CHẮC CHẮN VỚI BẠN RẰNG SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY BẠN SẼ BIẾT CÁCH TẠO RA HÀNG TRĂM BÀI VIẾT LUÔN CÓ SỨC HÚT.
Khi chia sẻ bài viết của mình ai cũng muốn viết được những bài viết khiến nhiều người quan tâm tương tác với bạn ( like, share, comment ) nhằm phục vụ cho công việc bán hàng.
Vậy bạn có phạm sai lầm khi viết bài viết rất nhiều nhưng không hiệu quả ?.
Những lúc bạn bắt tay vào viết thì lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, nghĩ ra cái gì thì viết cái ấy, không có công thức, không có kỹ thuật. Cứ như vậy khi nào mới có một bài viết hay nhằm cuốn hút người đọc.
Lúc trước tôi có đọc bài viết trên trang trường doanh nhân HBR họ chia sẻ bài viết 10 CÔNG THỨC VIẾT CONTENT BÁN HÀNG HIỆU QUẢ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT, bài viết liệt kê nhiều công thức khá hay để bạn có thể áp dụng như ( Before – After – Bridge, Problem – Agitate – Solve (PAS), Features – Advantages – Benefits (FAB),... ). Bởi vì nhiều công thức như vậy trong một bài viết khá dài, một số bạn sẽ quên hết hầu hết các công thức. Vấn đề là bạn sẽ phân vân trước những công thức và sẽ quên ngay nhanh chóng, thực ra công thức cốt lõi là công thức AIDA chính là chất liệu để tạo ra các công thức còn lại và đặc biệt đó là công thức viết quảng cáo phổ biến nhất thế giới. Bạn chỉ cần nhớ công thức AIDA là có thể tự tin với cấu trúc bài viết của mình.
Cụ thể AIDA viết tắt các từ Attention – Interest – Desire – Action
• Attention – Chú ý: Lấy sự chú ý của người đọc thông qua hình ảnh và tiêu Đề
• Interest – Thú vị: Hiển thị thông tin thú vị và tươi mới cho người đọc.
-->Phụ thuộc vào tiêu đề bạn sẽ giải thích tiêu đề, chỉ ra vấn đề, đào sâu nỗi đau, vẽ ra viễn cảnh, đưa ra cam kết,...
• Desire – Mô tả: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng mà bạn đang nói tới người đọc.
--> Lý do tin tưởng: Giải thưởng, nghiên cứu khoa học, khách hàng, Kols/chuyên gia, thành tựu.
• Action – Hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động, hướng dẫn hành động. Ví dụ mua ngay số lượng có hạn.
Chính vì vậy mỗi khi áp dụng kiến thức nào nên luôn luôn áp dụng nền tảng cơ bản kiến thức khi đó ta uyển chuyển "vạn biến dĩ bất biến" tùy vào từng trường hợp ta áp dụng công thức AIDA một cách sáng tạo, có thể trong trường hợp đây là công thức cứu nguy khi bạn muốn tạo ra một kịch bản telesale chuẩn và phù hợp với cuộc trò chuyện mà vẫn chưa biết cách nào.