Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Bí quyết CƯA GÁI NHƯ DÂN MARKETING rất đơn giản

 


Khi tán tỉnh một cô gái, bạn đừng dại mà hỏi cô ấy: Cho anh hôn cái nha.

Chẳng đời nào cô ấy trả lời: OK anh hôn đi.

Con gái thích sự lãng mạn và họ cần cái hôn đến một cách tự nhiên hơn. Đặc biệt họ rất sợ: Mất Giá!

Thay vì làm vậy, bạn hãy tạo đủ mọi điều kiện để cái hôn diễn ra.

Và marketing chính là chiến lược cho bạn:

Trước tiên hãy tìm cho ra số điện thoại cô ấy. Hãy tìm hiểu xem cô ấy thích cái gì ? Cô ấy hay đi đâu ? Cô ấy thích đọc sách hay đua xe? Lúc ngủ cô ấy mặc đồ bộ hay váy, hay không mặc gì ? Hãy chịu khó đi thăm dò, hỏi thử bạn cô ấy, hàng xóm nhà cô ấy,... Hãy lên Facebook của cô ấy. Nếu cứ ngày lễ tết, valentine, thứ bảy, chủ nhật mà có những dòng stt đầy tâm trạng đại loại: Tối nay lại một mình, cảm thấy cô đơn, “feeling” trống trải... Thì xin chúc mừng, thị trường còn... hoang vu đang chờ bạn khai phá. (Và hoạt động đó gọi là nghiên cứu thị trường - Marketing Research)

Hãy xuất hiện bất ngờ và ấn tượng (quảng cáo - Advertising).

Nhưng phải nhớ là, ăn mặc đẹp trước khi xuất hiện.

Nhắn tin cho cô ấy vào một giờ cố định trong ngày🕙. Ví dụ cứ 10h tối là bạn lại nhắn một tin nhắn. Đơn giản có thể là: Chúc em ngủ ngon... miệng; em ngủ chưa, nếu chưa thì ngủ đi... Cứ kiên trì như thế. Dù cô ấy có không trả lời. Cứ kiên trì như thế. Rồi một ngày nào đó. Bạn cố tình quên không nhắn nữa. Thế nào cô ấy cũng sẽ đứng ngồi không yên. Rồi lấy điện thoại nhắn lại cho bạn:

- “Quỷ sứ” ! Đâu mất tiêu rồi sao tối nay không thấy nhắn tin.

Như vậy là bạn đã thành công trong việc tạo thói quen tiêu dùng rồi đó (SMS marketing).

- Nếu mỗi lần tới nhà cô ấy chơi, con chó cưng nhà cô ấy lao ra sủa ầm ĩ. Bạn đừng lo. Cứ mỗi lần đến nhớ mang theo một khúc xương. Rồi ném cho nó (đó gọi là Vận động hành lang - Lobby). Thấy nó vui, cô chủ nó cũng sẽ vui và cưng bạn còn hơn cưng “con quỷ chó” đó nữa.

- Ra rạp mua một cặp vé xem phim bom tấn nhưng đừng vội mời cô ấy đi xem phim. Thay vì vậy hãy bảo: Em đi xem phim với bạn cho vui nhé. Anh bận đi công tác nên không đi cùng được. Mặt tỏ vẻ bận rộn pha chút quan tâm. (Đó là chính là Tài trợ)

- Cưa cẩm cô ấy nhưng đừng quên ba mẹ cô ấy. Thỉnh thoảng giúp đỡ ba mẹ một việc gì đó để họ kể tốt về bạn. Ví dụ: Mẹ cô ấy sẽ bảo: Cái “ thằng” thiệt là chu đáo, nó biết mẹ thích áo dài màu xanh nước biển nên mua tặng mẹ đấy. (Đó là PR, là quan hệ... Chính Phủ).

- Mời cô ấy ăn một buổi tối lãng mạn và nói những lời có cánh (Tổ chức sự kiện -Event).

- Trong tất cả những hoạt động ấy, hãy thật sự chú ý những dấu hiệu tích cực như: Cô ấy chủ động nhắn tin hỏi thăm bạn, khi đi xe máy cô ấy bắt đầu ngồi gần hơn, sát hơn, một tay, rồi hai tay để lên đùi bạn... Đến lúc này bạn hãy chọn một thời điểm chính mùi để thực hiện một nụ hôn nồng cháy và khả năng thành công là rất cao rồi đấy (Điểm Chốt Sales).


Cuối cùng, sau khi chốt sales rồi thì cũng đừng quên chăm sóc sau bán hàng cho "khách hàng trọn đời" này của mình nhé 😉

——————————————

Thực hiện: Trần Thị Minh Anh

Hình ảnh: Vũ Minh

#KSC #Donggoitrithuc

THÔNG CÁO BÁO CHÍ liên quan sản phẩm bị thu hồi của Công ty Acecook Việt Nam

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tp.HCM, ngày 28 tháng  08  năm 2021

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

V/v: sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Ireland bị thu hồi 

Lời đầu tiên, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan truyền thông vì sự hợp tác, quan tâm và hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Là một công ty sản xuất các sản phẩm ăn liền đến từ Nhật Bản, Acecook Việt Nam luôn coi trọng sự minh bạch, sự thật cũng như chất lượng của sản phẩm và sự an toàn của người tiêu dùng. Đối với vấn đề trên, chúng tôi chính thức xin gửi tới các cơ quan truyền thông những thông tin chính xác như sau:

Theo thông tin từ Cơ quan quản lý thực phẩm Ireland, đã thu hồi lô hàng sản phẩm xuất khẩu của Acecook Việt Nam do liên quan đến chất Ethylene Oxide. Cụ thể là 02 sản phẩm: 

+  Miến Good, hương vị sườn heo, loại 56gr, ngày sản xuất 10/5/2021.

+  Mì Hảo Hảo, hương vị tôm chua cay, loại 77gr, ngày sản xuất 24/3/2021.

Chúng tôi khẳng định: Hai sản phẩm nói trên là sản phẩm xuất khẩu, dành riêng cho thị trường Châu Âu, không phải sản phẩm nội địa. 

Chúng tôi xin cam kết tất cả các sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam đều tuân thủ Quy định và Pháp luật Việt Nam, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng.  

Về Ethylene Oxide: khí EO hoặc ETO hiện nay được sử dụng rộng rãi với tác dụng tiệt trùng các vật tư dụng cụ trong lĩnh vực y tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra ETO cũng được sử dụng để diệt vi sinh vật trong một số loại gia vị, rau sấy và việc này được chấp thuận tại một số quốc gia như Mỹ và Canada. 

Acecook Việt Nam tuyệt đối tuân thủ các quy định (của Việt Nam, Châu Âu, Nhật, Úc và New Zealand…) về việc không sử dụng ETO trong bất kỳ khâu nào của công nghệ bảo quản nguyên liệu-sản xuất-lưu trữ. Hiện chúng tôi đang tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra trên diện rộng ở các nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để nhận định nguyên nhân và sẽ có biện pháp đối ứng kịp thời, hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. 

Đồng thời, chúng tôi cũng đã làm việc với các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà cung cấp cũng khẳng định không sử dụng Ethylene Oxide trong quy trình sản xuất của họ. Chúng tôi đã yêu cầu họ kiểm soát và tuyệt đối không sử dụng công nghệ Ethylene Oxide trong quy trình sản xuất, tuyệt đối thực hiện đúng theo các cam kết này với Acecook Việt Nam.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý cơ quan truyền thông có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề trên, tránh đưa các thông những thông tin gây những hiểu lầm và hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực trong giai đoạn dịch bệnh với nhiều khó khăn như hiện nay.  

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến quý cơ quan truyền thông khi có kết quả điều tra nguyên nhân của sự việc nói trên. 


Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!


Nếu Quý cơ quan truyền thông cần thêm thông tin xin vui lòng liên hệ: 

Bà Trần Thị Bích Vân – Trưởng Bộ phận PR – Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

Điện thoại: 0338098280 

Email: vanbt.hcm@acecookvietnam.com


Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

XÔNG HƠI GÓP PHẦN HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG DỊCH Bsck2. Huỳnh Tấn Vũ

 

BS.CK II Huỳnh Tấn Vũ cho rằng phương pháp xông hơi bằng thảo dược từ thiên nhiên, góp phần cải thiện triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể..

Hòa cùng khí thế của cả nước trong phòng chống dịch Covid-19. Xin chia sẽ một phương pháp của Y học cổ truyền tham gia và hỗ trợ tốt góp phần cải thiện triệu chứng và nâng cao sức khỏe cho cơ thể đó là phương pháp xông hơi bằng thảo dược từ thiên nhiên.

Xông hơi có thể được chia làm 2 nhóm là xông hơi khô và xông hơi ướt. Hoặc chia theo vùng xông thì xông hơi toàn thân và xông hơi bộ phận ( xông hơi mũi họng…).

Xông hơi khô: Sử dụng nhiệt khô. Làm nóng nhờ các viên đá được đặt trên các thanh điện trở. Sau đó chế hỗn hợp tinh dầu pha loãng tạo mùi hương. Hoặc làm nóng bằng tia hồng ngọai

Xông hơi ướt: Sử dụng nhiệt ướt. Làm nóng nhờ thiết bị là nồi hơi, hơi nước nóng được dẫn vào bên trong nhờ hệ thống ống hoặc sử dung nồi xông tại nhà.

Mức nhiệt và độ ẩm bên trong mỗi phòng xông hơi là khác nhau : Nhiệt độ của phòng xông hơi khô có thể đạt được lên đến 75 độ C và độ ẩm chỉ ở mức 10 %. Phòng xông hơi ướt cung cấp nhiệt ở khoảng 45 độ C nhưng độ ẩm cao đến 100%. Cách làm tăng nhiệt độ có thể dùng các viên đá được làm nóng do đặt trên các thanh điện trở cho hỗn hợp mùi hương pha loãng tinh dầu vào đạt mục đích phòng và chữa bệnh

Các phương pháp xông hơi đều có nguyên lý chung là làm tăng nhiệt độ để cơ thể bài tiết mồ hôi và thông qua mùi thơm sát trùng, tăng thông khí vùng mũi họng. Chỉ khác nhau ở công cụ, cách sử dụng, có sử dụng thêm thảo dược hay tinh dầu pha loãng. Xông hơi spa hay phòng khám đông y thường sử dụng phòng xông hơi chuyên dụng, nồi nước lá xông thì thủ công hơn tại nhà nấu các loại thảo dược hoặc xông hơi nước & tinh dầu pha loãng và trùm chăn rộng để xông.

Thảo dược xông hơi thường là các loại lá có tinh dầu như chanh, bưởi, sả, hương nhu, tía tô, cúc tần, kinh giới… rất dễ tìm tại bất cứ nơi nào ở nước ta. Xông thảo dược thường dùng sưc nóng hơi nước và tinh dầu toát ra từ thảo dược với chỉ định là giải cảm phong hàn. Với mục đích này thì linh động các loại thảo dược có sẵn cái gì dùng cái đó, miễn là các loại lá có tinh dầu kết hợp với hơi nước nóng sẽ có tác dụng khu phong tán hàn.

Trước khi xông hơi cơ thể nên sạch sẽ cơ thể nếu xông toàn thân và  sạch sẽ vùng nếu xông theo bộ phận để loại bỏ bụi bẩn, mỹ phẩm, tạo điều kiện cho da và lỗ chân lông tiếp xúc với nhiệt và ẩm tốt hơn. Uống một ít nước, ăn nhẹ (không để quá đói hoặc quá no). Chuẩn bị khăn lau, quấn mình và lau mặt. Xông hơi bộ phận chủ yếu vùng mặt trực tiếp vùng mũi họng ngoài sát trùng, ra mồ hôi tại chỗ, tăng thông khí còn dùng trong làm đẹp, làm sạch da, thông thoáng da, giảm mụn, hỗ trợ loại bỏ tế bào chết, làm sáng da.  Sau khi xông hơi tốt nhất nên uống một ly nước ấm, hoặc trà gừng, soup hay cháo nóng, sẽ giúp làm ấm cơ thể.

Xông hơi toàn thân nên xông cách ngày, còn xông hơi bộ phận cũng cách ngày xen kẽ với xông hơi toàn thân, mỗi lần tối đa 15-20 phút. Liệu trình trong giai đoạn hiện nay là xông liên tục 2 tuần.

Cách nấu một nồi thuốc xông tại nhà: Dược liệu sử dụng rẻ tiền, dễ kiếm, sẵn có ở địa phương, hiêu quả tốt. Nấu nồi xông với 3 loại lá:‎

Lá có tác dụng kháng sinh: lá hành, lá tỏi, kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh,…

Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá trúc, đậu săng, lá duối.

Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu,...

Mỗi thứ một nắm nhỏ, Tổng cộng khoảng 200-300g, rửa sạch lá, cho vào nồi khoảng 2-3 lit nước, đun sôi. Đặc biệt những lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại khoảng 10-15 phút, bắc ra. Khi xông chùm chăn kín cả người nếu xông toàn thân, kín 1 vùng nếu xông bộ phận thí dụ xông Tai mũi họng thì trùm kín vùng đầu mặt cổ và nồi xông,  mở nồi nước xông từ từ cho hơi nóng của nước và mùi tinh dầu bốc lên toàn thân hay bộ phận. Xông từ 10 - 20 phút. Xông hơi xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Sau khi xông, ăn bát cháo hành với tía tô (ăn nóng), thêm thịt hoặc lòng đỏ trứng ( nếu có).‎‎

Xông hơi là biện pháp tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số trường hợp cần lưu ý vì không phải lúc nào xông hơi cũng tốt, một số trường hợp về sức khỏe, về tâm lý cần lưu ý không nên xông hơi, cần chú ý một số vấn đề có thể gặp khi xông hơi như sau: Mất nước và chất điện giải, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, khô da…..

Cần hạn chế hoặc tránh xông hơi là: Trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người mắc các bệnh mạn tính như hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não, tiểu đường, bệnh thận và suy tim sẽ có nguy cơ bị mất nước cao hơn.

Cần cẩn thận, đặc biệt lưu ý khi xông hơi: như ăn quá no, sốt cao, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ đang có kinh, hay phụ nữ có thai,…

Với tác dụng hơi nóng, kháng sinh thực vật và tinh dầu tiết ra từ thảo dược giúp giảm tải lương virus, sát khuẩn mũi họng, tăng thông khí hô hấp, chống nhiễm khuẩn, làm ra mồ hôi thải độc cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu tại chỗ thông qua cải thiện tuần hoàn toàn toàn thân, thư giãn cơ thể, xông hơi thực sự có lợi cho sức khỏe là phương pháp hỗ trợ tốt trong việc cải thiện triệu chứng: cảm ho, sốt, ho có đờm, thông khí dễ thở, kich thích vị giác và khứu giác… còn góp phần nâng cao sức đề kháng giúp cơ thê phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất là vượt qua đại dịch này.

Nguồn BS.CK II Huỳnh Tấn Vũ cung cấp.  

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

Tài liệu ôn tập môn học pháp luật kinh Doanh bảo hiểm có đáp án và đề thi mẫu

 



Tài liệu ôn tập luật kinh doanh bảo hiểm


Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? 

Trong bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm được trả căn cứ vào thiệt hại thực tế khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

>> k1, điều 33 bồi thường căn cứ vào thương tật thực tế và thỏa thuận trong HĐBH

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thành lập dưới dạng công ty hợp danh.

>> điều 59, LKDBH gồm CT TNHH, CTCP, HTX BH, BH Tương hỗ

Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản phải xác định rõ người thụ hưởng.

>> ko có khái niệm người thụ hưởng trong BHTS

Nguyên tắc thỏa thuận không áp dụng đối với loại hình bảo hiểm bắt buôc.

>> điều 7, NĐ 130/2006/NĐ-CP về số tiền trong BH cháy nổ là số tiền tối thiểu: nếu không xác định được giá trị của tài sản thì do 2 bên thỏa thuận

Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải giao kết bằng văn bản có công chứng.

>> vd như trường hợp BH TNXCG thì chỉ cần có giấy chứng nhận bảo hiểm

Trong bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cho một tài sản được bảo hiểm.

>>Đ trong trường hợp bảo hiểm trùng

Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. ==> điều 15-LKDBH

Trong bảo hiểm tài sản, kết quả giám định của doanh nghiệp bảo hiểm có giá trị pháp lý cao nhất. ==> K2,điều 48 nếu ko thống nhất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập

Trong bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bất kỳ cá nhân nào nếu được cá nhân đó đồng ý bằng văn bản. 

>> S. fai có quyền lợi được bảo hiểm

Trong bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bất kỳ cá nhân nào nếu được cá nhân đó đồng ý bằng văn bản. ==> fai có quyền lợi được bảo hiểm 

Trong pháp luật bảo hiểm tài sản, pháp luật cấm mua bảo hiểm trùng. (==>ko cấm) chỉ cấm mua  BH trên giá trị

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể trực tiếp giao kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. ==> điều 90, chỉ dc tư vấn 

Trong bảo hiểm tử kỳ, người chồng có thể mua bảo hiểm cho vợ hợp pháp của mình nếu vợ đang mắc bệnh tâm thần. ==> điều 38, ko được mua bh tử kỳ cho người đang mắc bệnh tâm thần 

Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào thiệt hại thưc tế phát sinh. ==> theo thỏa thuận trong hợp đồng- điều 54 LKDBH, điều 14, NĐ 103/2008 về nguyên tắc bồi thường.

Cơ quan quản lý kinh doanh bảo hiểm là Bộ Tài chính.

>>Chính phủ thống nhất quản lý. BTC chịu trách nhiệm trước CP thực hiện quản lý nhà nước. Bộ, CQNB có trách nhiệm quản lý trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ

Câu 2: Câu hỏi tự luận

Trên cơ sở Pháp luật kinh doanh bảo hiểm, anh (chị) hãy chỉ ra ít nhất 4 điểm khác nhau giữa bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người.

Đối tượng bảo hiểm: tài sản – con người (tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động)

Số tiền bảo hiểm: dựa trên giá trị tài sản – dựa trên sự thỏa thuận

Nguyên tắc chi trả: thiệt hại bnhiu trả bấy nhiêu – trả theo thỏa thuận

Bảo hiểm trên giá trị, dưới giá trị

Yêu cầu đòi đóng phí bh của DNBH:

Bảo hiểm trùng: chỉ có ở BH tài sản.

Nguyên tắc đền bù: theo nguyên tắc ngang giá – theo nguyên tắc khoán

Có quan điểm cho rằng “mua bảo hiểm con người là một hình thức đầu tư tài chính”. Anh (chị) hãy cho biết quan điểm này đúng hay sai? Tại sao?

>> khi tham gia bảo hiểm thì người mua bảo hiểm còn được nhận tiền lãi dựa trên số tiền BH đã đóng. Do đó, khi nhận tiền tri trả của DNBH thì ngoài khoản tiền BH đã đóng thì họ còn nhận được tiền lãi.

Cá nhân có thể mua bảo hiểm tử kỳ cho mình đồng thời tại các doanh nghiệp bảo hiểm A, B, C không? Khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm thì nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm được xác định như thế nào?


Trong bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm có được quyền kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm không? Tại sao?

Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền lập quỹ đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm để đầu tư sinh lợi ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm không? Tại sao?

Nghĩa vụ thực hiện các quy định về an toàn có ảnh hưởng đến quyền được yêu cầu bồi thường bảo hiểm không? Tại sao?

Khi người được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ chết do lỗi người thứ 3 thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn tiền bảo hiểm không? Tại sao?

Trong bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm có được quyền kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm không? Tại sao?

Anh (chị) hãy phan biệt hoạt động môi giới bảo hiểm với hoạt động đại lý bảo hiểm?

Trong bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho những đối tượng nào? Tại sao luật lại quy định như vậy?

>> về nguyên tắc là phải có quyền lợi bảo hiểm.

Bảo hiểm trùng là gì? Nếu có trường hợp bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản thi xử lý như thế nào khi giao kết hợp đồng và khi phát sinh sự kiện bảo hiểm?

Câu 3: Bài tập tình huống:

Công ty TNHH X mua ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ cho tài sản của mình là kho hàng vải sợi với Công ty bảo hiểm Y. Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2007. Ông B là giám đốc công ty X đồng thời là thành viên sở hữu 25% vốn điều lệ của công ty X.

Ngày 25 tháng 8 năm 2008,  Ông A (bố của B) vô ý làm cháy kho hàng cháy kho hàng vải sợi của Công ty trách nhiệm hữu hạn X. Sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Hội đồng thành viên Công ty TNHH X họp xem xét những đóng góp của B cho công ty, mối quan hệ cha con giữa Giám đốc B và A nên đã quyết định không yêu cầu A bồi thường cho công ty X. Mặt khác, Công ty TNHH X làm hồ sơ yêu cầu Công ty bảo hiểm Y bồi thường theo cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nhưng bị từ chối. Trong văn bản trả lời, Công ty bảo hiểm Y cho rằng lý do từ chối bồi thường là vì Công ty X từ chối không chuyển giao cho Công ty bảo hiểm Y quyền yêu cầu ông A bồi hoàn. Công ty X không đồng ý với quyết định này.

Anh chị hãy cho biết:

a. Theo những dữ kiện nêu trên, việc từ chối bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm Y cho công ty X là đúng hay sai? Vì sao?

Không được sử dụng lý do trên để từ chối.

Phải bồi thường cho công ty sau đó yêu cầu công ty chuyển giao quyền đòi bồi thường. nếu công ty không chuyển quyền thì có quyền khấu trừ hoặc kiện đòi chuyển quyền

Lưu ý: người được bảo hiểm ở đây là công ty chứ không phải là ông B

Tìm hiểu thêm

b. Giải quyết tranh chấp trên như thế nào?

Công ty TNHH M (sau đây gọi tắt là M) ký hợp đồng thuê tài chính 10 chiếc xe ô tô tại Công ty cho thuê tài chính X. Ngày 15/10/2013, M đã tiến hành mua bảo hiểm cho 10 chiếc xe ô tô nói trên tại Công ty bảo hiểm Y với số tiền bảo hiểm là 10 tỷ đồng, bảo hiểm cho sự kiện cháy, nổ, tai nạn. Ngày 10/11/2013, do sự cố chập điện tại bãi đậu xe của M nên toàn bộ một 10 chiếc xe nói trên bị cháy hoàn toàn. Giám định thiệt hại thực tế tại thời điểm bị cháy là 12 tỷ đồng. Hỏi:

a- Việc M mua bảo hiểm cho tài sản thuê trong trường hợp này là đúng hay sai? Tại sao?

b- Xác định số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho M?.

Ngày 15/2/2010, ông A mua bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp của mình là bà B tại doanh nghiệp bảo hiểm X, nội dung hợp đồng như sau: số tiền bảo hiểm là 1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 20 năm tính từ ngày giao kết hợp đồng, người thụ hưởng là ông A. Ngày 10/4/2011, ông A tiếp tục mua bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp của mình là bà B tại doanh nghiệp bảo hiểm Y, nội dung hợp đồng như sau: số tiền bảo hiểm là 3 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 10 năm tính từ ngày giao kết hợp đồng, người thụ hưởng là con chung của A và B. cả hai hợp đồng bảo hiểm này đều được bà B đồng ý. Hỏi:

a- Việc giao kết 2 hợp đồng bảo hiểm nói trên là đúng hay sai? Tại sao?

b- Giả sử ngày 15/10/2013, bà B bị tai nạn giao thông chết, anh (chị) hãy xác định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm cho những người thụ hưởng như thế nào?

Ngày 1/6/2006, ông A giao kết hợp đồng bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp (sau đây gọi là B), chỉ định người thụ hưởng là con chung của 2 vợ chồng (sau đây gọi tắt là C). Ông A đã đóng phí bảo hiểm đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngày 20/6/2013, TAND Quận X đã ra bản án cho ly hôn giữa A và B, bản án có hiệu lực sau đó theo quy định. Do A và B không yêu cầu tòa án chia tài sản nên tòa để cho A và B tự thỏa thuận chia tài sản chung. Để bảo đảm quyền lợi của người con, A vẫn tiếp tục đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết việc ly hôn của 2 người. Ngày 30/9/2013, bà B bị tai nạn chết. Người con đã làm đơn đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Là nhân viên pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm, anh (chị) hãy cho biết sự kiện bà B chết có làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không? Tại sao?

Ông A là chủ sở hữu xe máy biển số 54Y-9999. Ông A đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm X và được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm vào ngày 03 tháng 01 năm 2011. Giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Cuối tháng 1 năm 2011 ông A làm thất lạc Giấy chứng nhận bảo hiểm. Ngày 02 tháng 02 năm 2011 ông A lại mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chính chiếc xe 54Y-9999 này tại Công ty bảo hiểm Y. Thời hạn bảo hiểm là 12 tháng kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2011. Cuối tháng 2 năm 2011, ông A tìm thấy Giấy chứng nhận bảo hiểm ban đầu. 

Ngày 2 tháng 3 năm 2011, chiếc xe 54Y-9999 gây tai nạn cho C. Theo kết quả giám định thiệt hại từ tai nạn này là 90 triệu đồng, trong đó thiệt hại về tài sản là 50 triệu, thiệt hại về người là 40 triệu. 

a. Anh chị hãy cho biết trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm X, công ty bảo hiểm Y trong vụ tai nạn này? Giải thích tại sao?

b. Giả sử tổng giá trị thiệt hại là 145 triệu, trong đó thiệt hại về tài sản là 60 triệu, thiệt hại về người là 85 triệu. Ông A có nghĩa vụ tiếp tục bồi thường cho C hay không? Nếu có thì mức bồi thường là bao nhiêu? Vì sao?

Ông Trần Anh mua bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chiếc xe gắn máy của mình tại DNBH Hoàng Thành, ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/06/2010, thời hạn hợp đồng là 1 năm. Số tiền bảo hiểm được xác định như sau: 

- Đối với người là 50tr/người/vụ.

- Đối với tài sản là 30tr/vụ.

Ngày 20/07/2010, khi ông Anh đang điều khiển xe trên đường Trần Phú thì  tông phải ông Nguyễn Thành Nhân gây thiệt hại cho ông Nhân như sau:

- Tiền chữa bệnh do tai nạn là 20 triệu đồng.

- Chi phí sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng là 12triệu đồng.

Đồng thời, ông Anh cũng phải sữa chữa xe của ông Anh với chi phí là 8 triệu đồng.

Số tiền mà DNBH Hoàng Thành phải chi trả cho trường hợp trên là bao nhiêu? Vì sao? ==> 32 triệu

Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên?  == > Chủ xe cơ giới. Nếu ông Anh chết, thương tật vĩnh viễn Điều 14, thì là do người bị thiệt hại

Hợp đồng bảo hiểm trên còn phát sinh hiệu lực không? Vì sao? == > thời hạn hợp đồng còn, chiếc xe vẫn còn, trách nhiệm vẫn còn == > HĐBH vẫn còn hiệu lực

Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà ông Anh cho cháu của mình là Trần Thành Đạt mượn (biết rằng Đạt mới chỉ 15 tuổi) thì DNBH có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì sao? == > khoản 3, điều 13: loại trừ bảo hiểm. Nếu trên 18t: gồm 2 TH xe trên 50cc và dưới 50cc

Chủ xe cơ giới bao gồm cả người dc chủ (đứng tên trên giấy phép dki) giao cho quyền sử dụng.

Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà Tuấn, người hàng xóm đã lấy trộm và gây tai nạn thì DNBH có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì sao? ==>  Tuấn ko fai là chủ xe cơ giới == > ko được DNBH chi trả

Gỉa sử chi phí chữa bệnh của ông Nhân là 50 triệu và chiếc xe bị hư hỏng toàn bộ với giá trị là 35triệu thì số tiền mà DNBH phải chi trả là bao nhiêu? Vì sao? == > tối đa 80 triệu. phần còn thiếu thì ông Anh tự chịu hi trả cho ông Nhân Điều 14

Gỉa sử Anh vừa tông phải ông Nhân làm cho ông Nhân tông phải Hoàng, Hoàng lại đang chở thêm Trọng dẫn đến Hoàng phải bỏ ra chi phí chữa bệnh là 25 triệu và Trọng phải bỏ ra chi phí chữa bệnh là 20 triệu, xe bị hư hỏng phải sữa chữa 25tr, còn thiệt hại của ông Nhân như trên thì DNBH phải chi trả bảo hiểm như thế nảo? Giải thích?

== > lỗi của ông Anh thì ông Anh sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm. Bnhiu người thì bấy nhiu (miễn không quá 50tr/người).

Còn đối với tài sản thì là tổng cộng chỉ là 30 triệu.

Ông Ân mua bảo hiểm cháy cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Việt. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/07/2010, thời hạn hợp đồng là 2 năm, giá trị căn nhà tại thời điểm mua bảo hiểm là 2 tỷ VND. Ông A mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị căn nhà.

Ngày 05/09/2011, Ân có va chạm với ông Oán là hàng xóm của Ân. Nhân đêm tối, ngày 06/09/2011, ông Ân sang đốt nhà ông Oán làm cháy phòng bếp nàh ông Oán. Trong lúc tức giận, Oán sai con là Tân (14 tuổi) sang đốt nhà của ông Ân. Tuy nhiên vì phát hiện kịp thời nên căn nhà chỉ bị thiệt hại 45% giá trị. Ngay sau khi thiệt hại xảy ra, ông Ân đã hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi đến DNBH Rồng Việt để yêu cầu bồi thường.

DNBH Rồng Việt từ chối chi trả cho ông Ân vì lý do ông Ân đã có lỗi trong qía trình làm cháy nhà của mình (vì ông đã đốt nhà ông Oán trước). Lý do Rồng Việt từ chối nêu để từ chối bảo hiểm là đúng hay sai? Vì sao?

Số tiền mà DNBH phải bồi thường (nếu ông A được bồi thường) là bao nhiêu? Vì sao?

Hợp đồng bảo hiểm trên vẫn tiếp tục có hiệu lực pháp lý hay kết thúc hiệu lực pháp lý? Vì sao?

Cũng trường hợp trên nhưng căn nhà bị tổn thất toàn bộ thì số tiền bồi thường là bao nhiêu? Vì sao?

Sau khi DNBH đã bồi thường toàn bộ giá trị căn nhà thì HĐBH còn hiệu lực pháp lý không? Vì sao?

Giả sử cùng khoản thời gian trên, ông Ân cũng đã mua bảo hiểm trị giá 1 tỷ cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Thép. Hỏi: việc chi trả bảo hiểm cho ông Ân trong trường hợp này thế nào? 

Theo anh chị, giá trị tài sản khi thỏa thuận giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý gì? Vì sao?

Căn cứ để DNBH bồi thường là giá của căn nhà tại thời điểm giao kết HĐBH hay giá tại thời điểm bồi thường? Tại sao?

Sau khi bồi thường, DNBH có được quyền đòi lại số tiền mà mình đã bồi thường từ người gây ra thiệt hại là Tân hay Oán? Vì sao?

Bà Hậu mua bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại DNBH Nhân Ái. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 15/04/2007, thời hạn hợp đồng là 10 năm, số tiền bảo hiểm là 2 tỷ VND. Trong hợp đồng, bà Hậu đã xác định tên người thụ hưởng là Hoài, con trai của bà Hậu.

Sau khi giao kết hợp đồng tại DNBH Nhân Ái, bà Hậu còn ký tiếp hai HĐBH nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại 2 DNBH Nhân Thành và Bất Tử với giá trị mỗi hợp đồng là 800 triệu đồng.

Ngày 25/08/2010 trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, bà Hậu đang đi trong công viên thì bị một người nhóm thanh niên đua xe tông và qua đời.

Theo anh chị, trường hợp bà Hậu chết như trên có phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của DNBH Nhân Ái trong trường hợp trên hay không? Vì sao?

== > phát sinh sự kiện bảo hiểm

Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên? Vì sao?== >người thụ hưởng

Nếu phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại tiếp tục bồi thường cho mình hay không? Vì sao? == >điều 37,đối vs BH con người ko có chuyển giao yêu cầu bồi thường

Giả sử, bà Hậu đi tập thể dục cùng Hoài và cả 2 người cùng bị tông chết. DNBH chi trả cho ai? Tại sao? ==> chia theo pháp luật (kochia theo di chúc vì lúc đó tài sản chưa hình thành

Nếu tình huống trên thuộc trường hợp bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được nhận tiếp hai khoản tiền bảo hiểm từ hai hợp đồng ký sau hay không? Vì sao? == >được vì BH nhân thọ ko có xử lí như đối với bảo hiểm trùng.

Giả sử, bà Hậu băng ngang đường cao tốc và bị gây tai nạn chết người. DNBH có nghĩa vụ phải chi trả bảo hiểm không? Tại sao? 

== > vô ý, ko nằm trong điều khoản loại trừ: vẫn chi trả

Nếu là cố ý hoặc những quy định mà pháp luật buộc phải biết --> ko trả


VD: Nếu tự tử sau 2 năm kí hợp đồng BHNT thì quy định số tiền hoàn lại (K3,DD39) – quy định này khác với việc trả tiền BH

Ngày 25/10/2007, Công ty Bình Minh đã ký một hợp đồng bảo hiểm tàu biển với Công ty Cổ phần bảo hiểm X.  Mức phí bảo hiểm là hơn 22,4 triệu/12 tháng, phạm vi bảo hiểm là thân tàu, trong điều kiện hoạt động đúng vùng tuyến quy định. Nếu bị tổn thất toàn bộ thì được bảo hiểm 3 tỷ đồng (trong đó có cả phí trục vớt). Thời hạn bảo hiểm là 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng. Đầu tháng 1/2008, tàu BN 0425 của Công ty  Bình Minh nhận hợp đồng chở 770 tấn quặng sắt của Công ty Hoàng Tiến từ Bến Vát (Hiệp Hòa - Bắc Giang) đến cảng Phòng Thành (Quảng Tây - Trung Quốc). Ngày 14/1/2008, tàu BN 0425 neo đậu tại cảng Vạn Gia, Móng Cái, Quảng Ninh. Khoảng 7h sáng 15/1/2008, sau khi làm xong các thủ tục và có giấy phép xuất bến, tàu BN 0425 xuất bến trong tình trạng tàu vận chuyển không quá tải, thuyền trưởng, máy trưởng đều đáp ứng các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên 1 trong số 6 thủy thủ không có tên trong danh sách thuyền viên đã đăng ký. Đến khoảng 14h cùng ngày thì tàu BN 0425 bị nạn do điều kiện bất khả kháng của thời tiết bất thường, lốc lớn làm tàu  bị đắm. Công ty Bình Minh làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm nhưng bị công ty bảo hiểm X từ chối bồi thường với lý do công ty Bình Minh vi phạm qui định về thành phần thủy thủ trên tàu.

Anh Chị hãy cho biết:

Thế nào là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm? 

Việc từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm X là đúng hay sai? Vì sao?

Giả sử, thủy thủ vẫn đúng như danh sách thuyền viên đăng ký nhưng tàu hư hỏng vì lý do bị rò rỉ từ một mối hàn trên thân tàu. Vậy công ty bảo hiểm có quyền từ chối bảo hiểm vì lý do này không?

Giả sử, khi tàu bị rò rỉ, thuyền trưởng đã thông báo cho công ty X và được yêu cầu nhanh chóng tìm biện pháp khác phục. Thuyền trưởng đã yêu cầu thủy thủ dùng 2 lô hàng trị giá 100 triệu để chặn lại lổ hỏng trên tàu. Vậy công ty X có bồi thường cho 2 lô hàng này hay không? Tại sao?

Giả sử trước khi khởi hành, thuyền trưởng phát hiện tàu BN 0425 đã có dấu hiệu xuống cấp như thân tàu bị rỉ sét nhiều chỗ nhưng tàu vẫn đủ điều kiện lưu hành. Hỏi thuyền trưởng có trách nhiệm gi khi phát hiện các hiện tượng trên? Vì sao?

Giả sử, tàu BN 0425 bị chìm là do tàu CN 0235 đâm phải. Biết rằng tàu CN 0235 của công ty Hoàng Hôn và Hoàng hôn đã mua bảo hiểm của công ty BH Y về trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba với số tiền bảo hiểm là 2 tỷ. Vậy trong trường hợp này, thiệt hại của công ty Bình Minh do ai chi trả? Tại sao? Giải quyết các mối liên hệ liên quan.  


 

TÌnh huống 

Ngày 12/11/2011, bà BÌnh mua BH tử kỳ cho cái chết của OANH,con bà BÌnh với thời hạn 10 năm tại DNBH Thành Long với số tiền BH là 1 tỷ VND và người thụ hưởng là bà BÌnh

Hỏi:

- để thực hiện mong muốn của bà BÌnh, pháp luật có yêu cầu gì trong trường hợp này hay ko? ==> k1, điều 38 thì phải có sự đồng ý của người được BH

- giả sử, bà BÌnh và Thăng Long đã giao kết HĐBH trên nhưng đến ngày 20/3/2012, Thành Long đã phát hiện bà BÌnh khai báo sai tuổi của Oanh từ 25 tuổi thành 20 tuổi. Việc làm này có ảnh hưởng gì đến những nội dung trong HĐ giữa bà Bình và Thành Long đã giao kết hay không? Tại sao?  == > K3,K4, Điều 34 ảnh hưởng đến HĐ, chia ra các TH

- Ngày 07/05/2012, Oanh và Tân kết hôn.Tân và bà Bình thỏa thuận bà BÌnh sẽ chuyển giao HĐBH  trên từ người mua BH là bà BÌnh sang cho Tân là người mua BH mà ko thay đổi người thụ hưởng. Pháp luật có cho phép thỏa thuận trên hay ko? == > Tân đã là chồng, đã là ng có quyền lợi được BH nên được phép mua BH cho Oanh và được chuyển nhượng HĐ

- Ngày 25.12.2012, sau khi đi chơi noel về thì Oanh và Tân, chồng Oanh cãi nhau. Trong lúc tức nhận, Tân đã đánh chết Oanh. Hỏi trong trường hợp trên Thành Long cs phải chi trả tiền BH cho bà BÌnh ko? Tại sao

== > Tân cố ý làm người được BH chết == > loại trừ bồi thường BH Đ39

BÀI LÀM:


Người được nhận tiền BH chưa chắc là người mua bảo hiểm. VD: người thuê nhà trọ mua BH cho phòng trọ và người được nhận tiền bảo hiểm là chủ sở hữu của phòng trọ.

Tái BH vs Chuyển giao


TÁI BH

Chuyển giao


Người bán


Thay đổi


Thủ tục

Ko cần trình BTC



Trách nhiệm

Chuyển 1 fan trách nhiệm

Chuyển toàn bộ TN


Mục đích

Lợi nhuận

Ko lợi nhuận



Ko cần chuyển giao các quỹ

Chuyển quỹ


Chỉ định tiếp nhận

Ko 

Nếu ko tìm được thì do BTC chỉ định


HĐBH mới

Có HĐ mới

Ko có




Chuyển nhượng

Chuyển giao


Đối vs người mua

Thay đổi người mua



Đối vs DNBH


Thay đổi người bán


Có sự đồng ý

Fải dc DNBH đồng ý

Fai luôn có BTC đồng ý


Chuyển quỹ

Ko cần

Fai chuyển quỹ



Tự nguyện

Đa số là bắt buộc








Đền bù trong BH

Bồi thường thiệt hại


Yếu tố lỗi

Không 


Cơ sở

Khách quan, ngẫu nhiên, 

Có mối quan hệ nhân quả

Ngoài or trong HĐ


Về thiệt hại

Về vật chất

Vật chất và tinh thần


Ý nghĩa

Bảo vệ quyền lợi của các bên

Khắc phục hậu quả


Giới hạn

Có giới hạn



Chủ thể

DNBH

Người gây thiệt hại


Khả năng chi trả

Cao

Tùy khả năng




Nguyên tắc thế quyền: có bắt buộc người được bảo hiểm chuyển quyền yêu cầu đòi bồi thường cho DNBH hay không?



ĐỀ THI THAM KHẢO 

Câu 1: Nhận định, giải thích

a/. DNKD bảo hiểm có quyền lập quỹ đầu tư từ nguồn phí bảo hiểm để đầu tư sinh lợi ngoài hoạt động KD bảo hiểm không? Tại sao?

b/.Nghĩa vụ thực hiện các qui định về an toàn có ảnh hưởng đến quyền được yêu cầu bồi thường bảo hiểm không? Tại sao.?

c/.Khi người được bảo hiểm trong BH nhân thọ chết do lỗi của người thứ ba thì DNKD BH có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn tiền bão hiểm không? Tại sao?

d/.Trong BH tài sản, DN bảo hiểm có được quyền kiện bên mua bảo hiểm đóng tiền phí bảo hiểm không? Tại sao?

 Câu 2:

Ông A mua BH tài sản cho chiếc tàu đánh cá của mình (bảo hiểm than tàu)tại DN bảo hiểm B với số tiền bảo hiểm là 03 tỷ đồng. thời hạn là 01 năm, ngày giao kết HĐ bảo hiểm là 01/03/2011.

Ngày 3/07/2011 tàu đánh cá của ông A đang hoạt động đánh bắt cá thì bị tàu hàng cùa Dnghiệp C đụng phải. Sau khi vụ kiện bảo hiểm xãy ra, ông  A đã yêu cầu DN BH B bồi thường như đã cam kết trong HĐBH.

Tuy nhiên khi nhận được hồ sơ bồi thường từ ông A, thì DNBH B đã từ chối bồi thường vì lý do ông A đã không yêu cầu DN C ký xác nhận lỗi , nên không có cơ sở để bên DNBH B đòi lại DN C số tiền sẽ bồi thường cho A..

Nhận được công văn từ chối từ DN B , A đã lập luận rằng B không hề hướng dẫn cho A làm thủ tục này. Do vậy lỗi không ký xác nhận từ DN C này là do từ bên B. Hai bên tranh chấp và khởi kiện nhau ra Tòa.

Yêu cầu: là thẩm phán, anh chị hãy giải quyết tranh chấp nêu trên.

Thế nào là giá trị bảo hiểm và số tiền BH, Cchúng có mối quan hệ như thế nào?

Thế quyền trong BH là gì? Tác dụng và điều kiện để thực hiện thế quyền

Các biện pháp đối phó với rủi ro mà con người

  Câu hỏi 117: Nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Khi xảy ra rủi ro, sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, DNBH phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm. Nghĩa vụ bồi thường của DNBH được Luật KDBH quy định như sau:

1 - Về căn cứ bồi thường:

+ Số tiền bồi thường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do DNBH chịu.

+ Số tiền bồi thường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt 

quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH.

  

+ Ngoài số tiền bồi thường, DNBH còn phải trả cho người được bảo hiểm 

những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát 

sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện các chỉ dẫn của DNBH.

2 - Về hình thức bồi thường:

+ Bên được bảo hiểm và DNBH có thể thoả thuận một trong 3 hình thức bồi 

thường, đó là: sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản 

khác; trả tiền bồi thường.

+ Trong trường hợp DNBH và bên được bảo hiểm không thoả thuận được 

hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

+ Trường hợp DNBH đã thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc 

đã bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản thì DNBH có quyền thu hồi 

tài sản bị thiệt hại.

3 - Về thời hạn bồi thường: DNBH phải bồi thường cho người được bảo 

hiểm theo thời hạn đã thoả thuận trong HĐBH. Trong trường hợp không có thoả 

thuận về thời hạn bồi thường thì DNBH phải bồi thường trong thời hạn 15 ngày, 

kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường của người được 

bảo hiểm.

Câu hỏi 118: Trong HĐBH tài sản, giá trị bảo hiểm; số tiền bảo hiểm được hiểu như thế nào?

Trả lời:

1 - Giá trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao 

kết HĐBH. Giá trị bảo hiểm có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác 

nhau.

+ Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm có thể xác định bằng giá mua mới trên thị 

trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới 

tài sản.

+ Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định 

bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao); giá trị đánh giá lại (theo 

kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập); hoặc 

theo cách khác.

2 - Số tiền bảo hiểm của tài sản là khoản tiền mà bên được bảo hiểm yêu cầu 

và DNBH chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Căn cứ để thoả thuận số tiền bảo hiểm 

trong HĐBH tài sản là giá trị bảo hiểm. Bên được bảo hiểm và DNBH không được 

thoả thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm. 

Số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là căn cứ để DNBH định phí bảo hiểm và 

xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Câu hỏi 119:  Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, số tiền bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng là 80 triệu đồng, xảy ra sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chi phí sửa chữa hợp lý phát sinh là 50 triệu đồng, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi thường là bao nhiêu?

 Trả lời:

Đây là trường hợp bảo hiểm dưới giá trị tài sản (số tiền bảo hiểm thấp hơn 

giá trị bảo hiểm), trừ khi HĐBH có quy định khác, DNBH sẽ xác định số tiền bồi 

thường theo công thức:

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại x

Số tiền bảo hiểm 

Giá trị bảo hiểm 

Như vậy trong trường hợp trên, nếu không có thoả thuận khác trong HĐBH, 

người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi thường là:

Số tiền bồi thường = 50.000.000 x 80.000.000/100.000.000 = 40.000.000 đ.

Câu hỏi 120: Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, bên được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 120 triệu đồng, quy định của Luật KDBH trong trường hợp này như thế nào?

Trả lời:

Tại điều 42, Luật KDBH quy định HĐBH tài sản có số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng là HĐBH tài sản trên giá trị. DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao kết HĐBH tài sản trên giá trị.

Trong trường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của  bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã  đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự  kiện bảo hiểm, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của tài sản được bảo hiểm.

Như vậy, ở trường hợp trên, DNBH không được giao kết HĐBH với số tiền bảo hiểm bằng 120 triệu đồng. Nếu DNBH chỉ giao kết HĐBH dựa trên cơ sở kê khai giá trị của bên mua bảo hiểm và HĐBH đã được giao kết với số tiền bảo hiểm là 120 triệu thì khi phát hiện ra đã bảo hiểm trên giá trị tài sản, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm một phần số phí bảo hiểm đã đóng. Trường hợp xảy ra tổn thất cho tài sản được bảo hiểm, DNBH sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tể mà người được bảo hiểm phải gánh chịu không vượt quá 100 triệu đồng.


  

Câu hỏi 121: Tài sản được bảo hiểm đúng giá trị với số tiền bảo hiểm là 100  triệu đồng, trong năm hợp đồng xảy ra 2 sự cố, sau sự cố lần thứ nhất, tài sản  đã được sửa chữa, khôi phục giá trị ban đầu và DNBH đã bồi thường cho  người được bảo hiểm 40 triệu đồng. Trong sự cố lần thứ hai, tài sản bị tổn  thất toàn bộ, DNBH sẽ phải bồi thường bao nhiêu?

Trả lời:

Trừ khi người mua bảo hiểm đã thoả thuận điều khoản tự động khôi phục số tiền bảo hiểm trong HĐBH và phải đóng thêm phí bảo hiểm, trong cùng thời hạn hợp đồng, sau mỗi lần bồi thường, trách nhiệm của DNBH đối với tài sản được bảo hiểm sẽ giảm đi một mức độ tương ứng. Như vậy trong trường hợp trên, nếu không có thoả thuận khôi phục lại số tiền bảo hiểm, trong sự cố lần thứ 2, DNBH chỉ bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền = 100 – 40 = 60 triệu đồng.

Câu hỏi 122:  Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, được bảo hiểm đồng thời bởi 2 HĐBH tại DNBH A và DNBH B với số tiền bảo hiểm lần lượt là 70 triệu đồng và 80 triệu đồng. Hai HĐBH này có phạm vi bảo hiểm tương tự nhau. Nếu xảy ra sự cố gây thiệt hại 45 triệu đồng, thuộc trách nhiệm bồi thường của cả hai DNBH thì các DNBH trên sẽ bồi thường như thế nào và người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi thường là bao nhiêu?

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại điều 44, Luật KDBH thì đây là trường hợp tài sản đã 

được bảo hiểm trùng. Đối với HĐBH trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi 

DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả 

thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã 

giao kết, tổng số tiền bồi thường của tất cả các DNBH không vượt quá giá trị thiệt 

hại thực tế của tài sản.

Như vậy, trong trường hợp trên hai DNBH sẽ chia sẻ trách nhiệm bồi thường 

theo cách:

- Số tiền bồi thường của DNBH A được xác định theo công thức:

Số tiền bồi 

thường

= 45.000.000 x

70.000.000

= 21.000.000

70.000.000 + 80.000.000

- Tương tự, số tiền bồi thường của DNBH B là:

Số tiền bồi 

thường

= 45.000.000 x

80.000.000

= 24.000.000

70.000.000 + 80.000.000

  

- Tổng số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm được nhận là: 

                   21.000.000 + 24.000.000 = 45.000.000 đ

Câu hỏi 123: Trường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán khi HĐBH cho tài sản đó đang có hiệu lực thì người mua tài sản có được hưởng quyền lợi của HĐBH trong thời gian còn lại của HĐBH không?

Trả lời:

Tại điều 579, Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

2005, vấn đề này được quy định nh sau: “Trong trường hợp quyền sở hữu đối với  

tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên  

thay thế chủ sở hữu cũ trong HĐBH, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản.  

Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài  

sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho DNBH về việc chuyển quyền sở hữu đối  

với tài sản.”

Như vậy, trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán thì người mua 

tài sản được quyền thay thế chủ sở hữu cũ đối với HĐBH. Khi tài sản được bảo 

hiểm bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người mua tài sản (người sở hữu 

mới) được quyền yêu cầu DNBH bồi thường thiệt hại. Đây là trường hợp chuyển 

nhượng HĐBH được quy định trong luật dân sự. Quy định này không được áp 

dụng trong bảo hiểm thân tàu biển (thuộc lĩnh vực bảo hiểm hàng hải).




 Những câu hỏi về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Câu  hỏi 1 . Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các loại nghiệp vụ gì?

Trả        lời: Bảo hiểm có rất nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia thành 5 nhóm

nghiệp vụ chính.

Tại khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm quy định chi tiết về sản

phẩm nghiệp vụ nhân thọ như sau:

“1. Bảo hiểm nhân thọ bảo gồm:

a) Bảo hiểm trọn đời;

b) Bảo hiểm sinh kỳ;

c) Bảo hiểm tử kỳ;

d) Bảo hiểm hỗn hợp;

đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;

f) Bảo hiểm hưu trí.”

Câu  hỏi  2 . Khách hàng có nhận được hoa hồng bảo hiểm không?

Trả       lời: Hoa hồng bảo hiểm được chi trả cho đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, người có công trong khâu phân phối sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người tham gia bảo hiểm. Hoa hồng được trả để đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm bù đắp cho các chi phí đã bỏ ra trong khâu khai thác, bán sản phẩm bảo hiểm và trả công cho chính họ. Điều 22 khoản NĐ 45 quy định:

“1. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ  được chi  trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm không vượt quá tỷ lệ hoa hồng do Bộ Tài chính quy định.

2. Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm:

a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

b) Đại lý bảo hiểm.

3. Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau:

a) Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo   hiểm tại   Việt   Nam;

b) Bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình 

c) Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.”

Câu hỏi 3. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm những loại hình cơ bản nào?

Trả lời: Căn cứ theo hình thức hợp đồng, bảo hiểm nhân thọ được chia thành 2 loại:

Sản phẩm chính và điều khoản riêng.

Căn cứ theo đối tượng được bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ chia thành 2 loại: Bảo

hiểm cá nhânvà bảo hiểm nhóm.

Căn cứ theo phạm vi bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ chia thành 5 loại: Bảo hiểm sinh

kì, bảo hiểm tử kì, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời và bảo hiểm trả tiền

định kì.

Câu hỏi 4. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào là tốt nhất?

Trả lời:Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào cũng tốt vì nó góp phần giúp khách hàng yên tâm hơn trước những rủi ro trong cuộc sống và thực hiện được các kế hoạch tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, việc xác định sản phẩm nào là tốt nhất cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và nhu cầu của từng khách hàng vào từng thời điểm. Điều này có nghĩa là một sản phẩm có thể tốt nhất với người này nhưng chưa chắc đã tốt nhất với người khác; đối với một khách hàng, một sản phẩm nào đó có thể là tốt nhất vào thời điểm này nhưng đến thời điểm khác, sản phẩm khác lại là tốt nhất.

Câu hỏi 5. Vì sao các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cùng loại của các công ty bảo hiểm có mức phí không bằng nhau?

Trả lời:Mức phí bảo hiểm được xác định dựa trên những yếu tố cơ bản như: Tỉ lệ tử vong, thu nhập từ đầu tư và chi phí của công ty bảo hiểm. Do những yếu tố này ở mỗi công ty cũng khác nhau (khác nhau về cách thu thập những thông tin để có được các số liệu liên quan đến các yếu tố, khác nhau về cách tính toán các yếu tố đó…) nên mức phí của các công ty không bằng nhau.

Mặc dù vậy, việc so sánh mức phí tại các công ty đôi khi không hợp lý vì các sản phẩm của các công ty thường có quyền lợi khác nhau. Đây cũng là lí do chính dẫn đến sự khác nhau này.

Câu hỏi 6. Có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế rồi, tham gia thêm bảo hiểm nhân thọ để làm gì?




  

Trả lời: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những chính sách nằm trong hệ thống an sinh xã hội mà Nhà nước cung cấp cho một số đối tượng, nhằm góp phần ổn định cuộc sống và cung cấp sự bảo vệ nhất định cho họ khi gặp các sự kiện như: hưu trí, ốm đau, thai sản, bệnh tật,… Hiện có rất nhiều người tham gia vào các chính sách này, đã và đang được hưởng lợi.

Tuy nhiên, quyền lợi, đối tượng tham gia và phạm vi bảo hiểm cũng như mức độ linh hoạt của các chương trình trên chưa thoả mãn được nhiều người. Đây là lí do chính để người dân nên tham giabảo hiểm nhân thọ (cả những người chưa có và người đã có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Câu hỏi 7. Bảo hiểm sinh kì là gì?

Trả   lời:Bảo hiểm sinh kì là loại hình bảo hiểm cho trường hợp sống của người được bảo hiểm. Khi người được bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được quy định trong hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm.

Câu hỏi 8. Thực tế có những sản phẩm nào trên thị trường thuộc loại hình bảo hiểm sinh kì?

Trả lời:Trên lý thuyết và theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vẫn tồn tại loại hình bảo hiểm sinh kì nhưng trong thực tế hiện nay, loại hình này hầu như không được triển khai.

Câu hỏi 9. Bảo hiểm tử kì là gì?

Trả lời:Bảo hiểm tử kì là loại hình bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo hiểm cho khả năng

chết xảy ra trong thời gian đã được quy định cụ thể trong hợp đồng. Khi người

được bảo hiểm chết trong thời gian đó, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm.

Đây là quyền lợi cơ bản của sản phẩm bảo hiểm tử kì. Trong thực tế, để tăng thêm

quyền lợi cho khách hàng, các công ty bảo hiểm có thể bổ sung thêm một số quyền

lợi khác.

Câu hỏi 10. Bảo hiểm hỗn hợp là gì?

Trả lời:Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp trường hợp sống và trường hợp chết. Theo đó, công ty bảo hiểm cam kết chi trả một khoản tiền đã được ấn định trong trường hợp người được bảo hiểm còn sống đến khi hết hạn hợp đồng hoặc khi người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn hợp đồng

Câu hỏi 11. Có sản phẩm nào không chỉ bảo vệ tài chính cho khách hàng khi gặp rủi ro mà còn tích luỹ số tiền đã đóng?

Trả lời:Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm phổ biến nhất không chỉ bảo vệ tài chính cho khách hàng khi gặp rủi ro mà còn giúp họ tích luỹ số tiền đã đóng vào, cộng thêm lãi. Khi không may khách hàng bị tử vong (và trong đa số các hợp đồng trong thực tế, cả khi khách hàng bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn) trong thời hạn bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho khách hàng số tiền Bảo hiểm hỗn hợp    cộng với lãi chia (hay bảo tức tích luỹ – nếu có). Nếu sống đến hết thời hạn hợp đồng, khách hàng cũng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm (lớn hơn tổng số phí đã đóng vào) cộng với lãi chia (nếu có). Ngoài ra, một số loại bảo hiểm nhân thọ khác cũng vừa có yếu tố bảo hiểm, vừa tích luỹ số tiền đã đóng, như bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm trọn đời (sẽ đề cập ở phần sau).

Câu hỏi 12. Nhiều người lo sợ đồng tiền mất giá, có sản phẩm nào khắc phục hay hạn chế được tác động của mất giá không?

Trả lời:Lạm phát hay sự mất giá của đồng tiền là nỗi lo lắng chung của hầu hết mọi người. Mặc dù lạm phát tại Việt Nam ở mức rất vừa phải và không ảnh hưởng nhiều đến giá trị đồng tiền theo thời gian, nhưng để đáp ứng nhu cầu của người dân, một số công ty bảo hiểm đã triển khai các sản phẩm có số tiền bảo hiểm tăng dần qua các năm, theo một tỉ lệ cố định trên số tiền bảo hiểm gốc – số tiền bảo hiểm làm căn cứ tính phí bảo hiểm.

Câu hỏi 13. Đang trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, vì phát sinh nhu cầu tài chính,khách hàng muốn rút lại một khoản tiền trong tổng số phí đóng vào có được không?

Trả lời:Thông thường, nếu đang trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, vì lí do nào đó không thể tiếp tục đóng phí đầy đủ và đúng hạn, khách hàng chỉ có thể duy trì hợp đồng dưới hình thức số tiền bảo hiểm giảm, giảm số tiền bảo hiểm, vay theo hợp đồng… và chỉ có thể rút lại tiền nếu huỷ hợp đồng. Những hình thức này đều gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hợp đồng. Trong trường hợp huỷ hợp đồng, khách hàng sẽ không có lợi, thậm chí không được nhận lại số tiền đã đóng khi hợp đồng chưa đủ 2 năm hiệu lực. Nắm bắt được nhu cầu thực tế nhiều khách hàng muốn rút một khoản tiền nhất định để phục vụ cho nhu cầu tài chính phát sinh, một số công ty bảo hiểm đã đưa ra loại sản phẩm cho phép khách hàng rút ra những khoản tiền theo một định kì nào đó mà không ảnh hưởng đến số tiền bảo hiểm. Điều này giúp khách hàng vừa có thể thoả mãn được nhu cầu tài chính đột xuất phát sinh, vừa đảm bảo duy trì hợp đồng bình thường.





Câu hỏi 14.Có sản phẩm cho lãi cố định, sản phẩm khác lại có lãi thay đổi từng năm. Nên tham gia sản phẩm nào hơn?

Trả lời:Xét về yếu tố lãi, trên thực tế có 2 loại sản phẩm: Sản phẩm cho lãi cố định và sản phẩm có lãi thay đổi từng năm.

Lãi cố định (thường được gọi là lãi cứng) là khoản chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm nhận được khi đáo hạn với tổng số phí đóng vào qua các năm.

Khi tham gia sản phẩm có lãi thay đổi từng năm (hay còn gọi là sản phẩm có tham gia chia lãi), ngoài khoản chênh lệch trên, khách hàng còn nhận được một khoản lãi thay đổi theo từng năm. Sở dĩ có sự thay đổi này là do khoản lãi đó (được gọi là lãi mềm) được tính toán dựa trên hiệu quả đầu tư thực tế và chính sách chia lãi của công ty hàng năm.

Như vậy, sản phẩm cho lãi cố định sẽ đảm bảo cho khách hàng một khoản lãi không đổi, còn sản phẩm có lãi thay đổi hàng năm sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản lãi thay đổi theo thực tế kinh doanh của công ty bảo hiểm (ngoài khoản lãi cứng chắc chắn nhận được).

Không thể khẳng định nên tham gia loại sản phẩm nào hơn vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.

Câu hỏi 15. Khách hàng được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm chotrẻ em?

Trả lời:Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dành cho trẻ em đều được thiết kế để vào những thời điểm quan trọng của cuộc đời đứa trẻ, khách hàng sẽ nhận được số tiền cần thiết để đảm bảo cho những nhu cầu tài chính phát sinh. Vì vậy, tính đến thời điểm hợp đồng bảo hiểm trẻ em đáo hạn, thông thường, khách hàng sẽ nhận được toàn bộ số tiền bảo hiểm cộng với toàn bộ các khoản lãi chia (bảo tức tích luỹ, cổ tức…) – nếu có. Đây là quyền lợi cơ bản của các sản phẩm bảo hiểm trẻ em.

Ngoài ra, mỗi công ty có thể bổ sung một số quyền lợi khác trong hợp đồng bảo hiểm trẻ em. Ví dụ, sản phẩm An Sinh Giáo Dục của Bảo Việt Nhân thọ và sản phẩm Phú- Thành Tài của Prudentialbảo vệ cả người tham gia bảo hiểm (cha, mẹ… của đứa trẻ) và đứa trẻ, nghĩa là bảo hiểm đồng thời cho cả người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm; sản phẩm Phúc An Mỹ Thành Tài của Manulife chỉ bảo hiểm cho đứa trẻ, nếu khách hàng muốn hợp đồng được duy trì miễn phí khi chẳng may người tham gia bảo hiểm bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, do bệnh tật thì khách hàng cần tham gia thêm các điều khoản riêng có tên là “Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm” và “Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm đặc biệt”. Khi đứa trẻ không may bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, thông thường, các công ty sẽ chi trả những khoản tiền bằng một tỉ lệ nhất định trên số tiền bảo hiểm, trải đều qua nhiều năm. Khi đứa trẻ không may bị tử vong, đa số sản phẩm dành cho trẻ em của các công ty sẽ chi trả toàn bộ số hoặc một phần của số tiền bảo hiểm.

Câu hỏi 16. Vì sao khách hàng nên tham gia bảo hiểm cho trẻ em?

Trả lời:Cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn khôn, được học hành, có công việc tốt và một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều người đã không lo được cho con cái của mình khi chúng chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Nhiều gia đình phải bán hết những tài sản của họ mà cũng chưa chắc đã lo được cho con ăn học bằng bạn bằng bè, cũng có gia đình đành phải nhìn con dở dang việc học hành.

Nguyên nhân của những trường hợp đáng buồn đó hầu hết là do các bậc cha mẹ chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho tương lai của con em họ. Đến với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho trẻ em, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm về tương lai của những đứa con thân yêu vì mình đã có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khi chúng còn nhỏ. Khách hàng đóng phí cho công ty bảo hiểm, đến khi con em đến tuổi trưởng thành, sẽ có một khoản tiền để trang trải các chi phí cần thiết mà nếu như không có sự chuẩn bị từ trước, có thể sẽ trở thành quá sức: chi phí cho con học đại học, du học nước ngoài, học nghề…

Việc tham gia bảo hiểm cho trẻ em, ngay cả với những gia đình có điều kiện về tài chính tốt, còn là một cách thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ đối với con em và giáo dục ý thức tiết kiệm, quý trọng đồng tiền. Bởi vì, khi con em lớn lên, chúng sẽ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ chúng ngay từ ngày chúng còn thơ

ấu, rằng cha mẹ chúng đã phải chắt chiu dành dụm bao nhiêu năm tháng mới có được khoản tiền để lo cho chúng ăn học ngày hôm nay.

câu hỏi 17. Những ai có thể tham gia bảo hiểm cho trẻ em?

Trả lời:Tất cả những người có Quyền lợi có thể được bảo hiểm với đứa trẻ đều có quyền tham giabảo hiểm cho trẻ em. Cụ thể là: cha, mẹ của đứa trẻ; người đỡ đầu,người giám hộ hợp pháp của đứa trẻ; ông, bà, cô, dì, chú, bác, cậu, anh ruột, chị ruột của đứa trẻ: nếu có sự chấp thuận của cha, mẹ của đứa trẻ bằng văn bản.

Câu hỏi 18. Khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm trẻ em có được hưởng lãi không?

  Trả lời:Là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, các sản phẩm dành cho trẻ em

là những sản phẩm không những bảo vệ đứa trẻ mà còn tích luỹ số tiền đóng vào đồng

thời cung cấp những khoản lãi.

Câu hỏi 19. Bảo hiểm trọn đời là gì?

Trả lời:Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm theo đó công ty bảo hiểm cam kết chi trả một khoản tiền đã được xác định trước trong trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kì thời điểm nào trong suốt cuộc đời người đó.

Câu hỏi 20. Những quyền lợi của khách hàng khi tham gia bảo hiểm trọn đời là gì?

Trả lời:Thông thường, quyền lợi cơ bản của khách hàng khi tham gia bảo hiểm trọn đời là được đảm bảo trong hai trường hợp: Chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn. Các công ty có thể bổ sung quyền lợi khác cho khách hàng. Ví dụ, sản phẩm Phú-Trường An của Prudential có bổ sung “Quyền lợi trong trường hợp không có rủi ro xảy ra” – quyền lợi nhận được khi người được bảo hiểm sống đến tuổi 99. Đến thời điểm đó, khách hàng sẽ được trả một lần toàn bộ số tiền bảo hiểmcộng với bảo tức tích luỹ.

Câu hỏi 21. Vì sao nên tham gia bảo hiểm trọn đời?

Trả lời:Người thân qua đời là một mất mát lớn không gì có thể bù đắp được. Tương

lai của những người phụ thuộc càng khó khăn hơn khi họ không có khả năng tài chính

dồi dào để khắc phục những khó khăn trước mắt và ổn định cuộc sống lâu dài. Loại

hình bảo hiểm trọn đời được thiết kế nhằm bảo vệ tài chính gia đình khỏi những rủi

ro bất ngờ xảy ra, giúp những người phụ thuộc trang trải các khoản nợ, đảm bảo cuộc

sống gia đình khi không may người được bảo hiểm bị tàn tật. Đối với những người

trung tuổi hoặc những người tham gia hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn,

việc tham gia bảo hiểm trọn đời còn có ý nghĩa trong việc giữ gìn tài sản, tạo dựng và

khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau, lo hậu sự. Đối với những người trẻ tuổi, đó là

một biện pháp đề phòng trường hợp không may bị rủi ro dẫn đến tàn tật, báo hiếu cha

mẹ khi chẳng may bản thân qua đời sớm, không còn cơ hội phụng dưỡng cha mẹ.

Câu hỏi 22. Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm trọn đời là bao lâu?

Trả lời:Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm trọn đời không được xác định trước. Đó chính là khoảng thời gian từ khi hợp đồng bảo hiểm được kí kết cho đến khi người được bảo hiểm chết.

Câu hỏi 23. Tham gia bảo hiểm trọn đời có được hưởng lãi không?

Trả lời:Giống như loại hình bảo hiểm tử kì, loại hình bảo hiểm trọn đời không có yếu tố lãi nhưng bù lại, khách hàng được bảo vệ với mức rất cao.

Câu hỏi 24. Mức phí trong bảo hiểm trọn đời như thế nào?

Trả lời:Mức phí của các sản phẩm bảo hiểm trọn đời khá thấp, chỉ cao hơn mức phí

của các sản phẩm bảo hiểm tử kì, bởi vì rủi ro chết chắc chắn xảy ra đối với bất kì

người được bảo hiểm nào – đồng nghĩa với việc công ty bảo hiểm chắc chắn sẽ chi

trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.

Câu hỏi 25. Bảo hiểm trả tiền định kì là gì?

Trả   lời: Bảo   hiểm trả   tiền   định  kì   là   loại  hình   bảo   hiểm   theo   đó   công   ty bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền cố định cho người được bảo hiểm, bắt đầu từ

một   độ   tuổi   nhất   định.

Những khoản tiền này thường được mô tả là khoản tiền hằng năm (niên kim), mặc dù

trong thực tế nó có thể được trả mỗi nửa năm, hằng quý hoặc hằng tháng. Niên kim có

thể được trả ngay vào thời điểm kí kết hợp đồng hoặc trả sau, khi hợp đồng đã có hiệu

lực trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu hỏi 26. Vì sao khách hàng nên tham gia bảo hiểm trả tiền định kì?

Trả lời:Sau những năm tháng miệt mài làm việc để xây đắp cho gia đình và xã hội, tuổi về hưu chính là lúc bạn cần được sống với những giây phút nghỉ ngơi, an nhàn.

Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị cho những năm tháng về hưu – khi mà thu nhập của bạn giảm sút đáng kể so với thời gian còn làm việc, cùng với những chi phí y tế có thể phát sinh – cuộc sống của bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và rơi vào cảnh phụ thuộc vào con cháu. Chắc hẳn không ai muốn điều này xảy ra.

Khi tham gia loại hình bảo hiểm trả tiền định kì, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì từ nay cuộc sống khi về hưu của bạn sẽ được đảm bảo về tài chính để bạn có thể tận hưởng thời gian nghỉ hưu một cách an nhàn và hạnh phúc. Cụ thể, loại hình bảo hiểm trả tiền định kì sẽ giúp bạn:

+   Đảm   bảo   thu   nhập   cố   định   sau   khi   về   hưu   hay   tuổi   cao   sức   yếu

+ Có được thu nhập bổ sung cho các chính sách xã hội của Nhà nước như bảo hiểm xã   hội   và bảo   hiểm y   tế…

+   Đảm   bảo   mức   sống   trong   những   năm   tuổi   già

+ Có thêm thu nhập để trang trải các khoản chi phí như: Chi phí thuốc men, y tế, chăm   sóc   sức   khoẻ,   lo   hậu   sự…

+ Không phụ thuộc, không trở thành gánh nặng cho con, cháu.

Câu hỏi 27. Điều khoản riêng là gì?

Trả lời:Điều khoản riêng (còn có một số tên gọi khác như: Sản phẩm phụ, sản phẩm

bổ trợ, quyền lợi bảo hiểm bổ sung…) là một bộ phận của hợp đồng bảo hiểm, có tác

dụng bổ sung các quyền lợibảo hiểm    chưa có trong hợp đồng chính (mở rộng phạm

vi bảo hiểm)  hoặc  làm  tăng   số  tiền bảo hiểm được  chi  trả   khi  người   được bảo

hiểm không may gặp phải rủi ro, có nghĩa là rủi ro được bảo hiểm trong điều khoản

riêng có thể thuộc hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng chính.

Câu hỏi 28. Vì sao nên tham gia điều khoản riêng?

Trả lời:Khách hàng nên tham gia điều khoản riêng vì những lý do sau:

Thứ nhất, khi tham gia điều khoản riêng, quyền lợi/ phạm vi bảo hiểm và số tiền bảo

hiểm được mở rộng rất nhiều. Có những điều khoản riêng cung cấp những quyền

lợi bảo hiểm mà sản phẩm chính chưa cung cấp; một số điều khoản riêng khác lại làm

tăng tổng số tiền bảo hiểm nhận được khi gặp sự kiện bảo hiểm lên gấp nhiều lần –

khi phạm vi bảo hiểm của điều khoản riêng trùng với một quyền lợi nào đó của sản

phẩm chính (có điều khoản riêng đưa ra số tiền bảo hiểm lớn gấp 2 lần số tiền bảo

hiểm của hợp đồng chính).

Thứ hai, không phải ai muốn cũng được tham gia điều khoản riêng. Chỉ những khách

hàng đã tham gia sản phẩm chính mới được quyền tham gia thêm điều khoản riêng.

Thứ ba, phí của điều khoản riêng rất thấp, không đáng kể, trong khi quyền lợi bảo

hiểm rất lớn.

Câu hỏi 29. Khách hàng được tham gia bao nhiêu điều khoản riêng khi tham gia một sản phẩm chính?

Trả lời:Thông thường, một sản phẩm chính có thể có nhiều điều khoản riêng đi kèm.

Khách hàng có quyền lựa chọn mua một hoặc tất cả những điều khoản riêng đó. Tuy

nhiên, để mở rộng tối đa phạm vi bảo hiểm và số tiền bảo hiểm thì khách hàng nên

tham gia đầy đủ các điều khoản riêng mà khách hàng được quyền mua kèm với sản

phẩm chính.

Câu hỏi 30. Mức phí của điều khoản riêng như thế nào?

Trả lời:Mặc dù điều khoản riêng có tác dụng mở rộng phạm vi bảo hiểm cũng như

tổng số tiền bảo hiểm rất nhiều nhưng mức phí rất thấp. Trong mọi hợp đồng bảo






BẢO HIỂM TÀI SẢN

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN 

Câu hỏi 106: Thế nào là HĐBH tài sản?

Trả lời:

HĐBH tài sản là HĐBH có đối tượng bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản;HĐBH tài sản là tên gọi chung dùng để chỉ các nhóm HĐBH cơ bản dưới đây:

- HĐBH hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, đường hàng không;

- HĐBH thân tàu biển, tàu sông, tàu cá;

- HĐBH hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt;

- HĐBH xây dựng và lắp đặt;

- HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới;

- HĐBH mọi rủi ro công nghiệp;

- HĐBH máy móc và thiết bị điện tử;

- HĐBH thân máy bay và phụ tùng máy bay;

- HĐBH tiền;

- HĐBH năng lượng dầu khí;

- HĐBH nhà tư nhân;

- HĐBH tài sản và gián đoạn kinh doanh;

- HĐBH cây trồng;

- HĐBH vật nuôi;

- HĐBH trộm cắp;

- Các HĐBH tài sản khác.

Câu hỏi 107: Khi tham gia bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm phải thoả mãn điều kiện gì?

Trả lời:

Điều kiện cần và đủ để tham gia bảo hiểm và trở thành người được bảo hiểm  trong HĐBH tài sản bao gồm:

- Có đủ năng lực ký kết hợp đồng đó là: có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với chủ thể là thể nhân) hoặc năng lực pháp luật dân sự (đối với chủ thể là pháp nhân).

- Có đủ năng lực thực hiện hợp đồng: đó là năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo HĐBH.  

- Có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm: bên được bảo 

hiểm phải là người sở hữu hợp pháp tài sản được bảo hiểm hoặc được người có 

quyền sở hữu trao quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được bảo hiểm. Người 

được bảo hiểm phải là người bị gánh chịu thiệt hại khi tài sản được bảo hiểm bị hư 

hỏng, mất mát.

Câu hỏi 108: Bên được bảo hiểm có thể đạt tới mục đích gì khi giao kết HĐBH tài sản?

Trả lời:

Mục đích căn bản mà bên được bảo hiểm có thể đạt tới khi giao kết HĐBH  tài sản là bảo vệ tài sản trước sự đe doạ của rủi ro. Khi tài sản của bạn đã được bảo  hiểm, những chi phí hợp lý liên quan đến việc sửa chữa, thay thế, mua lại, làm lại  tài sản tương đương, phát sinh do những rủi ro được bảo hiểm gây ra sẽ được DNBH bồi thường. Cùng với việc bồi thường các tổn thất trực tiếp liên quan đến tài sản được bảo hiểm, theo phạm vi và mức độ đã thoả thuận trong từng HĐBH, DNBH còn 

bồi thường các chi phí có liên quan đến việc phòng tránh, giảm nhẹ tổn thất; chi phí giám định tổn thất và các chi phí khác. 

HĐBH tài sản còn có thể bảo vệ bên được bảo hiểm trước các rủi ro có thể 

ảnh hưởng đến các quyền tài sản. Chẳng hạn như  dạng HĐBH gián đoạn kinh 

doanh có mục đích bồi thường thiệt hại về lợi nhuận do tài sản được bảo hiểm gặp 

rủi ro, sự cố làm gián đoạn quá trình kinh doanh của bên được bảo hiểm.

Câu hỏi 109: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, bên được bảo hiểm phải thực hiện những nghĩa vụ nào?

Trả lời:

Nghĩa vụ chủ yếu của bên được bảo hiểm khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản là:

- Cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến việc giao kết và thực 

hiện HĐBH.

- Đóng phí bảo hiểm.

- Thực hiện các biện pháp nhằm đề phòng, hạn chế tổn thất cho tài sản được 

bảo hiểm.

- Thông báo cho DNBH trong trường hợp xảy ra rủi ro, sự cố.

- Thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi người có lỗi 

gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm còn được gọi là người thứ 3.


  

Câu hỏi 110: Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên được bảo hiểm được quy  định như thế nào?

Trả lời:

- Bên được bảo hiểm phải cung cấp một cách trung thực và đầy đủ các thông 

tin cần thiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm… mà 

DNBH yêu cầu để DNBH có thể đánh giá rủi ro có chấp nhận bảo hiểm được hay 

không và định phí bảo hiểm một cách chính xác.

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin được thực hiện ngay khi bên được bảo hiểm 

thể hiện ý muốn giao kết HĐBH bằng việc điền vào giấy yêu cầu bảo hiểm theo 

mẫu của DNBH.

- Trong suốt quá trình thực hiện HĐBH, nếu có bất cứ thay đổi nào có liên 

quan đến những thông tin đã cung cấp làm gia tăng rủi ro, bên được bảo hiểm 

cũng phải thông báo cho DNBH. Trước sự gia tăng rủi ro, DNBH có thể ngừng 

bảo hiểm hoặc tiếp tục bảo hiểm và thu thêm phí.

- DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo 

hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm cố ý cung 

cấp thông tin sai sự thất nhằm giao kết HĐBH để được bồi thường hoặc bên được  bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho DNBH


Câu hỏi 111: Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Đối với HĐBH tài sản, thông thường phí bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ 

phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường được xác định theo 

năm và chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế GTGT trong bảo hiểm tài sản ở 

Việt Nam hiện nay được Nhà nước quy định bằng 10%.

Số tiền bảo hiểm được 2 bên thoả thuận căn cứ vào giá trị của tài sản được 

bảo hiểm vào thời điểm giao kết HĐBH. Số tiền bảo hiểm được ghi rõ trong 

HĐBH, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định cho từng loại tài sản và được điều chỉnh 

tăng giảm theo mức độ rủi ro của từng hợp đồng và chính sách khách hàng của 

DNBH. Tỷ lệ phí bảo hiểm cao hay thấp cũng phụ thuộc vào yếu tố thị trường 

(quốc gia và quốc tế) và khả năng tự bảo hiểm của bên được bảo hiểm. Ví dụ nếu 

bên được bảo hiểm yêu cầu tăng mức khấu trừ thì  DNBH sẽ điều chỉnh giảm phí 

bảo hiểm theo mức độ tương ứng.

Trừ khi có thoả thuận khác trong HĐBH, bên được bảo hiểm phải thực hiện 

nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng và trách nhiệm bảo 

  

hiểm cũng chỉ phát sinh khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí. 

Mọi thoả thuận về thời hạn đóng phí, thời gian gia hạn đóng phí đều là những thoả 

thuận riêng của HĐBH.

Phí bảo hiểm có thể đóng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuỳ từng 

HĐBH cụ thể mà phí bảo hiểm có thể tính bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nhìn 

chung, phí bảo hiểm đóng bằng đồng tiền nào thì DNBH thanh toán bồi thường 

bằng đồng tiền đó.

Câu hỏi 112: Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho  tài sản được bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 50, Luật KDBH quy định người được bảo hiểm phải thực hiện các quy 

định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy  

định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo 

hiểm. Nghĩa vụ này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện HĐBH nhằm phòng ngừa rủi ro, sự cố xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, sự cố, người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại của đối tượng bảo hiểm.

DNBH có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm 

bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để 

người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các 

bịên pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí 

bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH.

Câu hỏi 113: Nghĩa vụ thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi người thứ 3 người có trách nhiệm trong việc xảy ra rủi ro, sự cố được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 49, Luật KDBH quy định:

 -“ Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho DNBH.

- Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

- DNBH không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của  người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.”

Trong thực tế, DNBH có thể yêu cầu bên được bảo hiểm hoàn tất các thủ tục cần thiết để DNBH có căn cứ pháp lý để đòi người thứ ba. Đó là các tài liệu giấy tờ chứng minh thiệt hại, quy trách nhiệm cho người thứ ba và uỷ quyền cho DNBH thực hiện việc yêu cầu người thức ba bồi hoàn. Cũng có những trường hợp DNBH yêu cầu người được bảo hiểm làm thủ tục khởi kiện và đề nghị toà án hoặc các cơ quan chức năng khác thực hiện các biện pháp đảm bảo hoặc cưỡng chế bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn. 

Câu hỏi 114: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH có nghĩa vụ gì?

Trả lời: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH phải thực hiện các nghĩa 

vụ chủ yếu sau đây:

- Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; 

quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay 

sau khi giao kết HĐBH;

- Bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Câu hỏi 115: Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều 

khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được hiểu như thế 

nào?

Trả lời:

HĐBH là loại hợp đồng mà các điều kiện, điều khoản bảo hiểm thường chỉ 

do một bên là DNBH soạn thảo theo các mẫu in sẵn. Các thuật ngữ, ngôn từ, lối 

diễn đạt trong HĐBH không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Chính vì vậy, khi giao kết 

và thực hiện HĐBH, DNBH phải có nghĩa vụ giải thích rõ ràng cho bên mua bảo 

hiểm để tránh trường hợp không hiểu, hiểu lầm và ngộ nhận của bên mua bảo 

hiểm.

Bất cứ một điều khoản nào không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác 

nhau cũng đều có thể dẫn đến những bất lợi cho chính DNBH. Nếu phát sinh tranh 

chấp trọng tài hoặc toà án sẽ giải thích theo nghĩa nào có lợi nhất cho bên mua bảo 

hiểm sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp đó.

Câu hỏi 116: Nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm,  đơn bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm được coi là bằng chứng của việc giao kết HĐBH. Trong khi giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ biểu đạt những thông tin vắn tắt và cơ bản nhất về HĐBH (thông tin về DNBH; người được bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phí bảo hiểm …) thì đơn bảo hiểm biểu đạt thông tin một cách đầy đủ hơn. Ngoài những thông tin như trong giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm còn thể hiện các thông tin về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên, cách tính và thanh toán bồi thường, quy định về giải quyết tranh chấp…

Thông thường giấy chứng nhận bảo hiểm được DNBH cấp cho bên mua bảo hiểm kèm theo một HĐBH, một HĐBH có thể cấp kèm một hoặc nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm, còn đơn bảo hiểm thường được cấp độc lập như một thông lệ trong hoạt động bảo hiểm.Việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm của DNBH cho bên mua bảo hiểm là một trong những bằng chứng xác nhận  DNBH đã chấp nhận trách nhiệm về rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm.



Câu hỏi 112: Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 50, Luật KDBH quy định người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm. Nghĩa vụ này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện HĐBH nhằm phòng ngừa rủi ro, sự cố xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, sự cố, người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại của đối tượng bảo hiểm.

DNBH có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các bịên pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH.

Câu hỏi 113: Nghĩa vụ thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi người thứ 3 người có trách nhiệm trong việc xảy ra rủi ro, sự cố được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 49, Luật KDBH quy định:

 -“ Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho DNBH.

- Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

- DNBH không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.”

Trong thực tế, DNBH có thể yêu cầu bên được bảo hiểm hoàn tất các thủ tục cần thiết để DNBH có căn cứ pháp lý để đòi người thứ ba. Đó là các tài liệu giấy tờ chứng minh thiệt hại, quy trách nhiệm cho người thứ ba và uỷ quyền cho DNBH thực hiện việc yêu cầu người thức ba bồi hoàn. Cũng có những trường hợp DNBH yêu cầu người được bảo hiểm làm thủ tục khởi kiện và đề nghị toà án hoặc các cơ quan chức năng khác thực hiện các biện pháp đảm bảo hoặc cưỡng chế bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Câu hỏi 114: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH có nghĩa vụ gì?

Trả lời: Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH phải thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau đây:

- Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết HĐBH;

- Bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Câu hỏi 115: Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được hiểu như thế nào?

Trả lời:

HĐBH là loại hợp đồng mà các điều kiện, điều khoản bảo hiểm thường chỉ do một bên là DNBH soạn thảo theo các mẫu in sẵn. Các thuật ngữ, ngôn từ, lối diễn đạt trong HĐBH không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Chính vì vậy, khi giao kết và thực hiện HĐBH, DNBH phải có nghĩa vụ giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm để tránh trường hợp không hiểu, hiểu lầm và ngộ nhận của bên mua bảo hiểm.

Bất cứ một điều khoản nào không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau cũng đều có thể dẫn đến những bất lợi cho chính DNBH. Nếu phát sinh tranh chấp trọng tài hoặc toà án sẽ giải thích theo nghĩa nào có lợi nhất cho bên mua bảo hiểm sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp đó.

Câu hỏi 116: Nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm được coi là bằng chứng của việc giao kết HĐBH. Trong khi giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ biểu đạt những thông tin vắn tắt và cơ bản nhất về HĐBH (thông tin về DNBH; người được bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phí bảo hiểm …) thì đơn bảo hiểm biểu đạt thông tin một cách đầy đủ hơn. Ngoài những thông tin như trong giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm còn thể hiện các thông tin về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên, cách tính và thanh toán bồi thường, quy định về giải quyết tranh chấp…

Thông thường giấy chứng nhận bảo hiểm được DNBH cấp cho bên mua bảo hiểm kèm theo một HĐBH, một HĐBH có thể cấp kèm một hoặc nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm, còn đơn bảo hiểm thường được cấp độc lập như một thông lệ trong hoạt động bảo hiểm.

Việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm của DNBH cho bên mua bảo hiểm là một trong những bằng chứng xác nhận  DNBH đã chấp nhận trách nhiệm về rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm.

Câu hỏi 117: Nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Khi xảy ra rủi ro, sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, DNBH phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm. Nghĩa vụ bồi thường của DNBH được Luật KDBH quy định như sau:

1 – Về căn cứ bồi thường:

+ Số tiền bồi thường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do DNBH chịu.

+ Số tiền bồi thường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH.

+ Ngoài số tiền bồi thường, DNBH còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện các chỉ dẫn của DNBH.

2 – Về hình thức bồi thường:

+ Bên được bảo hiểm và DNBH có thể thoả thuận một trong 3 hình thức bồi thường, đó là: sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; trả tiền bồi thường.

+ Trong trường hợp DNBH và bên được bảo hiểm không thoả thuận được hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

+ Trường hợp DNBH đã thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc đã bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản thì DNBH có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại.

3 – Về thời hạn bồi thường: DNBH phải bồi thường cho người được bảo hiểm theo thời hạn đã thoả thuận trong HĐBH. Trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn bồi thường thì DNBH phải bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm.

Câu hỏi 118: Trong HĐBH tài sản, giá trị bảo hiểm; số tiền bảo hiểm được hiểu như thế nào?

Trả lời:

1 – Giá trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết HĐBH. Giá trị bảo hiểm có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.

+ Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm có thể xác định bằng giá mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.

+ Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao); giá trị đánh giá lại (theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập); hoặc theo cách khác.

2 – Số tiền bảo hiểm của tài sản là khoản tiền mà bên được bảo hiểm yêu cầu và DNBH chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Căn cứ để thoả thuận số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là giá trị bảo hiểm. Bên được bảo hiểm và DNBH không được thoả thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là căn cứ để DNBH định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Câu hỏi 119:  Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, số tiền bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng là 80 triệu đồng, xảy ra sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chi phí sửa chữa hợp lý phát sinh là 50 triệu đồng, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi thường là bao nhiêu?

 Trả lời:

Đây là trường hợp bảo hiểm dưới giá trị tài sản (số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm), trừ khi HĐBH có quy định khác, DNBH sẽ xác định số tiền bồi thường theo công thức:

Số tiền bồi thường

=

Giá trị thiệt hại

x

Số tiền bảo hiểm






Giá trị bảo hiểm


Như vậy trong trường hợp trên, nếu không có thoả thuận khác trong HĐBH, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi thường là:

Số tiền bồi thường = 50.000.000 x 80.000.000/100.000.000 = 40.000.000 đ.

Câu hỏi 120: Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, bên được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 120 triệu đồng, quy định của Luật KDBH trong trường hợp này như thế nào?

Trả lời:

Tại điều 42, Luật KDBH quy định HĐBH tài sản có số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng là HĐBH tài sản trên giá trị. DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao kết HĐBH tài sản trên giá trị.

Trong trường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của tài sản được bảo hiểm.

Như vậy, ở trường hợp trên, DNBH không được giao kết HĐBH với số tiền bảo hiểm bằng 120 triệu đồng. Nếu DNBH chỉ giao kết HĐBH dựa trên cơ sở kê khai giá trị của bên mua bảo hiểm và HĐBH đã được giao kết với số tiền bảo hiểm là 120 triệu thì khi phát hiện ra đã bảo hiểm trên giá trị tài sản, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm một phần số phí bảo hiểm đã đóng. Trường hợp xảy ra tổn thất cho tài sản được bảo hiểm, DNBH sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tể mà người được bảo hiểm phải gánh chịu không vượt quá 100 triệu đồng.

Câu hỏi 121: Tài sản được bảo hiểm đúng giá trị với số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng, trong năm hợp đồng xảy ra 2 sự cố, sau sự cố lần thứ nhất, tài sản đã được sửa chữa, khôi phục giá trị ban đầu và DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm 40 triệu đồng. Trong sự cố lần thứ hai, tài sản bị tổn thất toàn bộ, DNBH sẽ phải bồi thường bao nhiêu?

Trả lời:

Trừ khi người mua bảo hiểm đã thoả thuận điều khoản tự động khôi phục số tiền bảo hiểm trong HĐBH và phải đóng thêm phí bảo hiểm, trong cùng thời hạn hợp đồng, sau mỗi lần bồi thường, trách nhiệm của DNBH đối với tài sản được bảo hiểm sẽ giảm đi một mức độ tương ứng. Như vậy trong trường hợp trên, nếu không có thoả thuận khôi phục lại số tiền bảo hiểm, trong sự cố lần thứ 2, DNBH chỉ bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền = 100 – 40 = 60 triệu đồng.

Câu hỏi 122:  Tài sản của bên được bảo hiểm có giá trị 100 triệu đồng, được bảo hiểm đồng thời bởi 2 HĐBH tại DNBH A và DNBH B với số tiền bảo hiểm lần lượt là 70 triệu đồng và 80 triệu đồng. Hai HĐBH này có phạm vi bảo hiểm tương tự nhau. Nếu xảy ra sự cố gây thiệt hại 45 triệu đồng, thuộc trách nhiệm bồi thường của cả hai DNBH thì các DNBH trên sẽ bồi thường như thế nào và người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi thường là bao nhiêu?

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại điều 44, Luật KDBH thì đây là trường hợp tài sản đã được bảo hiểm trùng. Đối với HĐBH trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết, tổng số tiền bồi thường của tất cả các DNBH không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Như vậy, trong trường hợp trên hai DNBH sẽ chia sẻ trách nhiệm bồi thường theo cách:

- Số tiền bồi thường của DNBH A được xác định theo công thức:

Số tiền bồi thường

=

45.000.000

x

70.000.000

=

21.000.000






70.000.000 + 80.000.000




- Tương tự, số tiền bồi thường của DNBH B là:

Số tiền bồi thường

=

45.000.000

x

80.000.000

=

24.000.000






70.000.000 + 80.000.000




- Tổng số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm được nhận là:

                   21.000.000 + 24.000.000 = 45.000.000 đ

Câu hỏi 123: Trường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán khi HĐBH cho tài sản đó đang có hiệu lực thì người mua tài sản có được hưởng quyền lợi của HĐBH trong thời gian còn lại của HĐBH không?

Trả lời:

Tại điều 579, Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, vấn đề này được quy định nh sau: “Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong HĐBH, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho DNBH về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.”

Như vậy, trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán thì người mua tài sản được quyền thay thế chủ sở hữu cũ đối với HĐBH. Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người mua tài sản (người sở hữu mới) được quyền yêu cầu DNBH bồi thường thiệt hại. Đây là trường hợp chuyển nhượng HĐBH được quy định trong luật dân sự. Quy định này không được áp dụng trong bảo hiểm thân tàu biển (thuộc lĩnh vực bảo hiểm hàng hải).