Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024

Thủ tục Nhập quốc tịch Việt Nam

1. Thủ tục Nhập quốc tịch Việt Nam

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (địa chỉ số 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy (từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam. 

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an Thành phố xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp. 

Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ đề nghị nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an Thành phố, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

- Bước 4: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết

+ Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

  •  Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản thông báo cho người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.

  •  Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

+ Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

  •  Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

  •  Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

  •  Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam.

- Bước 5: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.

+ Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

- Bước 6: Người đề nghị căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp như sau:

 + Lần 1: Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

+ Lần 2: Nhận thông báo để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).

+ Lần 3: Nhận thông tin cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam.

b) Cách thức thực hiện: 

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp. 

- Nhận thông tin về hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử.

- Nhận kết quả qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó; Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên sinh sống cùng người nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc theo mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

+  Bản khai lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; 

+ Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam; 

Trường hợp người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập theo quy định nhưng không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp đánh để giá. Kết quả trực tiếp phỏng vấn được lập thành văn bản.

  + Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú;

+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (gồm một trong số các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân  phường - xã, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

* Trường hợp Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, thì phải nộp một số giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn: 

  •  Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.

  •  Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

  •  Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.

  •  Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao. 

* Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong các hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Số lượng hồ sơ:  03 bộ. 

d) Thời hạn giải quyết: 

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an Thành phố xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam. 

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an Thành phố xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp. 

- Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an Thành phố, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

- Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản thông báo cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách. 

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư pháp, Chính phủ, Chủ tịch nước.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính: Công an Thành phố.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

h) Lệ phí:  3.000.000 đồng/trường hợp. 

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam  (Mẫu TP/QT-2010- ĐXNQT.1 kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010).

- Tờ khai lý lịch (Mẫu TP/QT-2010-TKLL kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính 

- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: 

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

- Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện (Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam), nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài (trừ những người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-  Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009); 

- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2009);

- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch (có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 9 năm 2009);

- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2010);

- Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BCA-BNG của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 3 năm 2013);

- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch (có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2010).


(Mẫu TP/QT-2010- ĐXNQT.1)


Ảnh 4 x 6

(Chụp chưa

quá 6 tháng)






CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM


Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Họ và tên (1):

Giới tính:         Nam:                              Nữ:  

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh (2):

Nơi đăng ký khai sinh (3):

Quốc tịch hiện nay (4):

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5): ................................. Số:

Cấp ngày, tháng, năm:  

Cơ quan cấp:

Ngày, tháng, năm nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có):

Địa chỉ cư trú trước khi nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có):

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:

Thẻ thường trú số: ................................,  cấp ngày, tháng, năm:

Cơ quan cấp:............................................................, cấp lần thứ

Nghề nghiệp:

Nơi làm việc:

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được nhập quốc tịch Việt Nam.


Mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam:

Việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện được miễn một số điều kiện (6):

Tôi xin lấy tên gọi Việt Nam là :

Nếu được nhập quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Tôi cũng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây (nếu có)

STT

Họ và tên

Giới tính

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Nơi đăng ký khai sinh

Tên gọi 

Việt Nam















Về quốc tịch hiện nay (7): 

Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên nêu trên (nếu có)


Tôi tự xét thấy mình và con chưa thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt:        


Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, cho phép được nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện nay không làm cản trở đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:  

………………………………………………

………………………………………………

……………………………………………….


Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.


Giấy tờ kèm theo:           .............., ngày.. ... tháng ....... năm............

          - .                                 Người làm đơn

          - .         (Ký và ghi rõ họ tên)

- .

Chú thích:

  1. Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;

  2. Ghi  địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;

  3. Ghi  tên cơ quan đăng ký khai sinh;

  4. Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch;

  5. Ghi rõ loại giấy tờ gì;

  6.   Nêu rõ trường hợp được miễn theo quy định nào của Luật Quốc tịch Việt Nam;

  7.   Đánh dấu ‘X” vào 1 trong 2 lựa chọn.


(Mẫu TP/QT-2010-TKLL)




Ảnh 4x6

( Chụp chưa quá  6 tháng )

        CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



TỜ KHAI LÝ LỊCH


Họ và tên (1):

Giới tính :         Nam:                              Nữ:  

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh (2):

Nơi đăng ký khai sinh (3):

Quốc tịch hiện nay (4):

Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5): ..................... Số:

Cấp ngày, tháng, năm:......................, Cơ quan cấp

Địa chỉ cư trú hiện nay:

Nghề nghiệp

Nơi làm việc :

TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN

(Từ trước tới nay, sinh sống, làm gì, ở đâu?)

……………………………………………………………………………...................

……………………………………………………………………………...................

………………………………………………………………………...........................

………………………………………………………………………….......................

………………………………………………………………………….......................

………………………………………………………………………….......................

  1. TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên cha :

Ngày, tháng, năm sinh :

Quốc tịch:

Địa chỉ cư trú:

Họ và tên mẹ :

Ngày, tháng, năm sinh :

Quốc tịch

Địa chỉ cư trú :

Họ và tên vợ /chồng :

Ngày, tháng, năm sinh :

Nơi sinh

Quốc tịch :

Địa chỉ cư trú :

Họ và tên con thứ nhất:

Ngày, tháng, năm sinh :

Nơi sinh

Quốc tịch:

Địa chỉ cư trú:

Họ và tên con thứ hai:

Ngày, tháng, năm sinh :

Nơi sinh:

Quốc tịch:

Địa chỉ cư trú:

Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

.......……,  ngày…..…tháng….…năm…....…

  1.                                                                                       Người khai

                                                                                       (Ký và ghi rõ họ tên)

Chú thích:                                                                     

  1. Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế; 

  2. Ghi  địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;

  3. Ghi  tên cơ quan đăng ký khai sinh; 

  4. Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch

  5. Ghi rõ loại giấy tờ gì.


Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

Lãnh đạo bằng trái tim: Bí quyết chinh phục đỉnh cao sự nghiệp! Bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhà lãnh đạo cảm xúc?

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao một số người lại có khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ một cách dễ dàng? Câu trả lời có thể nằm ở trí tuệ cảm xúc – một yếu tố ngày càng được các nhà lãnh đạo hiện đại chú trọng.

Giống như một nhà khoa học tài ba, một người lãnh đạo xuất sắc không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần có khả năng thấu hiểu và kết nối với con người. Và đó chính là lý do tại sao lãnh đạo cảm xúc đang trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong thế giới cạnh tranh ngày nay.

Tại sao lãnh đạo cảm xúc lại quan trọng?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc (EQ) đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với chỉ số IQ trong việc quyết định sự thành công của một người lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo có EQ cao thường:

  • Xây dựng mối quan hệ vững chắc: Họ hiểu và chia sẻ cảm xúc của nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và gắn kết.

  • Giải quyết xung đột hiệu quả: Nhờ khả năng thấu hiểu, họ có thể hóa giải những mâu thuẫn một cách khéo léo.

  • Truyền cảm hứng và động viên: Họ giúp nhân viên tìm thấy động lực và mục tiêu làm việc, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.

  • Đưa ra quyết định sáng suốt: Họ không chỉ dựa vào lý trí mà còn cân nhắc cả yếu tố cảm xúc, giúp đưa ra những quyết định đúng đắn.

Tại buổi chia sẻ của diễn giả Đinh Ngọc Thi, chúng ta đã được nghe một câu chuyện rất ấn tượng về một nhà lãnh đạo đã thay đổi hoàn toàn văn hóa công ty chỉ bằng việc tập trung vào việc phát triển trí tuệ cảm xúc.

Mô hình SELF: Công cụ đắc lực cho lãnh đạo cảm xúc

Để giúp các nhà lãnh đạo rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cảm xúc, diễn giả Đinh Ngọc Thi đã giới thiệu mô hình SELF gồm 4 bước đơn giản:

  1. Self-awareness: Nhận biết bản thân

  2. Empathy: Thấu cảm

  3. Label: Đặt tên cho cảm xúc

  4. Focus: Tập trung vào giải pháp

Những lợi ích khi áp dụng lãnh đạo cảm xúc:

  • Nâng cao sự hài lòng của nhân viên: Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ có động lực làm việc cao hơn.

  • Tăng cường hiệu suất làm việc: Một đội ngũ gắn kết và có động lực sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ: Một nhà lãnh đạo được yêu mến sẽ tạo dựng được uy tín và sự tin tưởng.

  • Phát triển bền vững cho doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có văn hóa làm việc tích cực sẽ thu hút và giữ chân nhân tài, từ đó đảm bảo sự phát triển lâu dài.

Lời khuyên cho những ai muốn trở thành nhà lãnh đạo cảm xúc:

  • Bắt đầu từ bản thân: Hãy dành thời gian để hiểu rõ bản thân mình, những cảm xúc của mình và những yếu tố tác động đến cảm xúc đó.

  • Lắng nghe tích cực: Hãy lắng nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng cả trái tim.

  • Thực hành thường xuyên: Việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cảm xúc là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và thực hành thường xuyên.

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Hãy tham gia các khóa học, workshop hoặc tìm một người cố vấn để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Lãnh đạo cảm xúc không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quyết định sự thành công của một người lãnh đạo. Bằng việc áp dụng những nguyên tắc của lãnh đạo cảm xúc, bạn không chỉ trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả mà còn trở thành một người có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của những người xung quanh.

Bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhà lãnh đạo cảm xúc? Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Hãy lắng nghe nhiều hơn, thấu hiểu nhiều hơn và thể hiện sự quan tâm chân thành đến những người xung quanh.

Các từ khóa: lãnh đạo cảm xúc, trí tuệ cảm xúc, EQ, lãnh đạo hiệu quả, phát triển bản thân, thành công, doanh nghiệp