Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

CLB Doanh Nhân Quảng Ngãi tại TP.HỒ CHÍ MINH HỌP MẶT LẦN THỨ XI.

 Tối qua, CLB Doanh Nhân Quảng Ngãi Tại TP. HCM họp mặt cuối năm với chủ đề "NỐI VÒNG TAY LỚN" Tại PAVILLON - Khách Sạn Tân Sân Nhất địa chỉ số 202 Đường Hoàng Văn Thụ , Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.



Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh và sở ban nghành gặp gỡ chúc tết cộng đồng doanh nhân Quảng Ngãi đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM - Một nguồn lực đóng góp vào sự phát triển của tỉnh quảng ngãi trong nhiều năm qua. 



Đồng thời là dịp để những người con quê Quảng Ngãi gặp gỡ giao lưu thắt chặt tình thân. 


Tham gia buổi họp mặt với hơn 500 và 30 gian hàng giao thương cùng với sự tham sự của các cấp lãnh đạo Tỉnh Quảng Ngãi và TPHCM. 



Về phía lãnh đạo tĩnh Quảng Ngãi tham dự gồm: Bà Bùi Thị Quỳnh Vân (Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ngãi), Ông Đặng Ngọc Huy (Phó bí thư thường trực Tỉnh Quảng Ngãi), Ông Đặng Văn Minh (ủy viên ban thường vụ Tỉnh, Chủ tịch Tỉnh Quảng Ngãi), Ông Nguyễn Cao Phúc ( Ủy viên ban thường vụ tỉnh, Bí thư Thành Ủy Tp. Quảng Ngãi) cùng với nhiều lãnh đạo ban nghành khác điều có mặt để chúc mừng. 



Dù xa xứ những doanh nhân Quảng Ngãi luôn hướng về quê nhà với mong muốn kinh tế Quảng Ngãi được phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, góp phần vào sự đi lên của đất nước. Đại hội đại biểu lần thứ 20 nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức vào tháng 10/2020 đã đề ra phương hướng , mục tiêu, nhiệm vụ phát huy các nguồn lực, đưa tỉnh nhà phát triển lên một bước mới.



Với Chủ đề "Nối vòng tay lớn” là một lời nhắn gởi cho những ai là người Quảng Ngãi, đặc biệt là các doanh nhân dù đi đâu, làm gì, thành đạt như thế nào thì luôn hướng về nguồn cội, luôn mở lòng chung tay góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ bà con nghèo khó.



Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

TRONG QUAN HỆ LÀM ĂN ĐỪNG KHÔN QUÁ: XỞI LỞI TRỜI CHO, SO ĐO TRỜI LẤY.



"Xởi lởi trời cho , so đo trời lấy". Đó là câu châm ngôn ông bà xưa dạy tôi từ lúc còn bé. Lúc đầu tôi không hiểu lắm, nhưng mẹ giải thích nhiều lần, tôi mới hiểu. Và kiểm nghiệm lại cuộc đời, tôi thấy nó QUÁ ĐÚNG!


Mẹ bảo ở đời, chơi với bạn, sống cùng hàng xóm, quan hệ làm ăn với ai đó, cần phải xởi lởi, hào phóng chút, đừng so đo, tính toán thiệt hơn quá, con người sẽ trở thành hèn. Làm gì cũng nên nhường phần thuận lợi cho người khác và nhận phần khó hơn về mình. Chia chác quà bánh hay tiền bạc thì hãy nhận phần ít hơn tí cũng không sao. Nếu có điều kiện, hãy giúp đỡ bạn trong khả năng có thể. Mời ăn sáng cùng, mua cho bạn gói xôi... là xởi lởi.


Còn giành giật, hơn thua tí bánh, tí quà với bạn, với anh chị em trong nhà hay với cô bé hàng xóm là so đo. So đo, tính toán khôn quá cũng không giàu hơn được, mà bạn bè xa lánh, anh em không thèm chơi chung, hàng xóm ghét bỏ... Mẹ giải thích nhiều lắm, và tôi nhập tâm lời mẹ dạy.


Trong hợp tác, làm ăn, kinh doanh, người xởi lởi sẽ giữ được quan hệ lâu bền. Trong quản lý con người, doanh chủ xởi lởi sẽ được người lao động yêu quý và trung thành.


Sở dĩ, so đo lấy một vài phần cũng không làm bạn giàu lên được còn chưa nói lại trở thành người kẹt xỉ ích kỷ. Cho đi rồi nhất định bạn sẽ nhận lại được, không cứ nhất định nhận lại từ người mà bạn cho.


Còn núp lùm, ăn mảnh thì trời cũng không "xởi lởi" với mình đâu ạ! Đơn giản là vì, với tính cách so đo và "trùm sò" như vậy thì làm ăn với ai cũng khó. Khách hàng tẩy chay, nhân viên oán trách, đối tác bỏ chạy thì còn làm ăn được với ai? Vậy nên trời chẳng "lấy hết" là gì?


Muốn được "trời cho" hay "trời lấy hết" phụ thuộc vào tính cách phóng khoáng hay "trùm sò" của bạn


Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

Pháp Lý Nhà Đất: MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN BẪY GÂY BẤT LỢI CHO KHÁCH HÀNG THƯỜNG THẤY TRONG CÁC HỢP ĐỒNG ĐẶT CHỖ/GIỮ CHỖ

 Thông qua quá trình tiếp xúc, tư vấn và hỗ trợ khách hàng có tranh chấp về vấn đề này, chúng tôi thường hay gặp một số điều khoản bẫy và gây bất lợi cho người đặt tiền giữ chỗ như sau:



(1) Nhập nhằng giữa bên nhận tiền giữ chỗ là chủ đầu tư hay là bên môi giới?


Theo quy định của pháp luật, người có quyền bán sản phẩm của dự án phải là chủ đầu tư dự án hoặc bên được chủ đầu tư ủy quyền hoặc ký hợp đồng hợp pháp thì mới có quyền bán. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn khách hàng thường ký thỏa thuận giữ chỗ với bên môi giới, chuyển tiền cho bên môi giới, thậm chí chuyển tiền vào tài khoản cá nhân mà không đòi hỏi bên nhận tiền đặt cọc phải cung cấp giấy ủy quyền hoặc tài liệu chứng minh quyền bán của mình. Theo đó, mặc dù không được ủy quyền bán, nhưng rất nhiều cá nhân và các công ty môi giới đang lợi dụng việc này để ký hợp đồng và nhận tiền giữ chỗ của khách hàng nhằm chiếm dụng vốn trái phép. Khi ký hợp đồng, khách hàng không phân biệt được chủ đầu tư hay là bên môi giới sẽ thực hiện hợp đồng với khách hàng.


Theo đó, nếu hợp đồng không thể hiện văn bản ủy quyền từ Chủ đầu tư và bên nhận tiền giữ chỗ cung cấp tài khoản cá nhân để nhận tiền, thì nhiều khả năng bên môi giới này không có quyền bán hợp pháp. Khi đó, nếu ký hợp đồng và chuyển tiền thì họ thì khách hàng đang giao trứng cho ác.


(2) Trong hợp đồng đặt tiền giữ chỗ, chủ đầu tư/bên môi giới hoàn toàn không cam kết thời hạn mở bán của chủ đầu tư


Vì không cam kết nên khách hàng không có lý do gì để lấy lại tiền trước thời điểm mở bán và chỉ biết chờ đợi cho đến khi có thông báo mở bán chính thức, nhưng không biết phải chờ đến khi nào.


(3) Trong hợp đồng chủ đầu tư không cam kết và ấn định giá bán bất động sản


Vì không cam kết và ấn định giá bán cụ thể, nên chủ đầu tư có quyền đưa ra giá bán lần đầu theo ý muốn của chủ đầu tư. Do vậy, nếu chủ đầu tư mở bán lần đầu với giá rất cao, nhiều người không đủ tài chính để mua và đành phải lấy lại tiền đặt chỗ.


(4) Hợp đồng không nghi cụ thể vị trí sản phẩm (số căn hộ, tầng, dãy, hướng, diện tích…mà chỉ ghi rất chung chung, ví dụ từ tầng…. đến tầng…)


Vì không ghi cụ thể, nên khi mở bán chính thức người đặt giữ chỗ không thể mua được đúng vị trí sản phẩm mình muốn mua. Và khi không có quyền lựa chọn, nên nhiều người cũng bỏ cuộc và phải đi xin nhận lại tiền đặt chỗ về.


(5) Hợp đồng không cho phép người mua được lấy lại tiền đặt chỗ bất cứ thời gian nào mà bị chủ đầu tư/bên môi giới áp đặt không được đòi tiền giữ chỗ lại cho đến khi chủ đầu tư mở bán


Đây là điều khoản bất lợi nhất cho người đặt giữ chỗ. Chủ đầu tư thường viện dẫn điều khoản này để ràng buộc khách hàng. Theo đó, khách hàng chỉ có quyền lấy lại tiền khi chủ đầu tư mở bán nếu khách hàng đó không mua. Tuy nhiên khi nào chủ đầu tư mở bán để có quyền lấy tiền lại thì là một dấu hỏi lớn mà chủ đầu tư cũng không trả lời được.



(6) Bắt khách hàng phải bảo mật thông tin về hợp đồng;


Mục đích là để che dấu hành vi huy động vốn trái pháp luật, để không bị xử phạt hành chính và không bị xử lý theo quy định của pháp luật.


HÃY LƯU Ý!

Theo Facebook của Chuyên Gia Pháp Lý