Pages

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

Thành Tựu Lý Luận Vĩ Đại Của Các Cuộc Kháng Chiến Chống Ngoại Xâm Và Hoàn Thành Cách Mạng Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam

3.1 Thành Tựu Lý Luận

3.1.1 Xác Định Tính Chất Của Cách Mạng Việt Nam Là Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân Việt Nam

  • Hội nghị Trung ương Đảng lần II (2/1951):

  • Chính cương do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo xác định: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo.

  • Lần đầu tiên khẳng định: Cách mạng Việt Nam mang tính dân tộc, dân chủ, nhân dân, lãnh đạo bởi Đảng.

  • Đại hội Đảng lần II (9/1960):

  • Báo cáo Chính trị do Tổng Bí thư Lê Duẩn trình bày, tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh lý luận về bản chất của Cách mạng Việt Nam.

  • Xác định: Nhiệm vụ cách mạng ở hai miền Nam - Bắc đều nhằm mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước.

  • Làm rõ hơn tính dân tộc, dân chủ, nhân dân của Cách mạng Việt Nam trong bối cảnh mới.

3.1.2 Hình Thành Và Phát Triển Lý Luận Về Chiến Tranh Nhân Dân Việt Nam

  • Nội dung chính:

  • Thấu suốt quan điểm bạo lực cách mạng của quần chúng.

  • Đấu tranh lâu dài, giành thắng lợi từng bước, kết hợp SMDL với SMID.

  • Xác định đúng kẻ thù, tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ.

  • Lý luận về chiến tranh nhân dân toàn dân, xây dựng hậu phương vững chắc.

  • Đấu tranh toàn diện trên các mặt.

  • Vũ trang, sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quần chúng trên tất cả các chiến trường.

  • Ý nghĩa:

  • Đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nhận thức về chiến tranh nhân dân.

  • Cung cấp cơ sở lý luận vững chắc cho việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước.

  • Góp phần vào kho tàng lý luận quân sự Mác - Lênin trên thế giới.

3.1.3 Lý Luận Về Xây Dựng Khối Đại Đoàn Kết Trong Chiến Tranh Cách Mạng

  • Nội dung chính:

  • Mục tiêu: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc gồm công - nông - binh - trí - thanh - phụ lão, các tôn giáo, dân tộc, kiều bào ở nước ngoài.

  • Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, tự do, dân chủ của mỗi thành phần; đoàn kết trên cơ sở lợi ích chung của dân tộc.

  • Hình thức: Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.

  • Tác dụng: Tăng cường sức mạnh dân tộc, tạo điều kiện cho chiến tranh cách mạng giành thắng lợi.

3.1.4 Lý Luận Về Căn Cứ Địa, Hậu Phương Của Chiến Tranh Cách Mạng

  • Căn cứ địa: Vùng lãnh thổ do nhân dân ta làm chủ, là nơi xuất phát và dựa vào để tiến công địch.

  • Hậu phương: Vùng lãnh thổ do ta kiểm soát hoặc chi phối một phần, chi viện cho chiến trường.

  • Mối quan hệ: Căn cứ địa và hậu phương có quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau.

  • Vai trò: Căn cứ địa và hậu phương là chỗ dựa vững chắc cho chiến tranh cách mạng.

3.1.5 Lý Luận Về Kết Hợp Sức Mạnh Dân Tộc Với Sức Mạnh Thời Đai Trong Chiến Tranh Cách Mạng

  • Kết hợp sức mạnh dân tộc: Sức mạnh vật chất, tinh thần của nhân dân ta.

  • Kết hợp sức mạnh thời đại: Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

  • Nguyên tắc: Kết hợp chặt chẽ, tương tác lẫn nhau.

  • Tác dụng: Tăng cường sức mạnh tổng hợp, đẩy nhanh thắng lợi chiến tranh cách mạng.

3.1.6 Lý Luận Về Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Chiến Tranh Cách Mạng (tiếp)

  • Đảng là hạt nhân lãnh đạo: Xác định đường lối, chiến lược, chiến thuật, lãnh đạo toàn diện cuộc chiến tranh cách mạng.

  • Đảng động viên, tổ chức nhân dân: Phát huy sức mạnh của quần chúng, biến mọi người thành chiến sĩ trên mặt trận.

  • Đảng xây dựng lực lượng vũ trang: Vũ trang cho nhân dân, xây dựng quân đội, du kích, công an nhân dân.

  • Đảng lãnh đạo ngoại giao: Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Kết luận:

Thành tựu lý luận của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân Việt Nam là vô cùng to lớn. Đó là kết tinh của trí tuệ, bản lĩnh của Đảng và nhân dân ta, là kim chỉ nam cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hoàng Gia

Lớp TC 240 - Môn Lịch Sử Đảng cộng sản Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét