Pages

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

12 CÔNG THỨC VIẾT BÀI GIỚI THIỆU SẢN PHẨM DỊCH VỤ “THẦN THÁNH” KHÁCH HÀNG ĐỌC LÀ MUA

 CÁCH TẠO RA HÀNG TRĂM BÀI VIẾT LUÔN CÓ SỨC HÚT.

CHẮC CHẮN VỚI BẠN RẰNG SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY BẠN SẼ BIẾT CÁCH TẠO RA HÀNG TRĂM BÀI VIẾT LUÔN CÓ SỨC HÚT.

Khi chia sẻ bài viết của mình ai cũng muốn viết được những bài viết khiến nhiều người quan tâm tương tác với bạn ( like, share, comment ) nhằm phục vụ cho công việc bán hàng.

Vậy bạn có phạm sai lầm khi viết bài viết rất nhiều nhưng không hiệu quả ?.


Những lúc bạn bắt tay vào viết thì lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, nghĩ ra cái gì thì viết cái ấy, không có công thức, không có kỹ thuật.

Cứ như vậy khi nào mới có một bài viết hay nhằm cuốn hút người đọc vì vậy tôi xin chia sẻ tổng hợp lại những CÔNG THỨC VIẾT BÀI GIỚI THIỆU SẢN PHẨM DỊCH VỤ  “THẦN THÁNH”  KHÁCH HÀNG ĐỌC LÀ MUA DÀNH CHO DÂN CONTENT. 

Dưới đây tôi sẽ liệt kê nhiều công thức khá hay để bạn có thể áp dụng như ( Before – After – Bridge, Problem – Agitate – Solve (PAS), Features – Advantages – Benefits (FAB),... ). 

Bạn có biết Content là chìa khóa thành công trong các chiến dịch quảng cáo nhưng làm sao để viết content hấp dẫn, thu hút khách hàng?

Vậy bạn mau chóng nhặt nhanh những CÔNG THỨC COPYWRITING - KHÁCH HÀNG ĐỌC LÀ MUA dưới đây ngay! 

Trước khi sáng tạo, hãy biết bắt chước. Bạn biết không, làm theo những công thức là một trong những bí quyết để bắt đầu với nghề viết content.

Dưới đây là một số công thức bán hàng cơ bản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay từ bây giờ.

Hãy cùng xem lại những công thức viết content thần thánh, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao cho các chiến dịch truyền thông của bạn.

Công thức số 1: AIDA


- AIDA là viết tắt của Attention (Thu hút sự chú ý) - Interest (Tạo sự thích thú) - Desire (Khơi gợi khao khát) - Action (Hành động).

Attention – Chú ý: Lấy sự chú ý của người đọc thông qua hình ảnh và tiêu Đề

 Trong thời đại hiện nay, mỗi khi lướt Mạng Xã Hội thì có hàng trăm mẫu quảng cáo hiện trên dòng thời gian, do đó nếu tiêu đề và mở đầu không tạo được sự chú ý, khách hàng sẽ lướt qua ngay lập tức. Bạn có thể mở đầu thu hút sự chú ý bằng cách đặt câu hỏi, dùng từ ngữ ấn tượng...


Interest – Thú vị: Hiển thị thông tin thú vị và tươi mới cho người đọc.

-->Phụ thuộc vào tiêu đề bạn sẽ giải thích tiêu đề, chỉ ra vấn đề, đào sâu nỗi đau, vẽ ra viễn cảnh, đưa ra cam kết,...

Thành công ở bước 1 (thu hút sự chú ý), khách hàng sẽ đọc tiếp những nội dung phía dưới. Điều cần làm là duy trì sự thích thú với nội dung mà bạn đã tạo ra để đối tượng bạn hướng tới đọc đến cuối bài viết.


Desire – Mô tả: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng mà bạn đang nói tới người đọc.
--> Lý do tin tưởng: Giải thưởng, nghiên cứu khoa học, khách hàng, Kols/chuyên gia, thành tựu.

Đến phần này, khi đã viết đúng nhu cầu khách hàng rồi, hãy tạo cho họ khao khát có được những gì họ muốn thông qua những lợi ích mà họ sẽ nhận được từ sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Action – Hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động, hướng dẫn hành động. Ví dụ mua ngay số lượng có hạn.

Ở bước này rồi, hãy chỉ dẫn khách hàng hành động cụ thể mà bạn muốn họ thực hiện: comment, inbox, liên hệ hotline, đặt hàng theo form đăng ký.

Công thức số 2: BAB 


Công thức số 3: PAS 

PAS: Problem (Đưa ra vấn đề) - Aggravate (Khuấy động vấn đề) - Solve (giải quyết vấn đề).

Mặc dù là công thức copywriting cổ điển nhưng PAS luôn phát huy hiệu quả trong nhiều hình thức marketing: content bán hàng, bài PR, email marketing…

Problem: Nêu ra vấn đề, nỗi đau của khách hàng. Chỉ bằng việc khơi gợi nỗi đau của khách hàng, làm cho KH cảm thấy bạn như đang “đi guốc trong bụng” họ thì bạn mới có thể nhanh chóng tiếp cận được.

Aggravate: Hãy “trầm trọng” hóa vấn đề để KH nhận thức được họ cần giải quyết chúng ngay lập tức. Lưu ý rằng, dù có “xát muối” vào vết thương đến đâu thì cũng để cho KH một lối thoát.

Solve: Lối thoát ấy chính là giải pháp bạn đưa ra. Hãy để nó là liều thuốc chữa nỗi đau cho KH.

Công thức số 4: FAB



Công thức số 5: 3S (SSS)

SSS hay 3S: Star (Ngôi sao) - Story (Câu chuyện) - Solution (Giải pháp).

Star: Hãy mở đầu bằng một nhân vật cụ thể để tạo sự gần gũi. Cần mở rộng ra, “star” ở đây có thể là sản phẩm, người đọc, cũng có thể là khách hàng hay nhân vật trải nghiệm.

Story: Sau đó hãy viết ra câu chuyện (nỗi đau, khó khăn, biến cố, thành công…) mà nhân vật gặp phải và cách họ vượt qua.
Solution: Kết lại bằng giải pháp mà nhân vật đã áp dụng.

Công thức số 6: PAS


Công thức số 7: 4C

Công thức số 8: Năm chữ W và một chữ H

Tất cả mọi bài viết đều phải trình bày đầy đủ về các điểm then chốt. Những điểm này thường được gọi trong tiếng Anh là năm chữ W và một chữ H:

Who (ai) – Trong tin này có những ai?

What (chuyện gì): – Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra?

Where (ở đâu) – Tin này xảy ra ở đâu?

When (khi nào) – Chuyện xảy ra vào lúc nào?

Why (tại sao) – Tại sao lại xảy ra sự kiện đó?

How (như thế nào) – Chuyện xảy ra như thế nào?

Đây là các câu hỏi tất cả mọi người đều muốn hỏi khi họ muốn biết rõ thêm về một sự kiện nào đó vừa xảy ra. Một bài không thể được coi là đầy đủ nếu không ít nhất trả lời được năm chữ W và một chữ H. Ngay cả các phóng viên giàu kinh nghiệm cũng kiểm lại xem họ đã dùng đủ những chữ này hay chưa trước khi nộp bài.

Công thức số 9: 4U


Công thức số 10: Hình tháp ngược( inverted pyramid)

Đây là một kiểu viết tin căn bản mà hầu như các nhà báo trên thế giới đều phải biết. Nguyên tắc này chủ trương đưa tất cả thông tin quan trọng nhất của tin vào ngay đoạn mở đầu và từ đó đi xuống các chi tiết.

 

Lý tưởng nhất là:  Ngay đoạn mở đầu cho người đọc một cái nhìn tổng quát về toàn bộ bản tin. Phần còn lại là giải thích thêm và mở rộng (hay phát triển thêm) bằng các chi tiết xoay quanh đoạn mở đầu.

 

Nói dễ hiểu hơn: Khi bạn muốn nhận dạng một con người thì trước tiên là khuôn mặt , rồi sau đó mới đến các chi tiết khác như mắt mũi, tay chân.

 

Phương pháp này giúp tòa soạn hay biên tập có thể cắt bỏ từ dưới lên nếu cần,vì càng ở dưới thì chi tiết càng ít quan trọng hơn. Nguyên tắc này rất phổ biến và căn bản nhất của phóng viên, vì có thể áp dụng để viết bất cứ loại tin nào.

Công thức số 11: 4P


4P: Picture (Hình ảnh tạo sự chú ý) - Promise (Cam kết, lời hứa về sản phẩm/dịch vụ mà bạn mang lại) - Prove (Chứng minh lời cam kết đó) - Push (Kêu gọi hành động).

Trong marketing, 4P mà rất có thể bạn nhớ ra ngay khi nhắc đến là Product, Price, Place và Promotion.

Tuy nhiên, đây còn là một công thức viết content.

Picture: Vẽ ra, mô tả viễn cảnh đáng chú ý. Sử dụng công thức này, bạn có thể áp dụng các từ như “Hãy tưởng tượng”, “Hãy hình dung”...

Promise: Sau đó nêu lên những điều khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Prove: Đưa ra bằng chứng. Ở 2P đầu tiên, ta đánh nhiều vào cảm xúc. Còn ở P (Prove), đây là logic, lý trí: nêu chứng cứ về những lợi ích mà sản phẩm dịch vụ mang lại (điều bạn nói bên trên). Hãy nêu ra các con số thống kê, feedback khách hàng, nhận định chuyên gia, giải thưởng, nghiên cứu khoa học…

Push: Kêu gọi hành động. Đến bước này rồi thì thúc giục khách hàng hành động ngay thôi. Hãy tạo sự khẩn cấp và để việc mua hàng dễ dàng.

Công thức 12 (cuối cùng) là  Kỹ năng viết báo mạng - Truyền thông đúng cách

Bạn đừng quá chú trọng tập trung cho sản phẩm (sản xuất) mà quên mất con đường ngắn nhất để khách hàng biết đến bạn là phải Marketing và TRUYỀN THÔNG đúng cách.

Các chú ý về kỹ năng viết báo khi viết bài PR đăng báo mạng!

Viết bài PR đăng báo quảng cáo là một hình thức phổ biến, đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với sự phổ cập rộng rãi, nhiều người nghĩ rằng đây là hình thức quảng cáo dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, không ít “cây viết PR đăng báo mạng” gặp khó khăn trong quá trình viết, họ thường thắc mắc và than thở: Tại sao bài viết PR để đăng báo mạng của tôi đúng chuẩn mà vẫn bị trả về?. 

Những lưu ý khi viết bài PR để đăng báo mạng dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trả lời các câu hỏi trên. Hãy tham khảo và ghi nhớ để bài viết PR của bạn “không còn đường quay trở về”.

Xác định đúng độc giả (khách hàng mục tiêu)

Trước khi đặt tay viết bài PR để đăng báo quảng cáo, bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của bài PR công ty mình là thế nào? Nhận định đúng đối tượng độc giả cần hướng tới hoặc “gu thưởng thức” của độc giả trang báo điện tử đó nhắm tới để đánh trúng tâm lý, kỳ vọng của người đọc báo. Từ đó việc viết bài PR cho báo mạng không còn quá nhiều trở ngại và khó khăn.

2. Nguồn gốc thông tin lấy từ đâu

Sau khi xác định được độc giả cần hướng tới, bạn cần chắt lọc thông tin. Những thông tin đưa vào bài viết đầu tiên phải chính xác tuyệt đối (bất kì thông tin nào liên quan đến: sự kiện, câu nói của nhân vật, các nghiên cứu, tên người, địa danh, địa chỉ… hãy đảm bảo những thông tin đó chính xác 100%). Ngoài ra, nội dung bài viết mang tính định hướng trực tiếp tới độc giả.

3. Nội dung truyền tải tới khách hàng (đọc giả)

Việc viết bài cho báo điện tử sẽ dễ dàng hơn khi nội dung bài viết trả lời được các câu hỏi 5W – 1H dưới đây. Bài viết hoàn chỉnh là bài viết trả lời được đầy đủ các câu hỏi sau một cách ngắn gọn nhất.

Who: đối tượng bạn hướng tới là ai

What: Làm gì? Cái gì?

Where: Ở đâu? Nơi nào?

When: Khi nào? Thời gian nào?

Why: Tại sao? (Vì sao cần sử dụng đó?…) giải thích nguyên nhân!

How: Như nào? Quá trình diễn ra như thế nào. (Sử dụng như thế nào? Được đánh giá ra sao?

Xin Lưu ý, một trong những nguyên tắc chung về nội dung khi viết bài PR đăng báo là không áp đặt tư duy chủ quan của mình trong bài, không sa đà vào liệt kê, kê khai thành tích cũng như danh hiệu của doanh nghiệp quá nhiều.

4. Kỹ thuật viết pr đăng báo mạng

Viết PR dưới dạng một bài báo, thể hiện quan điểm của báo giới, rõ ràng, mạch lạc, tư liệu đầy đủ, đáng tin cậy.

Khi viết bài PR đăng báo mạng nên lưu ý tính cô đọng, súc tích, ngắn gọn.

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, Không sử dụng ngôn từ quảng cáo quá đà. Ưu tiên mẫu câu chủ động. Lưu ý những động từ đắt và mạnh. Hạn chế lạm dụng tính từ, chữ in đậm trong bài.

5. Hình thức trình bày trong báo mạng

Khi viết bài cho báo mạng nên lưu ý chia bài viết thành các đoạn nhỏ để người đọc dễ theo dõi.

Có thể áp dụng các đề mục và hình minh họa tăng tính hấp dẫn và dễ hiểu.

Không cần áp dụng mẫu làm văn trong nhà trường gồm mở bài, thân bài, kết luận mà cần đi trực tiếp vào vấn đề muốn truyền tải.

Ngoài ra, ‘cây viết PR đăng báo ’ cần tham khảo khung chuẩn của một bài báo trước khi đặt bút viết: tiêu đề, sapo, tiêu đề phụ, box, win, hình ảnh…

Số chữ giới hạn trong khoảng từ 300 – 800 chữ, tùy thuộc vào mục đăng. 

Thông thường hình thức 1 bài báo có tiêu đề ngắn gọn, sắc bén, gây ấn tượng mạnh với độ dài từ  5 – 12 chữ. Sapo dưới 30 chữ. Và nội dung chân thật, nhẹ nhàng, sắc bén, hạn chế dùng ngôn từ PR lộ liễu thái quá.

Gợi ý: bài viết PR quảng cáo sẽ hay hơn nếu chèn thêm hình ảnh bắt mắt với những chú thích ảnh phù hợp.

Dịch vụ viết bài PR quảng cáo là mảng được đặc biệt chú trọng của Truyền Thông Hoàng Gia. Truyền Thông Hoàng Gia tự hào cung ứng dịch vụ viết bài PR đăng báo chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay. Luôn thấu hiểu với doanh nghiệp, luôn chuẩn mực với các tòa báo, chúng tôi cam kết mang đến cho doanh nghiệp các nội dung quảng bá khác biệt nhất, hấp dẫn nhất góp phần nâng cao vị thế sản phẩm – thương hiệu của bạn.

Chính vì vậy mỗi khi áp dụng kiến thức nào nên luôn luôn áp dụng nền tảng cơ bản kiến thức khi đó ta uyển chuyển "vạn biến dĩ bất biến" tùy vào từng trường hợp ta áp dụng. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ viết bài PR quảng cáo ngay hôm nay!

Tổ Hợp Truyền Thông Hoàng Gia ( đơn vị được uỷ quyền và làm đại diện Cho hơn 30 đầu báo điện tử).

Địa chỉ: Số 61 Đường D5, F25, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM

Hotline: 0932074939 (Biên Tập Viên Đỗ Văn Hiếu).
Mail: Ceo.hoitrieuphu@Gmail.com hoặc baodoanhnghiephoinhap@gmail.com 

Lưu ý: Nếu bạn muốn được tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân làm pr để tiết kiệm và chi phí gần như bằng không đồng thì hãy alô Hiếu và mời Hiếu Ly Cà Phê sẽ chia sẽ bí kíp viết bài Đăng báo miễn phí.

Chúng tôi thường xuyên tuyển dụng biên tập viên, phóng viên để viết bài và cộng tác làm việc với nhiều tờ báo điện tử nổi tiếng hiện nay vui lòng liên hệ 0932074939 Nhà Báo Hoàng Gia.