sở vật chất kỹ thuật và người lao động với trình độ có khả năng tạo ra năng suất lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ giành được thắng lợi triệt để khi giai cấp vô sản viết lên lá cờ của chủ nghĩa tư bản dòng chữ “năng suất lao động”
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để phát triển lực lượng sản xuất lên tầm cao mới, trước hết phải kế thừa trình độ mới nhất của lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin chỉ rõ: “Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”.
Đồng thời, “Người cộng sản không được sợ “học” các chuyên gia tư sản, kể cả những thương gia, những nhà tư bản nhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư bản khác... hãy làm tốt hơn các chuyên gia tư sản làm việc bên cạnh mình; hãy biết dùng cách này hay cách khác mà đẩy mạnh nông nghiệp, công nghiệp lên, mà phát triển sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp. Cho nên suy tính về “học phí”, chớ có sợ phải trả đắt, miễn là thu được kết quả tốt".
Sự vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt đối với hoàn cảnh đặc thù nước Nga, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với các dân tộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ trình độ kinh tế lạc hậu.
Quan điểm của Hồ Chí Minh
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Trong xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất mới, Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng tới phát triển các thành tố của lực lượng sản xuất, bao gồm phát triển nhân tố con người; nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, phát triển và khai thác tốt các yếu tố tư liệu sản xuất.
Phát triển công nghiệp trước hết phải nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Theo Hồ Chí Minh, phát triển công nghiệp nặng phải trang bị máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu,... cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ cũng là nhằm chế biến các sa phẩm của nông nghiệp và cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho nông thôn. Tuy nhiên, không thể nóng vội trong thực hiện công nghiệp hóa.
Bên cạnh coi trọng nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất phải hướng tới xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Người công nhân (Anh) và trong Báo cáo Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 18-12-1959, Hồ Chí Minh đã phác thảo mô hình cơ cấu kinh tế của đất nước là: “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa công nghệ nên tiến học và kỹ thuật
Quan điểm của ĐCS Việt Nam về phát triển LLSX trong thời kỳ quá độ (Trang 347)
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm phát triển lực lượng sản xuất từng bước xây dựng cơ sở vất chất cho chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt. Điều này được thể hiện rõ thông qua cương lĩnh chính trị, nghị quyết của Đảng ở các kỳ đại hội.
Sau khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1954), Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960) đã đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, nội dung chủ yếu là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mang vè quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học, kỹ thuật; cách mạng tư tưởng, văn hóa, trong đó cách mạng khoa học, kỹ thuật là then chốt; coi công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ năm 1991 của Đảng xác định chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng có đặc điểm: “Do nhân dân làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; …..” và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đại hội IV của Đảng (12-1976) tiếp nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và cách mạng khoa học, kỹ thuật để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Mặc dù đã thu được những kết quả nhất định, song do nhận thức chưa đầy đủ cùng tư tưởng chủ quan, nóng vội trong thực hiện, nên đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tác động tiêu cực đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó nhận thức rõ hơn tính quy luật của phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đại hội căn cứ vào đặc điểm lịch cụ thể của đất nước trong chặng đường đầu của quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất là xây dựng những tiền đề kinh tế cần thiết cho công nghiệp hóa và “xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo
Xuất phát từ kết quả 10 năm đổi mới, từ những tiên để đã được tạo ra, Đại hội VIII khẳng định: “Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Mục tiêu về phát triển lực lượng sản xuất là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”
Đại hội X đã xác định nhiệm vụ chủ yếu là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Đại hội XI nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất trong nhiệm kỳ mới là phải “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”, trong đó, “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững”
Tại Đại hội lần thứ XII Đảng ta khẳng định: “Phát huy nh tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ vì năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh Như vậy, vấn đề con người và phát huy nhân tố con người ở Đi hội XII được tiếp cận toàn diện và hệ thống hơn. Đảng tiếp ta khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế đất nước: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế...”
Gần nhất, Đại hội XIII của Đảng xác định những mục tiêu thiên nhiên kỷ quan trọng của đất nước, cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất trong nhiệm kỳ mới là phải “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
Như vậy, có thể thấy rằng, phát triển lực lượng sản xuất luôn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội được Đảng ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
(Phần Ngoài sách giáo trình) Liên hệ thực tiễn???
Hiện nay, chúng ta đang có những bước tiến vượt bậc về kinh tế - xã hội. Xong, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thế giới và tác động của cách mạng 4.0, đòi hỏi thời gian tới mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cá nhân phải phát huy vai trò trách nhiệm để tiếp tục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển lực lượng sản xuất, cụ thể như sau:
Trước hết, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất, cải tiến, đổi mới công cụ lao động.
Con người và công cụ lao động là những bộ phận cơ bản của lực lượng sản xuất. phát triển lực lượng sản xuất đồng nghĩa với phát triển người lao động và công cụ lao động. Thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất, vật chất, vật tư trang thiết bị hiện có.
Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng cơ chế quản lý nhất là cơ chế quản lý về con người phù hợp để khuyế khích cán bộ, công chức phát huy hết khả năng tinh thần, trách nhiệm trong công việc. Có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động.
Quá trình lao động cũng phải không ngừng đổi mới công cụ lao động, bởi công cụ lao động quyết định năng suất lao động. Trong thời đại cách mạng 4.0 hiện nay, không thể có năng suất lao động cao nếu như không có công cụ lao động hiện đại. Đó là cánh tay nối dài tri thức, trí tuệ của con người. Giúp cho quá trình lao động sản xuất vật chất của con người được dễ dàng, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội.
Bên cạnh đó phải tiếp tục nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, công nghiệp vào trong quá trình sản xuất, tạo ra năng suất là động cao.
Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới, phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong lao động, sản xuất, trong việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, đơn vị, địa phương. Là cán bộ công chức xã phải sử dụng thành thạo vi tính và ứng dụng các phần mềm vi tính để đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.
Trong công tác Không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công Xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên, công dân gương mẫu. Có ý thức Kỷ luật lao động. Chấp hành nghiêm các quy định của địa phương, cơ quan nơi cư trú, công tác.
Câu 12. Vận dụng của Đảng ta từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leennin, tư tưởng HCM về kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Bài 17, Mục 3, trang 361
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về kinh tế đối ngoại trong TKQĐ lên CNXH
Trên cơ sở nắm vững xu hướng vận động khách quan của quan hệ kinh tế quốc tế trong CNTB hiện đại và đặc thù thực tiễn nước Nga sau CMT10, trong điều kiện CMXH chủ nghĩa thắng lợi ở phạm vi quốc gia-dân tộc, việc xây dựng CNXH buộc phải được thực hiện trong mối quan hệ với các nước TBCN khác. V.I.Lênin nêu rõ:” Trong vòng vây TBCN ta phải lợi dụng lòng tham của TB để tạo ra những điều kiện khiến nước CHXH chủ nghĩa tồn tại được, nó phải gắn liền sự tồn tại của bản thân với quan hệ TBCN, chúng ta phải biết dựa vào những đặc điểm của thế giới TB và lợi dụng lòng tham của TB đối với nguyên liệu để giành lợi thế củng cố địa vị kinh tế của chúng ta”
Trong những năm đầu của xây dựng CNXH ở Nga, các nước TBCN chưa thật sự muốn thiết lập những quan hệ kinh tế nền vững với nước Nga Xô viết. Tuy nhiên, dựa trên yếu tố khách quan, V.I.Lênin đã nhận thức rõ: “Có một sức mạnh lớn hơn nguyện vọng, ý chí và sự quyết tâm của bất cứ chính phủ hay giai cấp thù địch nào, sức mạnh đó là những quan hệ kinh tế chung của toàn thế giới, chúng bắt buộc họ phải tiếp xúc với chúng ta”
Các biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế đối ngoại phục vụ quá độ lên CNXH bao gồm thực hiện độc quyền ngoại thương và chế độ tô nhượng. Nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH vì ”không nắm được độc quyền đó, chúng ta không thể nào “thoát khỏi được” sự chi phối của TB nước ngoài bằng cách nộp “cống vật” cho chúng. Độc quyền ngoại thương giúp ngăn chặn TB nước ngoài mua và mang đi tất cả vật quý của đất nước; giú ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát triển công nghiệp và gia tăng đóng góp cho NSNN. Trong điều kiện khó khăn của TKQĐ lên CNXH, nước lạc hậu trong chiến tranh thì việc mua máy móc chính là để xây dựng nền sx của mình”
V.I.Lênin cho rằng, thực hiện chế độ tô nhượng thông qua liên minh với tổ chức độc quyền của nước tiên tiến có vai trò đặc biệt quan trọng để khôi phục và phát triển công nghiệp nước Nga sau nội chiến, “chúng ta không thể tự lực khôi phục nền kinh tế khủng hoảng nếu không có thiết bị và viện trợ kỹ thuật của nước ngoài. Chỉ đơn giản nhập những thiết bị đó thôi thì k đủ, có thể tô nhượng trên những ng tắc rộng rãi hơn nữa sao cho có thể đảm bảo có được những thiết bị tối tân nhất mà thiết lập được cơ sở cần thiết; nhờ đó ta nhận được thiết bị mà ta cần cho phần còn lại. Bằng cách đó ta có thể đuổi kịp được đôi chút”
Trong điều kiện thời bình, nhiệm vụ chuyển sang thuế lương thực gắn liền chặt chẽ với tô nhượng, thực hiện chế độ tô nhượng góp phần “tạo cho chính quyền của giia cấp vô sản có khả năng tiến hành ở bên dưới việc trao đổi tự do với nông dân..”
Theo V.I.Lênin, để phát huy vai trò của chế độ tô nhượng cần phải có biện pháp nâng cao trách nhiệm của người nhận tô nhượng trong cải thiện đời sống công nhân mà trước hết là trong xí nghiệp tô nhượngđạt tới mức sống trung bình của nước ngoài vì đó là điều kiện quan trọng nâng cao năng suất lao động, đảm bảo người nhận tô nhượng phải tôn trọng pháp luật của nước nhận đầu tư, nghiêm chỉnh tuân theo những quy tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp của nước nhận đầu tư và nước đầu tư”
Quan điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế đối ngoại trong TKQĐ lên CNXH
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ sự cần thiết khách quan của hội nhập quốc tế để phát triển dân tộc :”Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”. Sau khi CMT8 1945 thành công, Chủ Tịch HCM tuyên bố: “Đối với các nước dân chủ, nước VN sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: VN dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà TB, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”
Mở cửa kinh tế đối với VN vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện quan trọng để phát triển và đưa đất nước đi lên, đặc biệt với một nước nghèo, sx chưa phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, nhiều tiềm năng trong nước chưa được phát huy. Vì thế HCM đã khẳng định: “Một khi đã độc lập VN sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn và giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với VN một cách thật thà”
Mặc dù khẳng định vai trò quan trọng của phát triển kinh tế đối ngoại đối với phát triển kinh tế trong quá độ lên CNXH ở VN, giúp thúc đẩy các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân nhưng theo HCM, ngoại lực là quan trọng, nội lực mới có tín quyết định, ví vậy “phương châm của ta hiện nay là: tự lực cánh sinh là chính, việc các nước bạn giúp ta là phụ”
Những quan điểm của CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM về phát triển kinh tế đối ngoại trong TKQĐ lên CNXH là chỉ dẫn có tính phương pháp luận cần được bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn phát triển của VN trong bối cảnh mới của thế giới và đất nước.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong TKQĐ lên CNXH
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng cố gắng vận dụng tư tưởng HCM về kinh tế đối ngoại nhằm từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN và trước hết là thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước-nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Qúa trình đổi mới, đồng thời là quá trình từng bước vận dụng tư tưởng kinh tế của HCM trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Đảng ta thông qua các kỳ Đại hội Đảng.
Mười năm trước đổi mới (1976-1986) là thời gian VN tiến hành công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Bên cạnh những thuận lợi, VN cũng phải đối diện với nhiều thách thức, quan hệ chính trị quốc tế có những thay đổi và tác động mạnh mẽ đến chiến lược đối ngoại, hội nhập của các quốc gia dân tộc trong đó có VN.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích đúng tình hình và xu thế thế giới, đánh giá khách quan tình hình trong nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12.1986) đã đi đến quyết định có ý nghĩa lịch sử là tiến hành đổi mới đất nước toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống mà trước hết là đổi mới về kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, xác định vai trò và vị trí quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại trong nền kinh tế quốc dân. Đại hội chỉ rõ: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghiệp hoá XHCN của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Đại hội chủ trương “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về KHKT. Thông qua hợp tác để nhanh chóng nắm bắt các thành tựu khoa học, kỹ thuật tránh lãng phí do nghiên cứu trùng lắp. Gắn chặt hợp tác khoa học, kỹ thuật với hợp tác kinh tế…”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (06.1991) diễn ra vào thời gian Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu lâm vào khủng hoảng, Đảng ta xác định tiếp tục tạo môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội VII chủ trương “Đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và với các bạn hàng truyền thống, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các mối quan hệ mới”
Năm 1996, sau mười năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề và điều kiện để bước vào giai đoạn CNH-HĐH đất nước. Kiên định chủ trương tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tranh thủ các nguồn lực cho phát triển, tiến hành CNH-HĐH đất nước, Đại hội lần thứ VIII của Đảng (07.1996) đã quyết định đẩy nhanh quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, Nghị quyết HN TW4 Khoá VIII về kinh tế đối ngoại đã nêu nguyên tắc hội nhập quốc tế của VN là “tích cực và chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế”, nhấn mạnh nhiệm vụ “chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về các sản phẩm chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và quốc tế”.
Tại Đại hội IX (2001), Đảng ta khẳng định “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”
Từ thực tế đất nước và những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới về kinh tế đối ngoại, Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) tiếp tục chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất” đồng thời khẳng định “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”
Đại hội XI của Đảng (2011) chủ trương “đưa các quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực và bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế”. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: mục tiêu tối thượng là bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậu và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của VN. Nghị quyết ĐH nêu rõ: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi…kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con ng là quan trọng nhất”
Liên hệ thực tiễn
Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới cho thấy, đường lối mở cửa, hội nhập do ĐH VI của Đảng đề ra đã được các Đại hội tiếp tục bổ sung, phát triển và đã đạt được một số thành tựu nhất định:
Một là, từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới:
˗ Có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên LHQ, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”
˗ Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như LHQ, ASEAN, APEC, ASEM, WTO…
˗ Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng CS và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng.
˗ Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng.
˗ MTTQVN và các tổ chức hữu nghị của nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con ng VN ra thế giới.
Hai là, chúng ta đã tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh CNH-HĐH và phát triển KTXH:
˗ Đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới.
˗ Có quan hệ KT-thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, tổng kim ngạch XNK đến nay đã đạt khoảng 600 tỷ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu của thời kỳ đổi mới,
˗ Đã thu hút được hơn 400 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó đã giải ngân được khoảng 250 tỷ USD…
˗ Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hiện nay, chúng ta đã chủ động đóng góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vắcxin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào việc phòng chống đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển KTXH.
Ba là, đối ngoại đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước:
˗ Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để bảo vệ chủ quyền, giữ vững đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, thúc đẩy phát triển KTXH, đồng thời góp phần vào việc củng cố hoà bình, ổn định trong khu vực.
˗ Đối với những vấn đề phức tạp về biên giới lãnh thổ, chúng ta luôn giương cai ngọn cờ hoà bình, hợp tác, tích cực trao đổi, đàm phán với các nước liên quan kiểm soát bất đồng, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bốn là, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới:
˗ Chúng ta đã tổ chức thành công nhiều HN quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách UV k thường trực HĐ Bảo an LHQ, ChỦ tịch luân phiên ASEAN, Chủ nhà HN cấp cao ASEM, HN thượng đỉnh APEC, diễn đàn Kinh tết thế giới về ASEAN…, đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng giữ gìn hoà bình của LHQ ở Châu Phi.
˗ Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình trên tinh thần bình đẳng, hoà hiếu và nhân văn của nước ta đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhờ đó vị thế và uy tín của VN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Đại hội XIII đã khẳng định, làm cho “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tại HN Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện NQ ĐH đại biểu tao2n quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 14/12/2021, đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại HCM, mang đậm bản sắc dân tộc đó là: mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân; Đoàn kết, nhân ái nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; Biết nhu, biết cương, biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết tiến, biết thoái, “tuỳ cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.
Những thành tựu sau gần 40 năm đổi mới đất nước khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; đó là sự kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con dg đi lên CNXH của nước ta là phù hợp thực tiễn VN và xu thế phát triển của thời đại, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của CMVN, là ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước VN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Câu 13. Lý giải công nghiệp hóa- hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Quan điểm CNH-HĐH ở nước ta
Quan điểm CNH-HĐH ở nước ta trong tình hình hiện nay được thể hiên qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản VN và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011).
CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ lao động thủ công là chính sáng sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Thực chất của CNH-HĐH ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp- những yếu tố cơ bản của LLSX cho XHCN.
Từ những thành tự cũng như sai lầm, thiếu sót trước đây, nhận thức và cách làm CNH ở nước ta đã có sự thay đổi phù hợp với những tình hình mới, cụ thể:
CNH phải gắn liền với hiện đại hóa; có vậy mới rút ngắn được quá trình CNH, nâng cao hiệu quả của quá trình CNH-HĐH ở đất nước ta.
CNH-HĐH theo cơ chế mới – cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
CNH-HĐH theo xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động quốc tế.
Quá trình CNH-HĐH được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH do tính tất yếu khách quan và tác dụng như sau:
Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH:
Mỗi phương thức sản xuất của xã hội chỉ có thể xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng nhất định và chính cơ sở vật chất kỹ thuật này là một trong những nhân tố quan trọng nhất để xác định phương thức sản xuất đó thuộc loại hình xã hội lịch sử nào và thuộc thời đại kinh tế nào. CNH là quá trình tạo dựng nên cơ sở vật chất kỹ thuật đó.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, một mặt là sừ kế thừa những thành quả đạt được trong xã hội TBCN, mặt khác nó được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở nhửng thành tựu của cuộc cách mạng KHKT hiện đại và theo yêu cầu của chế độ mới, đó chính là một nền công nghiệp có công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Các nước đã qua giai đoạn phát triển TBCN bước vào thời kỳ quá độ xây dựng CNXH tiến hành thực hiện quá trình tái công nghiệp hóa nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại theo yêu cầu của chế độ XH mới.
Các nước có nền kinh tế chưa phát triển cao nhất là các nước nông nghiệp lạc hậu, khi tiến lên CNXH, tiến hành CNH-HĐH XHCN để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN là một tất yếu khác quan. Không tiến hành CNH thì không thể xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, không thể thực hiện phân công lao động xã hội, không có CNXH.
Xuất phát từ yê cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.
Một quan niệm cần lưu ý là khi định hướng XHCN trong quá trình CNH-HĐH ở nước tam cần chú ý tới các quan điểm chỉ đạo cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của CNH-HĐH là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đúng định hướng XHCN.
Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với nước ngoài; kết hợp với quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Là sự nghiệp toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cùng với kinh tế hợp tác xả dần thành nền tảng kinh tế quốc dân thống nhất.
Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần, kiệm xây dựng đất nước, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, ưu tiên cho loại công nghệ tốn ít vốn, tạo ra nhiều việc làm tranh thủ đi tắt, đón đầu ở những khâu quyết định.
Lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ trừ những tổ chức có nhiệm vụ chủ yếu phục vụ quốc phòng, an ninh và phúc lợi xã hội.
CNH-HĐH ở nước ta được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng CS VN, sự quản lý và điều hành là của nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tác dụng của CNH-HĐH (Các anh chị xem và bổ sung số liệu mới)
Tận dụng cơ hội của nước sau, vừa thừa hưởng những thành quả về công nghiệp hóa mà nhân loại đã đạt được của các nước đi trước và vừa tiến thẳng vào công nghệ tiên tiến, qua đó rút ngắn đáng kể thời gian trở thành nền kinh tế hiện đại.
Quá trình CNH-HĐH là quá trình làm biến đổi về chất LLSX và là quá trình xã hội hóa nền sản xuất. Tạo ra LLSX mới làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển QHSX mới XHCN. Nhờ đó mà năng suất lao động xã hội tăng lên cao, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân và tích lũy cho nền kinh tế, nhờ đó nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
VD: Ở Việt Nam nhờ CHH tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2001-2010 đạt 7,6%; GDP năm 2013 đạt 176 tỷ USD; GDP/người năm 2013 đạt 1.960 USD.
Quá trình CNH-HĐH là quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội, phân công kinh tế theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, làm cho nền sản xuất xã hội phát triển đồng đều khắp mọi miền – vùng. Từ đó tạo tiền đề xóa bỏ sự bất bình đẳng về kinh tế giữa các đồng bào dân tộc, giữa thành thị và nông thôn.
VD: nhờ CNH-HĐH, cơ cấu kinh tế ngành năm 2013 đạt: Nông nghiệp 18,4%, công nghệ-xây dựng là 38,3%, dịch vụ đạt 43,3%.
Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện trước … giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
CNH-HĐH tạo nên tiền đề vật chất xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, làm cơ sở vững chắc thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế; đảm bảo đường lối chính sách đối ngoại của nước ta, đưa vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
VD: Nhờ CNH-HĐH, tính đến năm 2012, VN quan hệ thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; quan hệ ngoại giao với 180 nước; là thành viên của các tổ chức quốc tế quan trọng như IMF, WB, ADB, UN, ASEAN, ASEM, APEC, WTO.
CNH-HĐH tạo điều kiện cho việc tăng cường, củng cố và hiện đại hóa nền quốc phòng và an ninh nhân dân, đảm bảo ổn định KT-CT-XH của đất nước.
VD: Nhờ CNH-HĐH, hiện nay không quân VN có khoảng 100 máy bay MiG-21; 120 Su-22; 20 Su-30MK2, 6 tàu ngầm Kilo và 2 tàu khu trục của Nga.
Tạo điều kiện xây dựng nền văn hóa XHCN, đậm đà bản sắc dân tộc, có sự tiếp thu tinh hoa của nhân loại; góp phần nân cao trình độ dân trí của người dân.
VD: Nhờ CNH-HĐH, tuổi thọ trung bình đạt 75,2 tuổi (năm 2011) trong khi năm 1960 đạt 40 tuổi; tỷ lệ qua đào tạo năm 2010 đạt 40% (năm 2000 là 16%).
+ Theo thống kê bộ KH-CN năm 2012 cả nước có 24.300 TS và 101.000 ThS.
Quan điểm của đảng ta
Đây là một trong các mục tiêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Chép tóm tắt nội dung trang số 104-110 trong cuốn Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII., tập II.
CNH-HĐH được xem là nhiệm vụ trung tâm vì:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới, sáng tạo; là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thống nhất và bao gồm hai mặt: cải tạo và xây dựng; hai mặt đó có quan hệ chặt chẽ và phải được tiến hành đồng thời, trong đó xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài. Người thường xuyên chỉ rõ: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta phải tiến hành đồng thời việc cải tạo và xây dựng trên tất cả các mặt: chính trị và kinh tế, kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng, vǎn hoá và xã hội. Từ đó, Hồ Chí Minh đã xác định rõ vị trí, vai trò, tính tất yếu của công nghiệp hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Dựa vào kinh nghiệm công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa điểm xuất phát và mục đích cuối cùng, mục đích trước mắt và mục đích lâu dài, giữa thời kỳ quá độ với những bước quá độ nhỏ..., vào đầu nǎm 60, Hồ Chí Minh đã luận chứng một cách rõ ràng, khúc triết, ở tầm khái quát lý luận cao về tính tất yếu của công nghiệp hoá Việt Nam. Người cho rằng: "Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta... Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tǎng thêm gấp trǎm, nghìn lần và giúp người làm người việc phi thường.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá hàm chứa những nội dung thật sự sâu sắc, định hướng chỉ đạo thực tiễn dài hạn. Hồ Chí Minh xác định công nghiệp hoá là một giai đoạn tất yếu, một nội dung bắt buộc của tiến trình đi tới chủ nghĩa xã hội - không tiến hành công nghiệp hoá, không thể có chủ nghĩa xã hội theo đúng nghĩa của nó. Cả chủ nghĩa xã hội, và công nghiệp hoá đều phản ánh, ở những mức độ khác nhau, một trình độ vǎn minh trong quá trình phát triển liên tục của nền sản xuất vật chất xã hội. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ vai trò tiến bộ lịch sử của công nghiệp hoá - đó là quá trình thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, giải phóng sức lao động, giải phóng con người, tạo ra những bước đột khỏi trong khai thác tự nhiên. Nói một cách trực tiếp: "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân". Hoặc "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ǎn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tǎng, tinh thần ngày càng chưa tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.
Một đặc điểm trong tư duy lý luận Hồ Chí Minh là tính hợp lý, lôgíc và nhất quán cao độ; Hồ Chí Minh xác định mục tiêu chủ yếu của công nghiệp hoá trong mối quan hệ hữu cơ với mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội. Tách rời mối quan hệ cơ bản đó, công nghiệp hoá sẽ mất phương hướng cụ thể, giáo điều. Hồ Chí Minh xem mối liên hệ giữa mục đích công nghiệp hoá và mục đích của chủ nghĩa xã hội là vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc. Hồ Chí Minh nêu bật mục đích cuối cùng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đem lại đời sống dồi dào, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân trong buổi nói chuyện với Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, Người chỉ rõ: "Muốn bảo đảm đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng công nghiệp nặng. Như thế phải vừa cải thiện đời sống, vừa tích luỹ. Cải thiện đời sống từng bước theo khả nǎng, đồng thời phải tích luỹ để kiến thiết"10. Đây chính là bản chất xã hội của quá trình công nghiệp hoá do giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản lãnh đạo, là ranh giới để nhận diện công nghiệp hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với công nghiệp hoá diễn ra trong điều kiện chế độ tư bản chủ nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh sử dụng tính từ "xã hội chủ nghĩa" gắn liền với thuật ngữ "công nghiệp hoá". Trong quan niệm của Người, công nghiệp hoá bao giờ cũng có định hướng cụ thể, hàm chứa cả nội dung xã hội và giai cấp. Vì vậy, không có công nghiệp hoá chung chung, mà chỉ có thể; hoặc công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, hoặc là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Bản chất giai cấp sẽ chi phối nội dung, cách lựa chọn bước đi vào các động lực thực hiện quá trình công nghiệp hoá.
Như trên đã xác định, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là vấn đề có tính quy luật phổ biến đối với tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Nước ta từ một tiền sản xuất nhỏ đi lên nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cơ bản cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tình hình mới; là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước; là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị; lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể; bảo đảm sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với yêu cầu giữ gìn tiến bộ và công bằng xã hội, bồi đắp và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động.
Câu 14. Hãy phân tích và lấy dẫn chứng minh họa về đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay (Tham khảo từ Bài viết của tác giả Viết Tùng, đăng trên Tạp chí Cộng sản).
Trong hơn 30 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, phần lớn người nghèo sống ở nông thôn nhờ đó đã cải thiện đời sống, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ xóa đói, giảm nghèo với tốc độ cao nhất trên thế giới. Thành quả này có được một phần nhờ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của nông nghiệp, nông thôn không những không giảm sút, mà có những nét mới, cao hơn so với vai trò trước đây. Vai trò mới này xuất hiện từ chính xã hội công nghiệp và thành thị hiện đại. Bên cạnh những vai trò có tính truyền thống trước đây, nông nghiệp, nông thôn còn có vai trò trong việc thỏa mãn những nhu cầu mới xuất hiện từ chính xã hội công nghiệp và nền văn minh công nghiệp, từ yêu cầu phát triển bền vững và lấy con người là mục tiêu của sự phát triển.
Bài học, kinh nghiệm của những thành công trong phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một số nước phát triển rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện thực hóa hình ảnh thể hiện vai trò, vị trí mới của nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang phát triển là quá trình lâu dài và phức tạp. Lâu dài vì trình độ hiện tại của nông nghiệp còn thấp kém và giữa nông thôn và đô thị còn có sự chênh lệch lớn. Phức tạp vì vừa phải định hình cái tương lai, vừa phải cải tạo cái hiện hữu và vấp phải những cản trở từ tính thủ cựu vốn có của một bộ phận dân cư nông thôn. Và, để hiện thực được điều đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Có thể thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là một quy luật có tính phổ biến trong phát triển của tất cả các quốc gia. Còn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hợp thành của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nằm trong tổng thể quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, song vị trí đặc biệt quan trọng, tầm ảnh hưởng sâu rộng cả về kinh tế và xã hội, cũng như những đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên những nét đặc thù về mục tiêu, nội dung, con đường, bước đi và các giải pháp thực hiện quá trình này, bởi thành công ở khu vực này có tác động tạo nền tảng và thúc đẩy nhanh, có hiệu quả và bền vững tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngược lại, sự trục trặc trong khu vực này chắc chắn sẽ gây nên những tác động tiêu cực khôn lường cả về kinh tế, chính trị và xã hội.
Thực tế nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 - 1998 và kinh nghiệm của ngay chúng ta sau khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã chỉ ra bài học cực kỳ quan trọng là: nông nghiệp, nông thôn là bàn đạp khi phát triển ổn định, chỗ dựa an toàn khi khủng hoảng. Bài học này càng có ý nghĩa với Việt Nam chúng ta khi có đến 70% dân số vẫn sinh sống ở khu vực này.
Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời đại ngày nay là chuyển nông nghiệp, nông thôn từ trạng thái của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán, manh mún, trình độ kỹ thuật, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, thủ cựu kiểu tiểu nông sang trạng thái của nền kinh tế công nghiệp và văn minh công nghiệp có chứa đựng những yếu tố nhất định của nền kinh tế tri thức và văn minh trí tuệ.
Với vị trí trọng yếu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xác định đúng vai trò, vị trí, mục tiêu và các giải pháp chiến lược thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ có ý nghĩa với việc tạo sự chuyển biến về chất các mặt của đời sống KT-XH ở nông thôn, mà còn có ý nghĩa chung với toàn bộ sự phát triển của đất nước.
Trong 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn coi “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn. Đồng thời, khẳng định ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
Những nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
Có thể thấy, nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bao hàm hai vế. Vế thứ nhất, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Ở vế thứ hai, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển lực lượng sản xuất phải được thực hiện đồng bộ ở cả các yếu tố vật chất và yếu tố con người. Song, trong sự giới hạn về nguồn lực và với điểm xuất phát thấp, cần lựa chọn được nội dung trọng tâm mang tính đột phá và nội dung mang tính hỗ trợ, nội dung mang tính điều kiện.
Với mục tiêu tổng quát và lâu dài của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại, Đảng ta đã đưa ra những chủ trương và giải pháp lớn sau:
- Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
- Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn;
- Xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và phát triển nguồn nhân lực;
- Các giải pháp về quy hoạch, khoa học - công nghệ, đất đai, tài chính, tín dụng, lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế.
Xét tổng quát, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm qua bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn; huy động sự tham gia chủ động, rộng rãi và có hiệu quả của mọi lực lượng trong xã hội vào phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn;
- Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh thay thế cho nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp của những người tiểu nông;
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống vật chất - văn hóa của dân cư, có thuần phong mỹ tục, lối sống với bản sắc nông thôn được hài hòa với nền văn minh công nghiệp và văn minh trí tuệ và môi trường sinh thái trong lành;
- Xây dựng con người mới ở nông thôn bảo đảm được các yêu cầu: có tri thức làm chủ quá trình hoạt động của mình; có tính cộng đồng cao; năng động đổi mới và tiếp thu cái mới; tư duy, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của người dân nông thôn...
Một số vấn đề đặt ra để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay
Với những nỗ lực chung, năm 2015 cho thấy tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tốt hơn các năm trước đây, Việt Nam cũng xuất khẩu được xấp xỉ 30 tỷ USD nông sản. Tập trung tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Sản lượng lương thực tăng ổn định, sản lượng lúa năm 2015 đạt khoảng 44,8 triệu tấn. Phát triển mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt thứ hạng cao trên thế giới, như gạo, cà-phê, cao-su, hồ tiêu, hạt điều, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ chế biến...
Đã rà soát, điều chỉnh các chính sách, tiêu chí nông thôn mới phù hợp hơn với đặc thù từng vùng. Đến hết năm 2015, có khoảng 1.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 16,8% tổng số xã. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có những bước tiến quan trọng góp phần tạo nền tảng cho nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, đó là:
- Nội lực ngành nông nghiệp khởi điểm ban đầu rất thấp, quy mô hộ nông nhỏ, chỉ vào khoảng 0,5 ha/hộ. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc cơ giới hóa và làm sản xuất lớn.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn còn lạc hậu. Mặc dù phong trào xây dựng nông thôn mới đã được 5 năm, nhiều con đường trong các thôn bản đã khá tốt nhưng các đường vận tải, hệ thống trục chính vẫn còn thiếu.
- Mức độ đầu tư cho nông nghiệp thấp. Tuy gần đây, đã có một số doanh nghiệp lớn bắt đầu chuyển sang đầu tư cho nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn ít, chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Nói chung đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp là rất thấp so với công sức đóng góp của ngành này cho xã hội.
Nông nghiệp Việt Nam với vị trí là cái gốc của đất nước, là cái lợi thế rõ ràng nhất. Bởi vậy, rất cần thiết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là con đường tất yếu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, cải thiện đời sống dân cư. Song trên thế giới, không phải nước nào cũng đạt được thành công khi thực hiện nhiệm vụ này. Khoảng cách về trình độ phát triển của các nước có xu hướng gia tăng. Về nguyên tắc, để thu hẹp khoảng cách này lại đòi hỏi phải rút ngắn thời gian thực hiện các nội dung của quá trình công nghiệp hóa.
Ngày nay, khát vọng rút ngắn quá trình công nghiệp hóa lại được khích lệ bằng một thực tế là thời gian thực hiện công nghiệp hóa của những nước đi sau thường ngắn hơn so với các nước đi trước. Nếu như, Hoa Kỳ và các nước Tây Âu mất khoảng 100 năm để hoàn thành công nghiệp hóa, thì Nhật Bản mất khoảng 50 năm, các nước công nghiệp mới chỉ cần 30 đến 35 năm. Vì vậy, với nước đi sau như chúng ta, nhiệm vụ đặt ra phải hoàn thành trong thời gian ngắn hơn, tức khoảng 20 - 25 năm.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải chú ý đầy đủ cả 4 nội dung:
Thứ nhất, phải gắn với quá trình tăng năng suất của các ngành kinh tế nông thôn và năng suất lao động nông thôn.
Thứ hai, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng chất lượng tăng trưởng và tính bền vững.
Thứ ba, phải được thể hiện ở sự tăng lên của hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế ở nông thôn, trước hết và chủ yếu là trong nông nghiệp.
Thứ tư, phải gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ cần tính toán đến thế mạnh của nông nghiệp, phải phát triển những ngành công nghiệp chế biến nông sản, những cụm công nghiệp để thúc đẩy kinh tế nông thôn./.
Câu 15. Bằng nhận thức lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ các vấn đề liên quan đến chế độ (loại hình) sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình sản xuất, con người không chỉ quan hệ với tự nhiên mà còn quan hệ với nhau. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ấy gọi là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm ba nhân tố: quan hệ giữa người với người về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý và về phân phối sản phẩm. Trong đó, quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là nhân tố có tính quyết định, đồng thời ba nhân tố đó tác động lẫn nhau.
Khái niệm về tư liệu sản xuất, sở hữu, sở hữu toàn dân: Tự xem giáo trình.
Khi thể chế hóa quan hệ sở hữu thành các quy phạm pháp luật được gọi là chế độ sở hữu, trong đó phân biệt rõ các quyền cơ bản là quyền sở hữu pháp lý, quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng. Kèm theo là các quyền phái sinh, như quyền định đoạt, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp v.v.. Khi chủ sở hữu tư liệu sản xuất là một cộng đồng thì gọi là sở hữu công cộng (công hữu); khi chủ sở hữu tư liệu sản xuất là một người hay một vài người thì gọi là sở hữu tư nhân (tư hữu); khi chủ sở hữu đan xen, gồm cả công hữu và tư hữu thì gọi là sở hữu hỗn hợp. Còn sở hữu tư liệu tiêu dùng là sở hữu cá nhân. Thông thường ở mỗi nước cùng tồn tại cả ba loại hình: công hữu, tư hữu và sở hữu hỗn hợp, nhưng nếu sở hữu tư nhân chiếm địa vị thống trị thì gọi là chế độ tư hữu, nếu sở hữu công cộng giữa địa vị thống trị thì gọi là chế độ công hữu.
Mỗi loại hình sở hữu lại bao gồm nhiều hình thức sở hữu phong phú, đa dạng. Thí dụ: sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu nhỏ (như sở hữu của người tiểu nông, người thợ thủ công độc lập hay người làm dịch vụ cá thể) và sở hữu lớn (như sở hữu ruộng đất quy mô lớn của đại địa chủ, sở hữu của các nhà tư bản …). Có thể người chủ đơn vị kinh tế nắm cả ba quyền (quyền sở hữu pháp lý, quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng tư liệu sản xuất); nhưng cũng có thể người chủ đơn vị kinh tế chỉ nắm quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng tư liệu sản xuất (ruộng đất đi thuê và vốn đi vay) còn quyền sở hữu pháp lý thuộc chủ thể khác (thuộc nhà nước, công xã, hay tư nhân). Nhưng theo đà phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa sản xuất, có xu hướng tách rời quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng khỏi quyền sở hữu pháp lý. Thí dụ: quyền sở hữu pháp lý về ruộng đất thuộc về nhà nước hay địa chủ, nhưng quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng ruộng đất lại thuộc cộng đồng hay tư nhân. Khi phân tích sự phát sinh địa tô, C.Mác đã chỉ ra rẳng ở châu Á nhà vua đồng thời là chủ sở hữu ruộng đất nên địa tô kết hợp làm một với thuế khóa. Ở đây, nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất tối cao. Chủ quyền ở đây là quyền sở hữu ruộng đất, tập trung trên phạm vi cả nước. Nhưng, trong trường hợp đó lại không có quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất, mặc dù vẫn có quyền chiếm hữu ruộng đất và quyền sử dụng ruộng đất, quyền này hoặc là của tư nhân, hoặc là của cộng đồng.
Chế độ sở hữu (CĐSH) nói chung, đặc biệt là sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất (TLSX) quan trọng khác nói riêng luôn được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định chủ thể, phạm vi, nội dung của CĐSH, cơ chế thực hiện, bảo vệ các quyền sở hữu không giống nhau.
Hiến pháp năm 1946 đã quy định về việc bảo hộ các quyền công dân, bảo vệ quyền sở hữu tài sản và các quyền tài sản khác. Nhà nước cho phép người dân được tự do mua bán, chuyển nhượng, tạo điều kiện cho các chủ thể khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả. Trong Hiến pháp năm 1959, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu của người lao động riêng lẻ và quyền sở hữu của các nhà tư bản đối với các TLSX mà họ đang được phép sản xuất, kinh doanh; xác định rõ chế độ công hữu về TLSX với việc cụ thể hóa các thành phần kinh tế (TPKT) và nguyên tắc quản lý nền kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước có chiến tranh. Đồng thời, thừa nhận sự tồn tại của bốn hình thức sở hữu chủ yếu về TLSX: sở hữu toàn dân, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của những người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc. Nếu như Hiến pháp năm 1959 ghi nhận sở hữu riêng là quyền cơ bản của công dân thì ở Hiến pháp năm 1980, điều này không còn được thừa nhận. Nhà nước không công nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và các TPKT tương ứng, mà đặt trọng tâm vấn đề sở hữu toàn dân, đặc biệt là đối với các TLSX, các nguồn tài nguyên chính yếu của quốc gia; chính thức mở đầu cho việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo đó, việc cụ thể hóa quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai được thể hiện trong Luật Đất đai năm 1987, năm 1993 và năm 2003 đã đạt được nhiều tiến bộ, mang tính đột phá. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao. Tuy Hiến pháp không quy định cá nhân, hộ gia đình có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử dụng, khai thác, chuyển nhượng tài sản trên đất của mình. Nếu trên đất không có tài sản thì không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả việc thừa kế quyền sử dụng đất. Trên thực tế, thời kỳ này, cùng với chính sách cải tạo XHCN ở miền Nam, đưa cá nhân, hộ gia đình làm ăn riêng lẻ vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, Nhà nước giao đất cho hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất, nên các giao dịch dân sự về đất đai hầu như bị cấm. Do đó, tài sản mà các hộ gia đình có quyền sở hữu cũng chủ yếu là tư liệu tiêu dùng, dẫn đến các giao dịch dân sự thời kỳ này vẫn chủ yếu là giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cá nhân và gia đình của họ.
Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Trong đó khẳng định: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên CĐSH toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”1. Nhà nước tạo điều kiện cho các TPKT, gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát huy mọi tiềm năng của mình để phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN đã tạo cơ sở pháp lý thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động kinh tế, khuyến khích công dân làm giàu chính đáng bằng khả năng của mỗi người và có sự tác động từ phía Nhà nước và xã hội. Công dân được Nhà nước tạo điều kiện để tham gia các hoạt động kinh tế, như: thành lập doanh nghiệp, các tổ sản xuất, tổ hợp tác, xưởng, cửa hàng… với quy mô tùy theo điều kiện và khả năng của mỗi người. Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thuê mướn lao động, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu với TLSX, tư liệu sinh hoạt, vốn và các tài sản khác trong doanh nghiệp; được vay vốn ngân hàng phục vụ cho mục đích kinh doanh; được bảo hộ quyền thừa kế; được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước; được kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, v.v.
Về vấn đề sở hữu, Hiến pháp 1992 đã khôi phục lại phạm vi và đối tượng quyền sở hữu của công dân, nhưng được thể hiện trên một tinh thần mới, phù hợp với chính sách kinh tế và quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, TLSX, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và 182, “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”3. Như vậy, qua các quy định trên, phạm vi quyền sở hữu của công dân ngày càng được mở rộng, nhất là quyền sở hữu đối với TLSX nói chung và quyền sử dụng đất đai nói riêng4 - điều mà Hiến pháp 1980 đã không thừa nhận. Nhà nước cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, đổi, thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận là hàng hoá có giá trị kinh tế đặc biệt quan trọng của cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác. Khi không còn nhu cầu sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình có quyền chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế. Vì vậy, người dân sẽ an tâm lao động sản xuất trên đất được Nhà nước giao hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng. Ngoài quyền sử dụng đất, Hiến pháp còn chỉ rõ: công dân có quyền tham gia vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, ngoài TLSX thì việc đóng góp vốn dưới hình thức như tiền, vàng, mua cổ phiếu, trái phiếu… cũng nằm trong phạm vi quyền sở hữu của công dân.
Về tư hữu, Hiến pháp 1992 đã công nhận quyền sở hữu riêng của công dân. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN ở nước ta. Theo đó, tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị, được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, như: công dân có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại3… Có thể nói, Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển nền KTTT định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu về TLSX: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Trên cơ sở đó, các hình thức sở hữu hỗn hợp, đan xen cũng được hình thành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển KTTT ở nước ta. Đặc biệt, CĐSH toàn dân đối với đất đai theo quy định của Hiến pháp 1992 đã được thể chế bằng Luật Đất đai, theo hướng làm rõ hơn nội dung quyền của chủ sở hữu, quyền của người sử dụng đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định. Nhờ vậy, tài nguyên đất đai ngày càng được phát huy, trở thành nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, những quy định về CĐSH trong Hiến pháp 1992 vẫn còn những hạn chế nhất định. Các quy định về sở hữu toàn dân, nhất là đối với đất đai chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ, chưa làm rõ được quyền của nhân dân với tư cách là chủ sở hữu; vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu. Trên thực tế, các quy định hiện hành của Hiến pháp chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; lợi ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng, dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp. Quyền của người sử dụng đất trong Luật Đất đai gần như quyền của chủ sở hữu, nên trong mối quan hệ với CĐSH toàn dân còn có vướng mắc. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo ra cơ chế xử lý hiệu quả mâu thuẫn giữa việc tích tụ, tập trung đất đai để hình thành các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn với quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức và thời hạn nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người dân có đất sản xuất.
Để khắc phục tình trạng đó, đồng thời thể chế hóa các mục tiêu, định hướng phát triển được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) (gọi tắt là Cương lĩnh 2011), việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về vấn đề sở hữu tập trung vào những nội dung sau:
Về thể chế kinh tế, cần quán triệt quan điểm của Đảng về nền KTTT định hướng XHCN được xác định trong Cương lĩnh 2011: nước ta có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều TPKT, hình thức tổ chức kinh doanh và phân phối. Về TPKT, cần thể chế hóa Cương lĩnh 2011 theo nguyên tắc: các TPKT đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Về sở hữu, cần tiếp tục khẳng định chế độ đa sở hữu về TLSX trong nền KTTT định hướng XHCN và làm rõ nội hàm của từng hình thức sở hữu; phân định rõ quyền của người sở hữu, người sử dụng TLSX và quyền quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế; đồng thời, thể hiện thái độ của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về TLSX. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung) cần tiếp tục khẳng định hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, được giao thực hiện một số quyền năng nhất định nhằm bảo đảm quyền của toàn dân và lợi ích chung của xã hội. Trong Hiến pháp, cũng cần phải quy định rõ hơn vai trò, quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu toàn dân, trên cơ sở tiếp tục kế thừa CĐSH toàn dân của Hiến pháp hiện hành. Việc phân công, phân cấp trong quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân sẽ do luật điều chỉnh, “bảo đảm mọi TLSX đều có người làm chủ” theo tinh thần Cương lĩnh 2011 đã xác định. Đối với sở hữu tư nhân, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung) cần quy định việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp trước đây về vấn đề này.
Về sở hữu đất đai, tài nguyên, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung) cần giữ nguyên quy định trong Điều 17 của Hiến pháp hiện hành. Tuy nhiên, phải thể hiện lại cho rõ, ngắn gọn và chính xác hơn, có thể là: “Đất đai, nguồn nước, khoáng sản, vùng trời, vùng biển và tài nguyên thiên nhiên khác, các công trình và tài sản mà Nhà nước đầu tư, quản lý đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”. Đối với đất đai, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung) phải tiếp tục khẳng định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Bởi trong chúng ta, ai cũng biết, phải mất mấy chục năm đấu tranh kiên cường, bền bỉ, chịu nhiều tổn thất và hy sinh, cách mạng nước ta mới thực hiện được mục tiêu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Thực tế cũng đã chứng minh, chỉ có vậy mới phát huy được nguồn lực từ đất đai. Tại Hội nghị lần thứ năm, thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), sau khi đánh giá kỹ lưỡng, nghiêm túc những vấn đề liên quan đến đất đai, Đảng ta đã nhất trí tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; đồng thời, đưa ra nhiều chủ trương, định hướng mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc về đất đai. Đảng ta khẳng định: phải quy định rõ ràng, cụ thể hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất, chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra; trao quyền sử dụng và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; tái định cư, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi... Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng nhất trí xác định: quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn; được có một số quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng, cho, thế chấp...) theo quy định của pháp luật và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, có sự phân biệt các loại đất và nguồn gốc đất; đồng thời, phải có nghĩa vụ chấp hành pháp luật về đất đai, phải đăng ký quyền sử dụng đất, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch và chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân. Tiếp tục thực hiện giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có thời hạn, nhưng có thể kéo dài hơn để khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng và yên tâm đầu tư sản xuất; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Như vậy, những nguyên tắc về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất mà BCH Trung ương Đảng đề ra đã rõ ràng và phù hợp với lợi ích của quốc gia, lợi ích chính đáng của nhân dân.
Đây là những nguyên tắc, định hướng cơ bản về vấn đề chế độ sở hữu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, bảo đảm cho Đảng và Nhà nước ta thực hiện thắng lợi đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
Cần nhận rõ tính đặc thù của sở hữu ruộng đất so với sở hữu các TLSX khác
Sở hữu ruộng đất khác với các hình thái sở hữu khác ở chỗ là, đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định, sở hữu tư nhân về ruộng đất sẽ trở nên thừa và có hại, ngay cả khi xét trên quan điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác đã nhận định: Những công lao lớn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một mặt thì hợp lý hóa nông nghiệp, việc hợp lý hóa này lần đầu tiên đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội và mặt khác làm cho quyền sở hữu ruộng đất trở thành một điều phi lý...
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là chế độ sở hữu chung của toàn xã hội; các cơ quan nhà nước với tư cách là đại diện pháp lý, được giao quyền thống nhất quản lý trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia và giao cho người sử dụng đất một số quyền quan trọng, phù hợp với định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường nước ta.
Như vậy, người sử dụng đất có thể phát triển kinh tế, còn Nhà nước có thể điều tiết quan hệ đất đai có lợi cho lợi ích quốc gia. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.
Xét cả góc độ lý luận và thực tiễn, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay thể hiện tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta cũng như định hướng XHCN mà chúng ta lựa chọn.
Khi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được đảm bảo, Nhà nước thực hiện vai trò quản lý, duy trì ổn định, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội chứ không có chuyện “sở hữu toàn dân về đất đai đã làm cho hàng triệu người khốn khổ; sở hữu toàn dân về đất đai là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân” như luận điệu của các thế lực thù địch rêu rao, xuyên tạc.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, nguyên nhân chính của chế độ người bóc lột người trong chế độ cũ là do sự tồn tại chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó đất đai chính là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy, để loại trừ nguyên nhân, nguồn gốc của bóc lột và bất công trong xã hội thì Nhà nước phải là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai.
Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có thể thực hiện vai trò kiểm soát, quản lý và điều tiết quan hệ đất đai trên cơ sở bảo đảm bình đẳng của người dân với tư cách là chủ sở hữu thật sự đối với tài nguyên đất nhằm hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng; khắc phục và hạn chế thấp nhất sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai.
Ở nhiều nước tư bản như Mỹ, Canada, Hàn Quốc… thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai gồm sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đa phần diện tích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân mà chủ yếu là các nhà tư bản. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc tại các quốc gia này. Hàn Quốc công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai nhưng khi cần nhà nước vẫn có thể trưng thu.
Mỹ, Canada thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai nhưng không có nghĩa là chủ sở hữu có thể toàn quyền định đoạt với tài sản này, nhà nước vẫn giữ nhiều quyền định đoạt quan trọng như quyền quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyết định mục đích sử dụng đất, thậm chí thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng.
Mỗi quốc gia có hoàn cảnh lịch sử khác nhau, không thể lấy quy định của quốc gia này, thậm chí là thông lệ quốc tế để áp dụng đối với một quốc gia khác. Ở nước ta hiện nay, về bản chất, với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước trao nhiều quyền gồm quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, góp vốn, tặng, cho…
Ngay ở các nước tư bản nói trên thì cá nhân cũng không thể có quyền tuyệt đối với đất đai của mình. Cho nên, sở hữu tư nhân, đa sở hữu về đất đai không thể trở thành cơ sở để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế vì con người, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội như chế độ công hữu về đất đai, tất cả mọi người dân đều là chủ sở hữu của đất đai như ở Việt Nam hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi từ bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để thừa nhận sở hữu tư nhân hay chế độ đa sở hữu về đất đai là đi chệch hướng XHCN, trái với bản chất Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng.
Cũng phải thấy rõ rằng, những sai lầm và thiếu sót thời gian qua trong lĩnh vực đất đai như tham nhũng, tiêu cực, hình thành các tranh chấp, “điểm nóng” không phải do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai gây ra.
Nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự yếu kém trong thực thi Luật Đất đai và các luật liên quan, nhất là tình trạng tham ô, trục lợi của một bộ phận cán bộ, đảng viên được giao chức trách, quyền hạn. Cùng với đó là công tác quản lý còn yếu kém, tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh tùy tiện, quy hoạch treo, đất thu hồi bị bỏ hoang làm cho người sử dụng đất rơi vào tình trạng thất nghiệp, khó khăn... cho thấy quản lý của Nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
Muốn giải quyết những vấn đề này thì phải bắt đầu từ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong đó có việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành và các quy định về quản lý, sử dụng đất đai; đẩy mạnh cải cách hành chính, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản lý, sử dụng đất đai; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai, kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý nghiêm các sai phạm.
Câu 16. Cho ví dụ về quá trình sản xuất giá trị thặng dư và tính tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động (dựa trên các dữ liệu nêu trong ví dụ).
Bài 13, Trang 228
Giá trị thặng dư là một yếu tố phản ảnh bản chất của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, làm cho sản xuất tư bản chủ nghĩa khác biệt với sản xuất hàng hóa giản đơn. Vậy cụ thể, giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào, là câu hỏi cần phải giải quyết. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, hãy cũng nhắc lại một số khái niệm cơ bản liên quan.
Khái niệm (Sách giáo trình)
Tư bản bất biến
Tư bản khả biến
Tư bản cố định
Tư bản lưu động
Giá trị thặng dự:
Phân tích ví dụ
Giả sử nhà tư bản là chủ thể sx mặt hàng sợi. Để có thể sản xuất sợi... (trang 229)
Phân tích tư bản bất biến-khả biến:
Trong ví dụ trên, nếu xét theo phương diện vai trò đsôi với quá trình tạo giá trị và giá trị thặng dư, thì tư bản bất biến là: tư bản dùng để tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất, cụ thể là tư bản để mua bông (10 USD), khấu hao máy móc (2 USD);
Còn tư bản khả biến – bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động – tiền trả cho công nhân (3 USD cho 8 giờ làm việc). Trong quá trình sản xuất lao động, người công nhân bằng lao động trừu tượng của mình tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của họ (6 USD cho 8 giờ làm việc). Và nhờ đó mà đối với nhà tư bản, lượng giá trị thu về lớn hơn lượng giá trị ứng ra.
Phân tích tư bản cố định – tư bản lưu động: không tìm thấy trong sách giáo trình về nội dung này
Tư bản cố định
Khái niệm
Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng… về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.
Đặc điểm
Tư bản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất. Với đặc điểm này, các doanh nghiệp chỉ cần bỏ vốn ban đầu để đầu tư hình thành nên tư bản cố định, sau đó có thể khai thác sử dụng tư bản cố định trong thời gian dài. Để quản lý tư bản cố định, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sử dụng của tài sản. Điều này không có nghĩa là không chỉ quản lý, giữ gìn về mặt vật chất của nó mà còn phải duy trì khả năng hoạt động bình thường của tài sản do đó phải thường xuyên bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những bộ phận hư hỏng để đạt hiệu suất sử dụng tối đa.
Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy. Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế.
Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị. Hao mòn vô hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có giá trị tương đương, nhưng công suất cao hơn. Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca kíp làm việc,…
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những máy móc, thiết bị được sản xuất ra có giá cả thấp hơn và có hiệu suất lớn hơn, làm cho những máy móc, thiết bị cũ giảm giá trị ngay khi giá trị sử dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần.
Bởi vậy, việc thu hồi nhanh giá trị tư bản cố định có ý nghĩa rất quan trọng trong cạnh tranh trên thương trường. Trong điều kiện đó, buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để khấu hao nhanh tư bản cố định. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định thường được tính rất cao ngay từ những năm đầu chế tạo sản phẩm, lợi dụng giá sản phẩm cao của đầu chu kỳ sản phẩm, sau đó giảm dần tỷ lệ khấu hao cùng với việc giảm giá sản phẩm ở cuối chu kỳ của nó. Quy mô sản lượng ban đầu càng lớn càng có lợi cho việc thu hồi giá trị tư bản cố định. Những yêu cầu đó không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách dễ dàng.
Bởi vậy, các nhà tư bản, một mặt, tìm cách phát triển hệ thống tự động hoá linh hoạt, cùng với những máy móc thiết bị tương ứng để có thể tạo ra nhiều dạng sản phẩm hoặc những sản phẩm chuyên môn hoá theo các đơn đặt hàng khác nhau; mặt khác, phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng đổi mới tư bản cố định trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và cạnh tranh gay gắt. Đồng thời, các nhà tư bản vẫn tiếp tục sử dụng những biện pháp cổ điển như tăng cường độ lao động, tổ chức lao động theo ca kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và chi phí cải thiện điều kiện lao động của người công nhân. Bằng cách đó nhằm thu hồi nhanh giá trị tài sản cố định đã sử dụng và góp phần rút ngắn khoảng cách lạc hậu về các thế hệ kỹ thuật và công nghệ.
Do vậy, ta có thể thấy, tư bản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và luân chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi chu kỳ kinh doanh. Hay nói cách khác, cứ sau mỗi chu kỳ kinh doanh vốn cố định được tách thành hai phần: một phần chuyển vào giá thành kinh doanh của chu kỳ kinh doanh này, và phần còn lại sẽ được cố định chờ để luân chuyển cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Cứ như thế cho đến khi nào tư bản cố định hết thời gian sử dụng thì vốn cố định mới chấm dứt một vòng tuần hoàn lưu chuyển giá trị.
Tư bản lưu động
Khái niệm
Tư bản lưu động là bộ phân tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động,… giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.
Đặc điểm
Tư bản lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi tham gia vào kinh doanh, tài sản lưu động luôn vận hành, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau qua các công đoạn của quá trình kinh doanh.
Chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh. Với đặc điểm này, dòi hỏi đoanh nghiệp luôn phải duy trì một khối lượng vốn lưu động nhất định để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục.
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm tăng lên.
Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng của vốn tư bản, tiết kiệm tư bản ứng trước, đồng thời tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
So sánh tư bản cố định và tư bản lưu động
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tư bản cố định chuyển giá trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới, tư bản lưu động chuyển giá trị ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất. Sự phân chia này giúp chúng ta thấy được quá trình chuyển giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động vào trong sản phẩm mới như thế nào, đồng thời có căn cứ để tính toán chi phí sản xuất.
Tư bản cố định | Tư bản lưu động |
Không thay đổi hình thái tồn tại trong quá trình kinh doanh | Có sự chuyển hóa về hình thức tồn tại qua các công đoạn của quá trình kinh doanh |
Tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh | Về cơ bản, chỉ tham gia một chu kỳ kinh doanh |
Luân chuyển giá trị dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm mới dưới hình thức khấu hao tài sản cố định | Luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào giá trị sản phẩm mới |
Thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với tư bản lưu động | Thường chiếm tỉ lệ thấp hơn so với tư bản cố định |
Tốc độ chu chuyển chạm hơn so với tư bản lưu động | Tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định |
Ý nghĩa
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ vào tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tuy sự phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động thật sự chưa làm rõ bản chất bóc lột của tư bản nhưng có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và tái sản xuất tư bản cố định và lưu động, xác định đúng những chi phí hình thành sản xuất hàng hóa. Trong quản lý kinh tế và trong sản xuất, doanh nghiệp cần có cách thức tác động phù hợp với tính chất vận động của từng loại tư bản để nâng cao hệ số sử dụng của tư bản.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị, nhanh tiếp cận được thành tựu mới của khoa học, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước, mặt khác, tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm tăng lên.
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Tư bản cố định về hình thái
Căn cứ vào hình thái vật chất
- Tư bản cố định hữu hình là những tài sản có hình dáng vạt chất cụ thể như công trình kiến trúc, trang thiết bị, phương tiện vận tải…
- Tư bản cố định vô hình là dạng tài sản không có hình dáng vật chất cụ thể như là bằng phát minh sáng chế, chi phí đầu tư mua bản quyền, phần mền vi tính, văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu,…
Căn cứ vào quyền sở hữu
- Tư bản cố định do doanh nghiệp sở hữu là tài sản cố định mua bằng vốn của mình, vốn vay hoặc do được biếu tặng những tài sản này giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh.
- Tư bản cố định thuê ngoài là những tài sản chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định, bao gồm:
- Tài sản cố định thuê hoạt động có đặc điểm hết thời hạn thuê hoàn trả tài sản cho người chủ, người thuê chịu các chi phí thuê còn khấu hao tài sản do chủ tài sản thực hiện
- Tài sản cố định thuê tài chính có đặc điểm: thời hạn thuê tối thiểu >60% tuổi thọ tài sản thuê, số tiền thuê tài sản thấp nhất bằng giá trị tài sản thuê, người thuê được quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị còn lại của tài sản
Căn cứ vào tình trạng sử dụng
- Tư bản cố định đang được khai thác sử dụng là những tài sản trực tiếp làm tăng năng suất, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
- Tư bản cố định chờ thanh lý là những tài sản hư hỏng, tài sản lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, tài sản không tương thích.
Căn cứ vào công dụng
-Tư bản cố định dùng trực tiếp cho khâu sản xuất
-Tư bản cố định dùng cho công tác quản lý
-Tư bản cố định dùng khâu tiêu thụ hàng hóa
-Tư bản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi
Về giá trị
Phương pháp quản lý này gắn liền công việc tính khấu hao tài sản cố định và quản lý, sử dụng khấu hao của doanh nghiệp. Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh tư bản cố định bị hao mòn là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Trong quá trình quản lý và sử dụng tư bản cố định, để tái tạo tư bản cố định doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao tư bản cố định.
Khấu hao tư bản cố định là sự tính toán số tiền biểu hiện mức hao mòn tư bản cố định. Số tiền khấu hao tài sản là một yếu tố của chi phí kinh doanh và được bù đắp khi doanh nghiệp có thu nhập. Số tiền khấu hao được doanh nghiệp trích lại để hình thành quỹ khấu hao nhằm tái tạo tư bản cố định. Cũng cần thấy rằng khả năng tái tạo tư bản cố định từ quỹ khấu hao phụ thuộc rất lớn vào mức độ chính xác của việc tính toán mức khấu hao tài sản. Số tiền khấu hao tích lũy được sau khi tư bản cố định hoàn thành một vòng tuần hoàn mà không đủ để tái tạo tư bản cố định, thì hậu quả là tư bản cố định của doanh nghiệp không được bảo toàn.
Do vậy, muốn thực hiện bảo toàn tư bản cố định của doanh nghiệp một trong những biện pháp quan trọng đó là doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp để sao cho vừa phản ánh đúng mức hao mòn hữu hình, vừa khắc phục được sự mất giá do hao mòn vô hình gây ra.
Tư bản lưu động
Phân loại
Để quản lý về hiện vật, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại tư bản lưu động, từ đó đưa ra những cách thức quản lý sao cho có hiệu quả. Thực tế có các cách phân loại tư bản lưu động cơ bản như sau:
Căn cứ vào hình thái biểu hiện
- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng, tiền trong thanh toán…
- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
Căn cứ vào công dụng
- Tư bản lưu động dự trữ kinh doanh: nguyên vật liệu, công cụ lao động, phụ tình thay thế.
- Tư bản lưu động trong sản xuất: sản phẩm sở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước…
- Tư bản lưu động trong lưu thông: thành phẩm, hàng hóa, các khoản thế chấp, các khoản tiền tạm ứng trong thanh toán…
Cách thức quản lý
Quản lý vốn bằng tiền
Trong quá trình kinh doanh, hằng ngày các doanh nghiệp luôn phải duy trì một lượng tư bản bằng tiền mặt nhất định, với mục đích:
Thỏa mãn nhu cầu giao dịch, mua sắm nguyên vật liệu
Thực hiện các hoạt động đầu tư
Dự phòng để đối phó với những trường hợp phát sinh đột xuất mà doanh nghiệp không lương trước.
Như vậy, vốn bằng tiền trở thành yếu tố quan trọng không kém gì so với các yếu tố khác trong kinh doanh( vật liệu, hàng hóa,…) và trong nhiều khi là tiền đề có các yếu tố đó. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch tài chính để xác định nhu cầu vốn bằng tiền phục vụ cho kinh doanh hằng tháng, thậm chí hằng tuần.
Quản lý các khoản phải thu
Đây là số vốn của doanh nghiệp nhưng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, và do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu số vốn này chiếm dụng ở mức độ lớn, thì doanh nghiệp sẽ thiếu vốn bằng tiền để phục vụ kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp phải có những biện pháp để giảm thấp các hệ số chiếm dụng vốn, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân trên cơ sở áp dụng các phương thức thanh toán sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp, đồng thời linh hoạt trong đàm phsan để thu hồi nợ một cách nhanh nhất.
Quản lý hàng tồn kho
Tùy theo tính chất của từng loại hàng hóa tồn kho mà doanh nghiệp có biện pháp quản lý cho thích hợp.
Đối với nguyên vật liệu, công cụ lao động, hàng hóa: để thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường phải hình thành một mức dự trữ thường xuyên về nguyên vật liệu, công cụ lao động, hàng hóa ở mức tối thiểu cần thiết tương ứng với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn cần thiết để đầu tư hình thành nên những loại tài sản này tối thiểu thường xuyên cần thiết tương đương với quy mô nhất định.
Đối với thành phẩm: nếu quản lý số vốn này không tốt thì tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, gây tác động tiêu cực đến tốc độ luân chuyển và tình hình sử dụng vốn ở các khâu trước. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu thụ, tồn kho thành phẩm, khả năng chi trả của người mua, giám sát những người chi trả không đúng hạn để tốc độ lưu chuyển vốn ở khâu này nói riêng và tốc độ lưu chuyển toàn doanh nghiệp nói chung.
Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động mặc dù không chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.