Pages
▼
Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020
Giới thiệu: Hội đồng họ Đỗ Việt Nam, Đỗ -Đậu bừng nở muôn hoa Chung một nguồn cội mãi là anh em…
Bản quyền : Hội đồng họ Đỗ Việt Nam
www.HoDoVietnam.Vn
Trụ sở : 27 –Đào Tấn –Hà Nội
Thực hiện :
Đỗ Đình Dương
Tổng Thư kí Hội đồng họ Đỗ Việt Nam
Địa chỉ : 151- Đội Cấn-Hà Nội
SĐT : 0989186887
Đỗ Tiến Định – Thư kí Hội đồng
SĐT : 0983529275
Email : hoDoVietNam@yahoo.com
Website : www.TuoiTrehoDo.com
Facebookhttps://www.facebook.com/TienBuocThanhCong
Thông báo : Tạp chí họ Đỗ xuất bản 4 số 1 năm ( 1 quý 1 số) 50.000 VNĐ/ 1 số , cả năm 4 số 200.000VNĐ
(đã gồm tiền gửi tạp chí qua bưu điện về địa chỉ đăng ký )
Bà con họ Đỗ đặt mua Tạp chí dòng họ xin chuyển tiền về địa chỉ ông Đỗ Đình Dương theo địa chỉ trên. Tên bà con đặt mua sẽ được ghi trên Tạp chí.
Hoặc chuyển khoản tới Đỗ Tiến Định
Ngân hàng VIETINBANK :
Số tài khoản : 6201-6302-8693-7519
…Đỗ -Đậu bừng nở muôn hoa
Chung một nguồn cội mãi là anh em…
MỘT NGÀY NHƯ KẾT QUẢ CỦA…5000 NĂM
Từ năm 2008, dự án xây dựng nhà ở khu Vân La –Hà Đông (cũ) chuẩn bị khởi công. Họ tiến hành giải phóng mặt bằng, trong khu đó có ngôi mộ cổ của dòng họ Đỗ Việt Nam . Đó là gò Thiềm Thừ (gò Cóc Thần), nơi yên nghỉ của Bát Bộ Kim Cương-tám cậu ruột của Kinh Dương Vương ( tám vị em trai của cụ bà Đỗ Quý Thị). Trong dân gian có câu :
Con Cóc là cậu ông Trời
Nếu ai đánh Cóc thì trời đánh cho
Để bảo vệ nguyên vẹn khu gò Thiềm Thừ-BLL họ Đỗ Việt Nam có công văn gửi đến các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương.Cuối năm 2008, UBND Hà Tây có công văn trả lời : với nội dung : “ yêu cầu giữ nguyên hiện trạng gò Thiềm Thừ”
Thế rồi thời gian trôi đi, nội bộ SUDICO có nhiều thay đổi, nên việc gò Thiềm Thừ bị họ lơ đi. Đầu năm 2012, đoàn đại biểu của họ Đỗ là Đại biểu Quốc hội khóa 13 và ông Lê Như Tiến-Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn Hóa Giáo Dục Thanh niên, Thiếu Niên Nhi Đồng của Quốc hội đã đến dâng hương tại gò Thiềm Thừ. Mục sở thị thấy hiện trạng phần mộ tổ tiên bị xâm phạm các vị lặng đi, không khỏi chạnh lòng.
Từ sau buổi ấy, văn thư của dòng họ lại tiếp tục gửi đi. Những chứng cứ lịch sử, Ngọc phả, Thần phả được sưu tầm cho đầy đủ hồ sơ. Sau quá trình đấu tranh không mệt mỏi, cuối cùng dòng họ Đỗ Việt Nam đã chính thức được công nhận chủ quyền tại gò Thiềm Thừ.
Hội đồng họ Đỗ Việt Nam xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến :
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, UBND Hà Nội, UBND quận Hà Đông, công ty SUDICO. Cám ơn chính quyền và nhân dân phường Phú La đã quyết tâm bảo vệ khu di tích tâm linh.
9h ngày 22-5-2012 nhằm ngày mồng Hai tháng Tư nhuận năm Nhâm Thìn, một cuộc họp mang tính lịch sử với họ Đỗ Việt Nam đã diễn ra, với sự có mặt của đại diện sở Văn hóa thể thao du lịch Hà Nội, Phòng văn hóa thông tin Hà Đông, nhà thầu SUDICO cùng đại diện 04 chi họ Đỗ Hà Đông. Cuộc họp đã thống nhất xác định chỉ giới của gò Thiềm Thừ với tổng diện tích 447,098 m2.
Sau đó, máy trắc đạc định vị chính xác các điểm mốc, những chiếc cọc tre được đóng xuống, xác định mốc giới của Gò. Những người con họ Đỗ có mặt tài Gò lúc ấy không khỏi sung sướng, xúc động. Nhà cảm xạ Đỗ Xuân Phàn đã thốt lên : “ Cả đời tôi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hôm nay mới có cảm giác khó tả khi cuộc đấu tranh của dòng họ đi đến thắng lợi to lớn này”
Kính thưa hương hồn Giáo sư Đỗ Tòng-Người sáng lập BLL Họ Đỗ Việt Nam !
Hội Đồng Họ Đỗ Việt Nam đã thực hiện được một việc mà GS giao lại trước lúc đi xa.Ở nơi xa xôi ấy, chắc Người thấy được sự vui mừng của bà con họ Đỗ. Xin kính báo hương hồn GS tin vui này. Chúng con xin kính cáo Liệt vị Tiên Tổ HỌ ĐỖ VIỆT NAM.
Nay chúng con đã giành chủ quyền để bảo vệ mộ tổ.
Chúng con xin hứa và nguyện rằng :
“Đời đời bảo vệ di tích thiêng liêng này. Cầu mong Tổ tiên phù hộ độ trì cho họ Đỗ Việt Nam cùng đất nước thịnh vượng, phát triển”
Đỗ Ngọc Liên
Chủ tịch Hội đồng họ Đỗ Việt Nam
THÔNG BÁO
Để bà con họ Đỗ trong và ngoài nước biết việc
Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đã kiên trì đấu tranh với công ty phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO) trong gần 10 năm qua, chúng tôi đăng tải một phần văn bản kiến nghị của Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đến các cấp có thẩm quyền của Nhà nước.
Kết quả là ngày 22-5-2012, đại diện nhà thầu SUDICO đã phải công nhận và để Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đóng 08 cây cọc cắm mốc chỉ giới và giữ nguyên hiện trạng 448m2 đất tại gò Thiềm Thừ ( Ba La, Hà Đông cũ) là nơi có các mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam.
Sau khi đóng cọc khẳng định chủ quyền, Hội đồng họ Đỗ Việt Nam sẽ cùng đại diện công ty SUDICO bàn việc quy hoạch lâu dài khu mộ Tổ.
Chủ biên bản tin
Đỗ Đình Dương
HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Số 27 Phố Đào Tấn – Ba Đình – Hà Nội
V/v: Đề nghị bảo tồn giúp đỡ khu mộ tổ Họ Đỗ Việt Nam
Kính gửi: Bà Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Quốc hội - Nước CHXHCN Việt Nam
Ông Đào Trọng Thi - Ủy viên thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Lê Như Tiến - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam (trước đây là Ban liên lạc họ Đỗ Viêt Nam) xin trân trọng kính báo và đề nghị một số vấn đề như sau:
I. Giới thiệu sơ lược về lịch sử họ Đỗ
1. Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam có từ rất lâu, chiếm khoảng gần 10% dân số cả nước. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ Đỗ VN đã cùng với các dòng họ trong cả nước, như: họ Nguyễn, họ Lê, họ Đinh, họ Lý, họ Trần, họ Phạm, họ Đào, họ Ngô, họ Tạ, họ Chu, họ Tòng, họ Mạc, họ Hồ, họ Lý, họ Trịnh... cùng nhau đoàn kết, dâng hiến cho Tổ quốc những người con ưu tú để chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Đất Mẹ thiêng liêng.
2. Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam được thành lập năm 1997 (trước đây là Ban liên lạc họ Đỗ Việt Nam), hiện nay đã có trên 400 dòng họ Đỗ (Đậu) trong cả nước và nước ngoài tham gia
3. Tôn chỉ mục đích của Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam: Đoàn kết, xây dựng mối liên hệ tốt đẹp giữa các dòng họ Đỗ (Đậu), cùng nhau khai thác, phát huy truyền thống nhân văn của họ Đỗ (Đậu) và các dân tộc Việt Nam; Giúp nhau tìm về cội nguồn, biên soan gia phả; Trao đổi thông tin nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử có liên quan đến họ Đỗ (Đậu) Việt Nam.
4. II. Thông tin về các khu di tích Mộ Tổ họ Đỗ (Đậu):
Hiện nay, họ Đỗ Việt Nam mới xác định được 2 khu di tích Mộ Tổ (cách nhau khoảng 200-300m, gần ngã ba Ba La, cuối đường Quang Trung, quận Hà Đông), niên đại khoảng trên 5000 năm, gồm:
1. Miếu mộ cụ Đỗ Qúy Thị (tên thật là Đỗ Đoan Trang, có tám người em trai được gọi là Bát Bộ Kim Cương), tại Ngõ số 704, đường Quang Trung, quận Hà Đông (gần ngã ba Ba La, đường vào Trạm điện Hà Đông). Người dân địa phương gọi miếu mộ là Miếu Chúa Bà (họ Đỗ), hoặc Miếu Gò...
- Thông tin về nguồn gốc lịch sử: cụ là vợ của vua Đế Minh (tức Nguyễn Minh Khiết) được ghi chép trong gia phả và được phối thờ với tư cách là Ngoại Tổ tại nhà thờ Bách Việt Triệu Tổ của dòng họ Nguỵễn (Vân Nội, Hà Đông). Cụ đã tu luyện tại Động Tiên (Lạc Thủy, Hòa Bình) thành Bồ tát, được làm Sa bà Giáo chủ, đạo Tiên tôn cụ là “Đệ nhất tiên thiên Thánh Mẫu”, người dân tộc Mường - Hòa Bình gọi cụ là“Sơn Trại Chúa Mường” hay “Bà Chúa Sơn Trang” (theo “Nguyễn Tộc Từ Đường Phả Lục Chinh Bán"), người Kinh gọi cụ là Nương và đạo Bà Nàng (theo “Bách Việt Tộc Phả Cổ Lục Khởi Tô Sở Minh Công (Đế Thừa)”)...
- Vị trí: ba (03) phía giáp nhà dân, còn lại là phía Đông giáp mặt ngõ.
- Diện tích khi miếu mộ: khoảng 10m2
- Hiện trạng: miếu nhỏ, 2 tầng, cao khoảng l,5m. Trước đây nằm khu đất gò trống, nay nằm trong khu dân cư, diện tích bị thu hẹp do người dân xây nhà.
- Hoạt động tâm linh: nhân dân trong khu vực thường xuyên thắp hương vào ngày mồng 1, ngày rằm, ngày đản, ngày hóa của cụ và các ngày lễ, tết...
- Quản lý: chủ yếu là nhân dân trong vùng tự quản lý, bảo vệ, vệ sinh...
2. Khu gò Ba La gò Thiềm Thừ, tại đây có mộ phần của bố, mẹ và 8 người em trai (Bát Bộ Kim Cương) của cụ Đỗ Quý Thị.
Thông tin về nguồn gốc lịch sử: là nơi chôn cất của 8 vị tiên tổ họ Đỗ (Bát Bộ Kim Cương) và bố mẹ. 8 vị họ Đỗ đã có công giúp Kinh Dương Vương xây dựng, bảo vệ đất nước Xích Quỷ, được thành bậc Kim Cương. Trước kia, trên gò có ngôi miếu thờ, phía trước có 2 bia cột đá, trên đỉnh có hình con cóc, phần thân khắc các câu thơ. 2 bia đá này được các cụ trong làng di chuyển khỏi đây từ thời Pháp và hiện lưu giữ ở thôn Cự Đà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội (có tài liệu kèm theo).
Địa điểm khu gò: tại Xứ Đồng, thôn Văn La, phường Phú La, quận Hà Đông (khu gò này nằm trong phạm vi dự án Khu nhà ở Văn La - Văn Khê của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Khu đô thị và khu công nghiệp Sông Đà - Cty SUDICO).
Diện tích gò trước khi bị san lấp (năm 2007): 446 m2, cao trên 2 m mặt so với mặt ruộng.
Hiện trạng: đã bị san lấp một phần, không còn nguyên hiện trạng (diện tích còn lại khoảng 250m2, phía Bắc khu gò bị vật liệu, tấm bê tông đè lên).
III. Tài liệu tóm tắt về các khu Mộ Tổ họ Đỗ (Đậu):
- Họ Nguyễn (Vân Nội) và thờ phụng cụ Đỗ Quý Thị:
Ở khu Từ đường nhà thờ Tổ họ Nguyễn, có tên Bách Việt Thiệu Tổ (thôn Vân Nội, phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội) có thờ tối cao Nội Tổ họ Nguyễn và phối thờ tối cao Ngoại Tổ - cụ Đỗ Quý Thị, đồng thời cũng là nơi thờ Phật (Phật hiệu của cụ Đỗ Quý Thị là Hương Vân Cái Bồ Tát). Họ Nguyễn ở đây đã duy trì hương khói và giữ gìn miếu mộ của Cụ hàng ngàn năm qua.
- Danh mục tóm tắt tên một số tư liệu, thư tích cũ về các khu Mộ Tổ họ Đỗ:
1. Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư: nội dung nói về từ thời Phục Hy đã làm Chủ trưởng ở vùng đất Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ... đến các thế hệ về sau: vua Đế Minh, cụ Đỗ Quý Thị và 8 người em trai, về nước Xích Quỷ do Kinh Dương Vương đứng đầu trước khi ra đời nước Văn Lang.
- Người giữ: ông Nguyễn Văn Tằng, thôn Văn Nội, Thanh Oai.
- Trưởng tộc Bách Việt, Thái Bảo Hương Quận công Nguyễn Văn Chí sao, năm Tự Đức 1, ngày 15 thắng Giêng (1848).
- Người dịch: Lê Huy Trấp và người hiệu đính: Giáo sư Vân Trình (1998)
2. Bách Việt Tộc phả (có ghi rõ đây là Phả mật, không đưa ra ngoài).
3. Nguyễn Tộc từ đường phổ ký chính bản (đệ nhị quyển) có bản chữ Hán và do ông Đỗ Quang Liên, tổ trưởng tổ thơ Hán - Nôm Hà Nội lược dịch.
4. Mộ và miếu thờ vợ cả vua Thần Nông (tư liệu này hiện ở miếu làng Tiên Lữ tức là Tiên Sơn, xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Tây). Lê Túc tìm 1997.
5. Thần tích triều vua Kinh Dương Vương
6. Bản sao mới ở hai xã La Nội, ỷ La "Liệt Vị Đại Vương sự tích ngọc phả thực lục" (Bản ghi chép xác thực ngọc phả về các vị đại vương)-
7. Ngọc phả về ba vị đại vương, Thượng Đẳng Tản Viên Sơn Thánh.
8. Lĩnh Nam chích quái liệt truyện (Trích trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 1 (trong 4 tập).
9. Thánh tích miếu làng Tiểu Quan (xã Phùng Hưng, Châu Giang, Hải Hưng).
10. Sách "Tổ Thư", Nxb Thanh Hoá-1996 (chỉ trích lời nói đầu...)
11. Ba vị Thánh Mẫu làng Vân (Vân Lôi) giảng tự văn (thơ văn chữ Nôm, hơn 100 trang - không rõ tên tác giả.)
12. Họ Nguyễn với lịch sử các triều đại, bản in 10 quyển khoảng 200 trang do bà con họ Nguyễn ở Vân Nội chép lại và in để lại, sau từ Ngô Vương Thái Giám, đến Quốc Công Nguyễn Đức (anh em ruột với Nguyễn Bộc), kế đến Hoàng Tuy Hầu Nguyễn Thực và nhiều người viết tiếp. Người sao chép cuối cùng là Nguyễn Văn Ý (mất 1950)...
IV. Quá trình làm vỉệc của Hộỉ đồng dòng họ Đỗ Việt Nam với các cơ quan đơn vị liên quan về vỉệc giữ gìn, tôn tạo 2 khu Mộ Tồ:
1. Khu miếu mộ cụ Đỗ Quý Thị:
Họ Đỗ đã nhiều lần làm việc, thương thảo mua lại nhà dân bên cạnh để mở rộng khu miếu mộ, nhưng giấy tờ, thủ tục và một số vấn đề khác còn chưa rõ ràng, hoặc có vướng mắc, nên chưa thực hiện được.
2. Khu Mộ Tổ tại gò Thiềm Thừ (gò Ba La):
3. Do khu gò mộ nằm trong phạm vi dự án Khu nhà ở Văn La - Văn Khê, có nguy cơ bị san lấp, nên Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam đã nhiều lần làm việc với các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan, cụ thể:
- Thường trực BLLHĐVN đã lần lượt làm việc với một số người dân địa phương và lãnh đạo thôn Văn La nêu vấn đề giữ gìn khu Mộ Tổ tại gò Thiềm Thừ.
- Ban LL họ Đỗ Việt Nam trực tiếp, hoặc cùng Trung tâm Văn hóa - Hội Người cao tuổi VN, các nhà nghiên cứu lịch sử (TS Lê Thành Ý) đã có các buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy Hà Đông, ƯBND TP Hà Đông, p. Văn Hóa Thông tin TP Hà Đông (cũ), UBND xã, MTTQ xã, trưởng thôn, Hội đồng GPMB thôn, chủ nhiệm HTX.
- Ngày 24/12/2007, Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam gửi văn bản đến UBND tỉnh Hà Tây đề nghị không giao đất khu gò Thiềm Thừ cho Công ty SUDICO.
- Phúc đáp văn bản trên, ngày 18/1/2008, ông Trịnh Duy Hùng - PCT UBND tỉnh Hà Tây đã có văn bản số: 271/UBND-KT v/v giao UBND TP Hà Đông, Sở Xây dựng xác định Khu gò mộ tổ dòng họ Đỗ - thôn Văn La trong quy hoạch khu nhà ở Văn La, TP Hà Đông.
- Ngày 23/02/2008, UBND thành phố Hà Đông đã tồ chức hội nghị làm việc với Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam và các đơn vị liên quan; sau đó đã có Thông báo số: 757/TB-UBND ngày 26/02/2008 của UBND TP Hà Đông thông báo Kết luận của hội nghị do ông Phạm Khắc Tuấn - PCT UBND quận Hà Đông ký, theo đó,yêu cầu giữ nguyên hiện trạng khu gò mộ và cung cấp tài liệu của họ Đỗ về khu gò.
Từ đó đến nay, họ Đỗ đã gửi nhiều văn bản, cung cấp tài liệu chứng minh đến chủ đầu tư (Công ty SUDICO) và các cơ quan liên quan (Quận ủy, UBND quận Hà Đông, Trung tâm quỹ đất, UBND phường Phú La) và đề nghị hợp tác, giữ nguyên hiện trạng, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, trả lời (có tài liệu kèm theo).
V. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được một cách khách quan, trung thực và nhận thấy vai trò, mức độ ảnh hưởng của vấn đề trên có ý nghĩa rất lớn đối với họ Đỗ Việt Nam và lịch sử nước nhà, Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam xin kính đề nghị:
- Trước mắt, yêu cầu chủ đầu tư là Công ty SUDICO thực hiện đúng Thông báo số: 757/TB-UBND của UBND TP Hà Đông khẩn trương có biện pháp bảo đảm khôi phục và giữ nguyên hiện trạng khu gò Thiềm Thừ.
- Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đối với phần diện tích khu gò Thiềm Thừ của dự án Khu nhà ở Văn La-Văn Khê của Cty SUDICO.
- Xây dựng, tôn tạo khu gò Thiềm Thừ, chuyển và đặt lại 02 bia con cóc.
- Mở rộng, tôn tạo, xây dựng miếu mộ cụ Đỗ Quý Thị.
- Vềlâu dài, đề nghị Nhà nước công nhận khu gò mộ Thiềm Thừ (cùng các di tích liên quan và miếu mộ cụ Đỗ Quý Thị) là quần thể di tích lịch sử theo Luật Di sản
Trên đây là nội dung trình bày và đề nghị của Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam về việc giữ gìn, tôn tạo, xây dựng các khu Mộ Tổ của dòng họ. Vậy, họ Đỗ chúng tôi trân trọng đề nghị các đồng chí hết sức quan tâm, xem xét giúp đỡ giải quyêt (chi tiêt có các bộ tài liệu kèm theo).
xin chân thành cám ơn!
T/M. TT HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Chủ tịch
Đỗ Ngọc Liên
UBND TP HÀ NỘI
SỞ VĂN HÓA THỂ THAO DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2012
V/v: Đưa vào danh sách kiểm kê công nhận di tích lịch sử
các khu mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam
Kính gửi: Cục Di Sản Văn Hoá
UBND thành phố Hà Nội
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội nhận được Công Văn số 132/DSVH-DT ngày 22/3/2012 của Cục di sản văn hoá. Công Văn số: 1076/VP- ngày 4/4/2012 của Văn phòng UBND Thành Phố Hà Nội về việc đưa vào danh sách kiểm kê xem xét công nhận di tích lịch sử đối với các khu mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam. Ngày 12/4/2012, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã phối hợp với phòng Văn hóa thông tin Quận Hà Đông, chính quyền Phường Phú La và đại diện dòng họ Đỗ kiểm tra tình hình thực tế tại khu mộ Tổ và đã có kết luận như sau :
Làng Văn La (nay là tổ dân phố 5,6 phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội ) là vùng đất cổ có từ lâu đời, nơi đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Trong các di tích đó có gò Quán Công và gò Ba La (gò Thiềm Thừ).Theo sử sách ghi lại cánh đồng này đã diễn ra trận chién đấu oanh liệt chống giặc nhà Minh thế kỷ XVIII. Gò Ba La (còn được gọi là gò Thiềm Thừ) và miếu cụ Đỗ Quý Thị theo ghi nhận tại công văn số 04/2012/CV-TT ngày 21/3/2012 của dòng họ Đỗ Việt Nam là mộ Tổ dòng họ Đỗ Việt Nam. Cả hai khu gò này đều được nhân dân địa phương trân trọng gìn giữ. Để đưa các khu mộ Tổ họ Đỗ vào danh sách kiểm kê xem xét công nhận là di tích Lịch sử Văn hoá, dòng họ Đỗ và chính quyền địa phương cần hoàn tất những thủ tục sau :
- Có biên bản, bản đồ khoanh vùng khu Mộ với diện tích và chỉ giới rõ ràng.
- Có ý kiến của Viện Khảo cổ xác định niên đại của khu mộ.
- Có ý kiến của Viện Sử Học về giá trị lịch sử của khu mộ và những đóng góp của dòng họ Đỗ đối với đất nước.
- Có ý kiến thẩm định của Viện Hán Nôm đôi với các văn bản chữ Hán và các di văn còn lưu giữ của dòng họ Đỗ.
Sở Văn hoá, Thể thao Du lịch Hà Nội trân trọng báo cáo
Kí thay Giám đốc
Phó Giám đốc
Nguyễn Đức Hòa
UBND TP Hà Nội CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Văn phòng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26tháng 3 năm 2012
Kính gửi: - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Ủy ban nhân dân Thành phố nhận được Công văn số 04/2012/CV-TT ngày 21/3/2012 của Hội đồng Họ Đỗ Việt Nam về việc đề nghị đưa vào danh sách kiểm kê xem xét công nhận di tích lịch sử đối với các khu mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam . Vềviệc này, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND Thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau:
Giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mưu, giải quyết đề nghị của Hội đồng Họ Đỗ Việt Nam (Công văn số 04/2012/CV-TT ngày 21/3/2012), báo cáo UBND thành phố.
Văn phòng UBND thành phố xin được thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND thành phố đển các đơn vị có liên quan biết, tổ chức thực hiện.
Kí thay Chánh Văn phòng
PHÓ VĂN PHÒNG
ĐỖ ĐÌNH HỒNG
Văn Hóa Thể Thao Du Lịch Cục Di Sản Văn Hóa CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
Cục Di sản văn hóa nhận được văn bản số 02/2012/CV-TT ngày 21/3/2012 của Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam đề nghị đưa vào xem xét công nhận di tích lịch sử đối với các khu mộ tổ họ Đỗ Việt Nam tại thôn Văn La, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng kết hợp chính quyền địa phương khẩn trương cử cán bộ kiểm tra thực tế, nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý đối với đề nghị trên.Cục Di sản văn hóa trân trọng đề nghị..
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Thế Hùng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2012
V/v: Điều chỉnh quy hoạch chi Khu nhà Văn la, tỉ lệ 1/500 Phường Phù La, Quận Hà Đông, Hà Nội
Kính gửi: Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà .
Địa chỉ: Tầng 15, 16, 17 Tòa nhà HH3 KĐT Mỹ Đình, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nhận được hồ sơ kèm theo công văn số 363/CV-ĐT ngày 20/12/2011 của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) đề nghị cấp Giấy phép quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở Văn La, tỷ lệ 1/500 tại phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội (có hồ sơ và đơn đề nghị cấp Giấy phép quy hoạch kèm theo).
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có ý kiến như sau:
* Vị trí, hiện trạng: Thuộc phường Phú La, quận Hà Đông, có vị trí: Phía Tây Bắc giáp đường Quang Trung (quốc lộ 6), Bệnh viện Công an Thành phố Hà Nội cơ sở 2 và khu dân cư của phường Phú La, phía Tây Nam giáp khu dân cư và đất nông nghiệp của phường Phú La, phía Đông Bắc giáp tuyến đường quy hoạch có mặt cắt ngang khoảng 24m và khu dân cư của phường Phú La, phía Đông Nam giáp chùa Văn La (đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 91 QĐ/UB ngày 28/01/2005 của UBND Tỉnh Hà Tây trước đây) và tuyến đường quy hoạch có mặt cắt ngang khoảng 24m, phía Nam giáp mương. Theo Bản đồ hiện trạng, tỷ lệ 1/500 do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên địa chính Hà Nội lập tháng 3/2011 (có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 10/6/2011), trên khu đất có gò Quán Công, gò Ba La (gò Thiềm Thừ) và một số công trình cao 01, 02 và 03 tầng...
1. Quá trình thực hỉện dự án đầu tư:
Quy hoạch xây dựng chi tiết, tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở Văn La, xã Văn Khê, Thành phố Hà Đông, Tỉnh Hà Tây (nay là phường Phú La, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) đã được UBND Tỉnh Hà Tây (trước đây) phê duyệt tại Quyết định số 739/QĐ- UBND ngày 01/4/2008 có quy mô diện tích đất khoảng: 12,013,3ha (=120.133,4m2), dân số khoảng: 2.960 người...
- Ngày 07/7/2008, UBND Tỉnh Hà Tây đã có Quyết định số 2099/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở Vãn La - Văn Khê, Thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây: Chủ đầu tư Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà; Quy mô: Diện tích đất khoảng: 120.133,4m2, dân số khoảng: 2.960 người.
- Ngày 14/7/2008, UBND Tỉnh Hà Tây đã có Quyết định số 2423/QĐ-UBND về việc giao chính thức 120.133,4m2 đất tại phường Phú La, Thành phố Hà Đông nằm trong tổng diện tích 130.404,9m2 đất (UBND Tỉnh đã thu hồi tạm giao tại Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 21/11/2007) cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở Văn La Thành phố Hà Đông, Tỉnh Hà Tây.
- Ngày 20/12/2010 Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội - Tập đoàn điện Lực Việt Nam đã có công văn số 8824/EVN HANOI-B08 về việc thỏa thuận đấu nối công trình “Các TBA cấp điện và di chuyển đường điện 6K.V, 35KV và 110KV đi quakhu đất khu nhà ở Vãn La”.
- Ngày 11/11/2011, Phòng Văn hóa và thông tin - UBND quận Hà Đông đã cócông văn số 275/VHTT-BTBT đề nghị được giữ nguyên gò Quận Công và gò Ba La nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địa phương.
2. Nội dung giải quyết:
Theo Báo cáo số 3424/BC-LN-QHKT-KHĐT-XD-GTVT-TNMT-TC-NN&PTNT - Viện QHXDHN ngày 20/10/2010 của Liên ngành Thành phố về “Kết quả rà soát, điều chỉnh khớp nối 244 Đồ án quy hoạch - Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội - đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai (đợt I) và thực hiện theo Thông báo số 208/TB-VPCP ngày 22/7/2010 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải” đã được ƯBND Thành phố Hà Nội chấp thuận tại công văn số 9189/UBND-XD ngày 11/11/2010, đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ờ Văn La, quận Hà Đông của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà thuộc nhóm xếp loại 2 (phụ lục 4) cần khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với dự án lân cận.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, dự án đầu tư Khu nhà ở Văn La, phường Phú La, quận Hà Đông nằm trong khu vực quy hoạch có chức năng sử dụng đất là đất đơn vị ở mới và thuộc phạm vi nghiên cứu Quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5.000 đã được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trình Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định tháng 01/2012 (lần 1).
Theo Bản vẽ Chỉ giới đường đỏ do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cấp ngày 8/11/2011, tuyến đường trục chính Khu nhà ở Văn La nối từ đường Quang Trung đến dự án đầu tư Khu đô thị mới Phú Lương có điều chỉnh về hướng tuyến để giữ nguyên trạng gò Quán Công (theo Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở Văn La được duyệt trước đây tuyến đường này đi cắt qua gò Quán Công) và bổ sung tuyến đường quy hoạch có mặt cát ngang 13m ở phía Đông Nam khu đất (nối Khu đô thị mới Vãn Phú với Khu nhà ở Văn La)...
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngàỵ 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Kết quả rà soát, điều chỉnh khớp nối 244 Đồ án quy hoạch - Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội - đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triên khai (đợt I).
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, định hướng Quy hoạch phân khu đô thị S4, Bản vẽ Chi giới đường đỏ do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cấp ngày 8/11/2011, ý kiến của chính quyên địa phương về việc đề nghị được giữ nguyên gò Quán Công và gò Ba La... như nêu trên, đồ án Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở Văn La, tỷ lệ 1/500 thuộc đối tượng phải điều chỉnh tổng thể quy hoạch để khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các dự án đầu tư và khu dân cư phường Phú La xung quanh.
Để có đủ cơ sở triển khai theo quy định, đề nghị Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà báo cáo ƯBND Thành phố xem xét, chấp thuận về chủ trương cho phép lập đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở Văn La, tỷ lệ 1/500. Sau khi được ƯBND Thành phố chấp thuận, Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà cần liên hệ với: Sờ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư địa phương để được xác định phạm vi bảo vệ di tích lịch sử văn hóa chùa Văn La theo quy định của Luật Di sản văn hóa và có ý kiến thống nhất về việc bảo tồn gò Quán Công, gò Ba La.
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội để được cân đối, tính toán về chức năng sử dụng đất, chỉ tiêu dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật... tại Quy hoạch phân khu đô thị S4 đang nghiên cứu làm cơ sở lập Điều chỉnh tổng thể quy hoạch Khu nhà ở Văn La đảm bảo tuân thủ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thông báo để Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà được biết.Quá trình triển khai nếu cỏ vướng mắc cần liên hệ với Sở Quy hoạch - Kiến trúc để được trao đổi, hướng dẫn.
Giám đốc
Nguyễn Văn Hải
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THĂM MỘ TỔ HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Sau khi biết tin Khu gò Thiềm Thừ- Mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam đã được bàn giao mốc giới, các vị Đại biểu Quốc hội họ Đỗ rất hân hoan muốn thể hiện tình cảm của mình ở chính nơi phát tích của dòng Họ. Ngày 26-5-2012 Thường trực HĐ HĐVN đã phối hợp với 08 dòng họ Đỗ khu vực Hà Đông tổ chức một lễ dâng hương trọng thể đón đoàn Đại biểu Quốc hội về mộ Tổ.
Để chuẩn bị cho buổi lễ, từ hôm trước bà con đã lập bàn thờ và dựng rạp che mưa nắng trên gò Thiềm Thừ, làm nơi tổ chức lễ dâng hương và đón tiếp bà con họ Đỗ các địa phương biết tin sẽ về dự. Đó là các đoàn Quảng Ninh. Chương Mỹ, Ứng Hòa và Thanh Oai.... Về dâng hương mộ Tổ lần này đặc biệt có đoàn đại biểu Quốc hội là con cháu họ Đỗ từ ba miền của đất nước, hiện đang có mặt ở Thủ đô Hà Nội, có Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến-Phó Tổng cục trưởng cục Cảnh sát.
Buổi lễ dâng hương đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và phấn khởi. Ông Đỗ Văn Kiện- Phó chủ tịch HĐ HĐVN thay mặt bà con đọc Chúc văn, kính dâng lên Tổ tiên lòng biết ơn vô hạn của gần 08 triệu người con họ Đỗ Việt Nam. Nhiều Đại biểu Quốc hội đã phát biểu cảm tưởng về mốc lịch sử lớn của dòng họ.
Thay mặt cho 08 vị đại biểu họ Đỗ về dâng hương lễ Tổ, ông Đỗ Mạnh Hùng- phó ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu ý kiến nêu bật ý nghĩa to lớn của sự kiện mộ Tổ họ Đỗ đã được giữ gìn, tôn tạo. Ông cũng chuyển lời Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm, do bận công tác không kịp về dự, đã nhờ đoàn chuyển tiền đóng góp xây dựng mộ Tổ. Nhờ sự hảo tâm của bà con, ngay hôm ấy quĩ tôn tạo mộ Tổ có thêm hơn 64 triệu đồng.
Ông Đỗ Ngọc Liên- thay mặt HĐ HĐVN thông báo kế hoạch tôn tạo mộ Tổ. Bước đầu vào ngày 11/4 âm lịch tới đây, vào giờ lành đã chọn 08 cột mốc bằng tre sẽ được thay thế bằng 08 cột bê tông cốt thép kiên cố do Thần đèn Đỗ Quôc Khánh cung tiến. 08 dòng họ Đỗ khu vực Hà Đông, mỗi họ sẽ phụ trách dựng một cột. Trong tương lai sau khi qui hoạch khu Đô thị Văn La được Thành phố phê duyệt (theo ý kiến của các nhà chuyên môn, khu vực gò Thiềm Thừ sẽ được mở rộng hơn so với diện tích nguyên trạng) sẽ xây tường và xin di chuyển 02 bia con cóc về đặt tại Gò.
Sau lễ dâng hương ở mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam, bà con họ Đỗ vào lễ nhà thờ họ Đỗ Văn La gần đó và cám ơn bà con họ Đỗ Văn La đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động tôn tạo giữ gìn mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam. Trong không khí đầm ấm, câu chuyện tưởng chừng kéo dài ra mãi.Được Tổ tiên phù hộ, thời tiết cũng thuận lòng người, trời quang mây tạnh, buổi lễ dâng hương mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam đã viên mãn như mong đợi.
Đỗ Quang Hòa
XÁC ĐỊNH MỐC GIỚI MỘ TỔ HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Sáng 22/5/2012 một tin vui lớn đã đến với họ Đỗ Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, tại trụ sở BQLDA xây dựng Khu nhà ở Văn La - Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Công ty SUDICO) đã có Hội nghị quan trọng bàn về qui hoạch điều chỉnh Khu đô thị Văn La. trong đó có qui hoạch khu gò Thiềm Thừ là Khu mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam.
Từ sáng sớm thường trực Hội đồng họ Đỗ Việt Nam và đại diện bà con họ Đỗ khu vực Hà Đông đã có mặt tại mộ Tổ. Trước khi Hội nghị bắt đầu, thay mặt bà con họ Đỗ cả nước thường trực Hội đồng DHĐVN đã dâng hương kính cáo tiên linh Tiên tổ đã phù hộ độ trì cho con cháu có được ngày vui hôm nay. Tham dự Hội nghị về phía chính quyền có đại diện Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội, Phòng VHTTDL quận Hà Đông, UBND phường Phú La. Họ Đỗ Việt Nam có thường trực Hội đồng và đại diện Hội đồng họ Đỗ khu vực Hà Đông. Sudico cử lãnh đạo công ty và nhiều cán bộ chủ chốt của Ban QLDA Khu đô thị đến dự.
Hội nghị đã nghe nhiều ý kiến của các đại biểu dự họp. Sau khi thảo lụân các bên đã thống nhất biên bản để các Sở ngành hữu quan báo cáo UBND Thành phố. Đại diện bà con họ Đỗ rất phấn khởi khi Hội nghị thống nhất tiến hành cắm mốc chỉ giới nguyên trạng khu gò Thiềm thừ theo kích thước đã được phê duyệt tại Quyết định số 739/QĐ-UBND, ngày1/4/2008 của UBND Tỉnh Hà Tây. Tiếp sau Hội nghị các đại biểu đã ra thực địa chứng kiến công việc xác định mốc giới gò Thiềm Thừ- Khu mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam
Các cán bộ trắc địa đặt máy tại tâm mốc giới quốc gia trên đỉnh Gò để định vị 08 điểm mốc giới, từ toạ độ trên giấy ra thực địa
Bà con họ Đỗ địa phương đã chuẩn bị sẵn cọc tre để đánh dấu vị trí thực địa và chăng dây xác định chu vi khu Gò, làm cơ sở cho việc xây quây tường. Ông Đỗ Ngọc Liên, chủ tịch HĐ HĐVN cùng ông Đỗ Thanh Cảnh cán bộ trắc địa của Sudico tiến hành cắm mốc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Bảng điện tử báo những số liệu cụ thể về Khu mộ họ Đỗ Việt Nam:
- Diện tích 447,098 m2
- Chu vi: 78,527 m
Sau khi nhận mốc bà con vô cùng phấn khởi làm lễ tạ Tổ tiên. Tin vui lập tức được thông báo cho các vị đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người họ Đỗ, hiện đang dự kỳ họp thứ 3 ở Thủ đô Hà Nội. Kế hoạch sắp tới của chúng ta là tổ chức thật tốt cuộc hội thảo lịch sử về Tổ tiên họ Đỗ Việt Nam. Phấn đấu để Nhà nước sớm công nhận Gò Thiềm Thừ và Miếu mộ cụ Đỗ Quí Thị là di tích lịch sử.
Đỗ Quang
LỄ CẮM MỐC KHOANH VÙNG GIỮ NGUYÊN HIỆN TRẠNG GÒ THIỀM THỪ
" Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ " (1)
Để hôm nay cháu con họ Đỗ
Cắm mốc khoanh vùng giữ đất thiêng.
Sáng 31/5/2012 tại Khu đô thị Văn La, HĐ họ Đỗ Việt Nam đã tổ chức Lễ cắm mốc khoanh vùng giữ nguyên hiện trạng gò Thiềm Thừ, trên cơ sở mốc giới đã được Công ty Sudico bàn giao ngày 22/5/2011. Do thời gian gấp rút, giấy mời các đại biểu về dự chỉ kịp đưa trên Website dòng Họ, nhưng hàng chục đoàn họ Đỗ ở địa phương và hàng trăm bà con họ Đỗ trong vùng đã biết tin về dự.
Mấy ngày qua công việc chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương. Hội Đồng Họ Đỗ khu vực Hà Đông và CLB Doanh nhân họ Đỗ Việt Nam chịu trách nhiệm chính tổ chức sự kiện này. Từ sáng sớm đoàn đại biểu họ Đỗ đã đến lễ Thành Hoàng Làng Văn La và cụ Tổ họ Đỗ Văn La. 8h sáng, lễ chính tổ chức ở gò Ba La. Mở đầu buổi lễ 05 vị cao niên trong trang phục áo dài khăn đóng, trịnh trọng đốt hương kính cáo Tổ tiên cho phép con cháu tổ chức buổi lễ.
Mở đầu buổi lễ, bài Đỗ ca truyền thống vang vọng qua hệ thống loa truyền thanh trong không khí trang nghiêm, hàng trăm đại biểu đứng nghiêm trang hướng về bàn thờ Tổ.
Ông Đỗ Văn Kiện và ông Đỗ Văn Hiện đại diện CLB Doanh nhân họ Đỗ và HĐ họ Đỗ KV Hà Đông chủ trì buổi lễ, hàng chục đoàn đại biểu họ Đỗ các địa phương lần lượt lên dâng hương lễ Tổ. Ông Nguyễn Văn Tằng- Trưởng họ Nguyễn Văn, trông coi nhà thờ Bách Việt Thiệu Tổ, là người đã trao Phả mật của dòng họ Nguyễn, trong đó có ghi chép về các vị Tổ họ Tổ họ Đỗ cho BLL họ Đỗ Việt Nam, được mời phát biểu.Hai họ đã phối hợp chặt chẽ trong việc giữ gìn và làm sáng tỏ nguồn gốc ông cha hàng chục năm qua.
Việc chôn 08 cột mốc ban tổ chức giao cho 08 dòng họ Đỗ sáng lập Hội đồng họ Đỗ KV Hà Đông, gồm các họ Đỗ Văn La, Văn Phú, Vân Nội, Yên Phúc, Vạn Phúc, Dương Nội, Đại Mỗ, Nhân Tranh. (lại có thêm mấy dòng họ Đỗ đến xin gia nhập BLL)
Toàn bộ số cọc bê tông và vật liệu chôn cọc do Thần đèn Đỗ Quốc Khánh (họ Đỗ Đại Mỗ) cung tiến và chở đến hiện trường từ trước. Bà con Văn La đã sơn cọc, đánh số 1-8 và chuẩn bị dụng cụ thi công như xẻng cuốc, máy bơm, máy nổ rất chu đáo. Với hàng trăm người hăng hái tham gia, toàn bộ số cọc đã được đặt đúng vị trí. Sau lễ cắm mốc khoanh vùng giữ nguyên hiện trạng gò Thiềm Thừ, bà con họ Đỗ cùng về lễ Tổ họ Đỗ Văn La. Ban tổ chức mời toàn thể các đại biểu có mặt dự liên hoan ở Hội trường Văn La. Bà con được nghe nhiều tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn, và nhiều bài thơ mới sáng tác dâng kính Tổ tiên.
Trong buổi lễ hôm nay có nhiều cụ cao tuổi không quản ngại đường xa, sức yếu đã về dự, đó là mẹ Việt Nam anh hùng Đỗ Thị Lênh 97 tuổi. Cụ Đỗ Văn Lư, 100 tuổi, Cụ Đỗ Văn Thi 97 tuổi... Khách mời có các vị lãnh đạo chính quyền địa phương, đại diện các dòng họ bạn ở địa phương và đặc biệt có Ban chủ nhiệm Trung tâm văn hoá Người cao tuổi Việt Nam, là Trung tâm có nhiều đóng góp và hỗ trợ cho chương trình nghiên cứu lịch sử, tìm hiểu cội nguồn của họ Đỗ Việt Nam.
Không chỉ lớp người cao tuổi, Tuổi trẻ họ Đỗ Việt Nam luôn có mặt trong những ngày lễ trọng. 08 bạn trẻ đến dự lễ hôm nay tình cờ trùng với con số 8 thiêng liêng của họ Đỗ. Một sự ngẫu nhiên trùng hợp kỳ lạ xin tạm nêu ra dưới đây:
- Gò Ba La được đơn vị trắc đạc bản đồ qui hoạch Khu đô thị Văn La định vị trên bản đồ bằng 08 điểm mốc giới. 08 toạ độ này mới được bàn giao cho họ Đỗ Việt Nam.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 08/11 vị họ Đỗ tham gia sự kiện cắm mốc.
- Hội đồng họ Đỗ KV Hà Đông do 08 dòng họ sáng lập, hôm nay được vinh dự thay mặt bà con họ Đỗ cả nước dựng cột mốc chủ quyền. Có phải là ngẫu nhiên không khi HĐHĐVN phân công đúng 08 vị, làm nhiệm vụ thường trực (có ở trang cuối Thông tin họ Đỗ Việt Nam).
Đỗ Quang
(1) Trích dẫn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ ( ĐẬU ) VIỆT NAM
THƯ CHÚC MỪNG
Kính gửi: Hội đồng gia tộc họ Đậu ( Đỗ )Khu vực Nghệ Tĩnh
Kính thưa các quý vị đại biểu !
Kính thưa các cố, các ông bà, cô bác và con cháu dâu rể dòng họ!
Hàng năm cứ vào dịp mùa xuân, sau cuộc họp họ Đỗ ( Đậu ) toàn quốc, họ Đậu ( Đỗ ) khu vực Nghệ Tĩnh tổ chức họp mặt bà con cô bác dòng tộc nhằm đánh giá các mặt hoạt động Văn hoá của dòng họ Đậu ( Đỗ ) khu vực Nghệ Tĩnh trong năm qua và bàn phương hướng hoạt động năm mới. Đây là một nét đẹp Văn hoá truyền thống của dòng họ chúng ta cần trân trọng và duy trì.
Nhận được giấy mời nhưng vì điều kiện tôi không đến tham dự được.
Tôi xin thay mặt thường trực Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam xin gửi đến toàn dòng họ Đậu ( Đỗ ) khu vực Nghệ Tĩnh lời chúc HẠNH PHÚC AN LÀNH !.
Sự hoạt động Văn hoá dòng họ của các chi tộc họ Đậu ( Đỗ ) tại các địa phương khu vực Nghệ Tĩnh trong những năm qua rất đáng tự hào:
- Dòng họ chúng ta đã làm được nhiều việc để "tri ân tiên tổ", biết tổ chức giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cho các con cháu trong dòng tộc.
- Việc sửa sang nâng cấp, xây mới nhà thờ họ được đặc biệt quan tâm, điển hình như: Nhà thờ họ Đậu ở phường Nghi Thuỷ, thị xã Cữa Lò; nhà thờ họ Đậu chi Khánh Duệ xã Diễn Tháp; nhà thờ họ Đậu Khánh Duệ xã Diễn Lâm; nhà thờ Đậu tộc đại tôn xã Quỳnh Phương; nhà thờ phân chi 3 họ Đậu Công xã Diễn Thành và nhà bái đường ngôi đền Đức Thánh Đô thờ hai danh tướng Đậu Yên và Đậu Khâm.
- Phong trào khuyến học khuyến tài được phát triển và đi sâu đến từng chi tộc họ. Mô hình gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá được đặc biệt chú trọng vận động phát triển, tiêu biểu như: chi họ Đậu Công làng Trung Phú xã Diễn Thành, chi họ Đậu Khánh Duệ xã Diễn Tháp huyện Diễn Châu.v.v..
Tôi và Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam rất cảm kích và hân hoan vui mừng về những kết quả và hướng đi sáng tạo, đúng đắn, bài bản vững chắc của Hội đồng họ Đậu ( Đỗ ) khu vực Nghệ Tĩnh.
Về hoạt động của Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam: Tôi xin được thông báo để bà con dòng họ Đỗ ( Đậu ) ở trong và ngoài nước được biết:
Ngôi mộ tổ Bát Bộ Kim Cương sau nhiều năm dòng họ chúng ta đề nghị bằng văn bản, ngày 22/ 3/2012 Cục Di sản văn hoá Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 132 /DSVH -DT gửi Sở VHTTDL Hà Nội và Ban quản lý di tích Hà Nội đề nghị cử cán bộ kiểm tra thực tế, nghiên cứu đề xuất phương án đối với đề nghị của Hội đồng dòng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam. Đây là tin vui của dòng họ ta, còn những phần việc phải làm tiếp theo Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam sẽ tiếp tục làm.
Kính thưa các cố, các ông bà, cô bác và các anh chị em trong dòng tộc!
Việc lập phả tộc của các chi tộc trong dòng họ là cần thiết, vì nó rất quan trọng. Qua phả hệ sẽ để lại cho con cháu muôn đời sau hiểu biết về nguồn cội tổ tiên đã sinh thành ra mình. Cho nên phải đầu tư trí tuệ và cái " Tâm " của mỗi người được giao để làm việc đảm bảo độ chính xác.
Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam tin chắc rằng Hội đồng gia tộc họ Đậu ( Đỗ ) khu vực Nghệ Tĩnh sẽ hoàn thành cuốn sách Lịch sử, Phả hệ các chi tộc họ Đậu ( Đỗ ) khu vực Nghệ Tĩnh.
Với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao của Hội đồng gia tộc họ Đậu khu vực Nghệ Tĩnh, người được giao trọng trách đặc biệt là nhà sử học Đậu Xuân Mai, với sự cố vấn của ông Đậu Chu Bính và luật sư Đậu Công Tuệ tôi tin rằng các liệt vị tiên tổ sẽ phù hộ độ trì, khai sáng tâm trí cho mọi người, công việc sẽ hanh thông,
vạn sự tất thành !.
Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam kính chúc cuộc họp mặt truyền thống năm 2012 của dòng họ Đậu ( Đỗ ) khu vực Nghệ Tĩnh thành công tốt đẹp. Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam mong chờ tin kết quả gửi về bản tin của dòng họ!
Xin Trân trọng chúc mừng và cảm ơn !
TM/ HĐ HỌ ĐỖ ( ĐẬU ) VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
Kỹ sư Đỗ Ngọc Liên
THÔNG BÁO
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG HỌ ĐẬU(ĐỖ) HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG HỌ ĐẬU(ĐỖ) TỈNH HÀ TĨNH
I/. Ngày 19.5/2012 tại nhà thờ chi tộc họ Đậu Bá xã Tràng Sơn đã tổ chức cuộc họp mặt các anh em con cháu dòng họ Đậu huyện Đô Lương. Cuộc họp với sự có mặt hơn 80 người (gồm những người con trai, con dâu, con gái) dòng họ Đậu huyện Đô Lương cùng tham gia dự.
Sau khi tiến hành nghi thức truyền thống: Lễ kính cáo các liệt vị tiên tổ dòng họ Đậu Bá tại nhà thờ; các đại biểu chi tộc họ Đậu ( Đỗ ) thuộc các xã Tràng Sơn, Bồi Sơn, Đông Sơn, Thịnh Sơn, Lam Sơn, Yên Sơn, Giang Sơn, huyện Đô Lương đã tọa đàm và cùng thống nhất về sự cần thiết kết nối tình cảm huyết thống anh em con cháu dòng họ Đậu ( Đỗ ) trong huyện và bàn phương pháp để thực hiện Tôn chỉ mục đích hoạt động Văn hóa dòng họ, thực hiện quy định của Tộc ước họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam. Tại cuộc họp này các đại biểu đã tiến cử và bầu 08 vị đại diện cho các chi tộc họ Đậu của các địa phương vào Hội đồng họ Đậu ( Đỗ ) huyện Đô Lương.
Hội đồng gia tộc họ Đậu ( Đỗ ) Nghệ Tĩnh đã cử ông Đậu Công Tuệ - Chủ tịch Hội đồng và ông Đậu Đình Cương - Phó Chủ tịch Hội đồng, anh Đậu Đức Tân - thư ký của Hội đồng cùng tham dự và phát biểu chỉ đạo cuộc họp mặt.
Tại cuộc họp mặt này ông Đậu Công Tuệ thay mặt Hội đồng gia tộc họ Đậu ( Đỗ ) Nghệ Tĩnh trao Bằng ghi nhận của Hội đồng: Tặng cho ông Đậu Văn Thân người đã có nhiều công lao thành tích cống hiến trong hơn 15 năm qua về hoạt động và duy trì Văn hóa dòng họ hướng tới tương lai. Thay mặt Hội đồng họ Đỗ ( Đậu ) Việt Nam, Hội đồng gia tộc họ Đậu ( Đỗ ) Nghệ Tĩnh ông Đậu Công Tuệ trân trọng bày tỏ lời cảm ơn các ông bà, anh em. con cháu chi tộc Đậu Bá đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện cho cuộc họp mặt thành công tốt đẹp.
II/. Ngày 26/5 /2012 tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đại biểu các dòng họ Đậu ( Đỗ ) các huyện Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh với gần 50 vị đã tổ chức cuộc họp mặt công bố Quyết định bổ sung các vị giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Đậu( Đỗ ) Nghệ Tĩnh và ủy viên Hội đồng Nghệ Tĩnh;
Phát biểu tại cuộc họp: Các cụ Đậu Văn Biếc, ông Đậu Quang Việt. ông Đậu Văn Tam, ông Đậu Đức Anh, ông Đậu Văn Long đã có những đóng góp ý kiến rất tâm huyết, đầy suy nghĩ trăn trở, lo lắng cho tương lai hoạt động văn hóa dòng họ của con cháu.
Thay mặt Hội đồng gia tộc họ Đậu ( Đỗ) Nghệ Tĩnh: ông Đậu Công Tuệ - Chủ Tịch đó có lời phát biểu giao nhiệm vụ cho ụng Đậu Trọng Tý người chịu trách nhiệm chính và các vị trong Hội đồng họ Đậu ( Đỗ ) tỉnh Hà Tĩnh sớm chủ động có kế hoạch, động viên anh chị em con cháu trong dòng tộc thực hiện Tôn chỉ mục đích hoạt động Văn hóa và Tộc ước của dòng họ Đỗ ( Đậu )Việt Nam, Nghị quyết mà Hội đồng họ Đậu ( Đỗ ) Nghệ Tĩnh đã đề ra.
Phải nói rằng các anh em con cháu dòng họ Đậu (Đỗ) Nghệ Tĩnh sau cuộc họp họ Đỗ ( Đậu ) toàn quốc tại thành phố Đà Nẵng, cuộc họp mặt thường niên, truyền thống họ Đậu Nghệ tĩnh tại thành phố Vinh đã khẩn trương tiến hành các công việc hoạt động Văn hóa dòng họ rất trách nhiệm và chu đáo. Được biết các anh em con cháu dòng họ Đậu ( Đỗ ) các huyện Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Nghi Xuân… cũng đang chuẩn bị cho công việc thành lập Hội đồng dòng họ.
TM/HĐGT HỌ ĐẬU ( ĐỖ ) NGHỆ TĨNH
CHỦ TỊCH
Luật sư Đậu Công Tuệ
KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG TỘC HỌ ĐỖ VĂN
( xã VĨNH QUỲNH - THANH TRÌ - HÀ NỘI )
Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội là vùng đất lịch sử, nơi có Đầm Mực với truyền thuyết hai học trò của Thầy Chu Văn An là con vua Thuỷ, vì thương dân đã kháng mệnh Trời, dùng nghiên mực làm mưa cứu ruộng đồng bị hạn hán. Đây cũng là chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của vua Quang Trung năm 1789.
Làng Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh có dòng Đỗ Văn là dòng họ lớn, lâu đời. Theo phả Họ khởi từ cụ Tổ Đỗ Phúc Thắng ( - 1589) đến nay, dòng họ đã có hơn bốn trăm năm.Nhờ Hồng ân Tiên tổ, cùng sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự đóng góp hằng tâm, hằng sản của các gia đình trong họ tộc, sau hơn 03 tháng khởi công xây dựng ngày 09/6/2012 từ đường họ Đỗ Văn đã chính thức khánh thành.
Trong không khí hoan hỷ, dòng họ đã vui mừng đón đoàn đại biểu của Hội đồng họ Đỗ Việt Nam, CLB Doanh nhân họ Đỗ và nhiều dòng họ bạn đến đến chúc mừng.
Đoàn đại biểu của Đảng uỷ, Chính quyền và MTTQ địa phương đến chúc mừng với lẵng hoa thật đẹp, làm cho buổi lễ thêm phần trang nghiêm, long trọng.
Họ Đỗ Vĩnh Quỳnh và đặc biệt ông trưởng họ Đỗ Ngọc Bình là người rất tâm huyết với dòng Họ và có nhiều đóng góp cho họ Đỗ Việt Nam.
Đỗ Quang
MỤC
THƠ HỌ ĐỖ VIỆT NAM
MỪNG HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Trải bao năm tháng đợi chờ
Mộ Tổ họ Đỗ bây giờ được trao
Mộ táng ở gò đất cao
Kim Cương Bát Bộ công lao sáng ngời
Giúp Kinh Dương Vương dựng Đời
Làm vua nước Việt vang lời ngợi ca
Khi hoá người về Văn La
Ngàn thu yên giấc sáng loà trời Nam
Bao năm toạ lạc mộ an
Vài năm trước dự án xây công trình
Công ty xây dựng đã từng
Lấp san gần hết một vùng gò cao
Hội đồng họ Đỗ sát sao
Đấu tranh để được giữ nguyên khu gò
Bà con tay bắt mặt mừng
Đại biểu Quốc hội cũng mừng đến thăm
Kính dâng lễ vật thành tâm
Cầu xin quí cụ đường âm gíúp đời
Cháu con làm việc tâm ngời
Hôm nay cắm mốc mọi người đều vui
Hội đồng họ Đỗ tuyệt vời
Nhận khu đất Tổ xây đời phúc, ân
Đỗ Xuân Phàn
MỪNG VUI HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Đêm nay mở “Website nhà”
Mừng vui khôn tả,thơ ca hết lời
Mười lăm năm đã qua rồi
Nay kết quả ngọt :để đời cháu con
Xin cám ơn Tiên linh phù trợ;
Xin Tổ phụ Bát Bộ độ trì
Xin Mẫu Nương Hưong Vân Cái Bồ Tát
Dẫn đường đi cho hậu thế chúng con
Xin chúc mừng Hội Đồng Họ Đỗ
Xin tỏ lòng thành kính trước thầy:
“Cố Giáo sư Đỗ Tòng đã khuất
Xin cảm ơn những ngườ trí thức
Và lương tâm thức tỉnh với Tổ Tiẻn
Để Gò Bát Bộ linh thiêng
Năm ngàn năm vẫn còn nguyên:”Tổ Đường’
Để thành đạo lý nhớ nguồn
Dạy con ,nhắc cháu: Đây nơi Tổ nhà
Xin tỏ chút ý gần xa
Đỗ-Đậu mọi nhà góp của,góp công
Xây dựng quĩ “viên gạch hồng”
Để Ban thường trực Hội Đồng lo xây
Tu tạo, bảo vệ mộ này
Trở thành điểm đến tâm linh mọi người...
Lại thêm có một đối lời
Các nhà trí thửc ,sử,thi...cùng bàn
Cùng nhau ta mở thi đàn
Kinh Dương Vương đó rõ ràng sử xanh
Khai thiên lập địa mở đầu
Cóc kia là cậu ông Trời hỡi ai
Và kia Long Đỗ hào hoa
Kinh thành sử sách ngàn đời vẫn ghi...
Đỗ Ngọc Lân
MỪNG MỘ TỔ TRƯỜNG TỒN
Hôm qua trời nắng chang chang
Đêm mưa tầm tã lại càng thêm oi
Sáng nay như cả đẩt người
Ngừng mua con chảu thăm nơi mộ phần
Mười lăm năm mấy mươi lần
Ngược xuôi dòng tộc giữ phần đất thiêng
Thiềm Thừ giờ đã được yên
Nay phân địa giới giữ nguyên Gò này
Hòa quang rực rỡ nơi đây
Bà con Đỗ - Đậu ngày này thăng hoa
Mấy ngàn năm đã đi qua
Nguyện rằng mộ Tổ chúng ta trường tồn
VIẾNG MỘ TỔ HỌ ĐỖ VIỆT NAM
(Chúc văn đọc tại buổi cắm mốc mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam)
Kính thưa: hương hồn cụ Thủy Tổ Đỗ Thương và cụ bà Vụ Tiên, cụ Đỗ Quý Thị tự Hương Vân Cái Bồ Tát cùng các vị Bát Bộ Kim Cương và các vị liệt Tổ liệt Tông Họ Đỗ Việt Nam
Kính thưa: các vị Đại biểu cùng toàn thể bà con cô bác Họ Đỗ Việt Nam
Hôm nay, ngày 06 tháng 04 năm Nhâm Thìn tại Gò Thiềm Thừ, phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội HĐ HĐVN long trọng tổ chức lễ viếng Mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam. Thay mặt Hội đồng họ Đỗ Việt Nam và các vị đại biểu cùng toàn thể bà con, cô, bác xin
kính dâng lên Tổ tiên lòng biết ơn vô hạn của hơn tám triệu người con Họ Đỗ Việt Nam.
Kể từ buổi bình minh lịch sử, tổ tiên ta khởi nghiệp ở nơi đây.
Mở bốn phương nam, bắc, đông, tây, dựng cơ nghiệp trên miền đất lụa
Đã từng trải bao phen sóng gió, vẫn uy nghiêm trụ vững với thời gian
Bắc, Trung, Nam con cháu đàng hoàng, hơn tám triệu nốidòng Họ Đỗ
Gò Thiềm Thừ đã hơn năm nghìn năm Tổ Tiên ta anh minh chọn lựa
Đến ngày nay vẫn là miền đất cổ giữa thủ đô tươi đẹp vô cùng
Mảnh đất thiêng rồng cuộn đất anh hùng, niềm tự hào của cả dòng họ Đỗ
Tựa núi Ba vì bức tường thành thiên cổ, đạp biển Đông sóng vỗ trùng khơi
Dẫu có đi cuối đất cùng trời chỉ có đất nơi đây là đắc địa
Gò Cóc Thần cả nước Nam không nơi nào có, đất anh linh vạn thuở anh linh
Cụ Tổ Đỗ Thương từ thuở bình sinh giữ ấn tiên phong mang gươm đi mở cõi
Đã viết lên những trang sử vàng chói lọi cho cháu con nối dõi chí anh hùng
Bát bộ kim cương, bát trụ triều đình đã treo ấn từ quan tu thành Đức Phật
Mẫu đoan trang đã bao phen nằm gai, nếm mật vẫn sáng ngời phẩm chất đoan trang
Hơn lầu son, gác tía, lọng vàng, “chi(1) thơm nẻo cũ, phần(2) nức chốn xưa
Trang nghiêm muôn thuở, còn mãi ngàn thu”.
Con cháu Họ Đỗ Việt nam đồng lòng kính bái
PTC HĐ HĐVN
Đỗ Văn Kiện
(1) 1- Chi: hoa cây chi rất thơm, thường đi cùng với hoa lan, để ví với những gia đình có văn học, đỗ đạt thời xưa.
(2) 2- Phần: Cây phần, thời xưa nói “phần du” (cây phần, cây du) là chỉ quê hương.
HẠNH PHÚC ĐỜI NGƯỜI
Vâng ! Tôi xin được nói lời chia sẻ như thế, bởi tôi không thể diễn tả đầy đủ cảm xúc khi được tin gò Thiềm Thừ đã trở về với dòng Họ. Vào những giờ phút sung sướng thiêng liêng này, tôi nhớ tới người Trưởng tộc danh dự họ Đỗ Việt Nam: Cố PGS Đỗ Tòng, những trang viết của ông cứ lung linh lan toả chỉ dẫn cho lớp lớp cháu con Đỗ Tộc hướng tới cội nguồn, biết về cội nguồn. Đúng là họ Đỗ chúng ta may mắn có được ông. Cái tâm.cái tầm, trí dũng anh minh của ông đã được các thế hệ sau cảm nhận, tiếp thu và tiếp tục phát huy những khát vọng của ông, của tám triệu cháu con Đỗ Tộc cặp bến cội nguồn.
Chúng ta sinh ra là bởi có Tổ Tiên, nhưng hiểu biết về cội nguồn mấy ai biết được.Nếu không có ông chắc chắn chúng ta không có được lòng tự hào, kiêu hãnh về dòng Đỗ tộc như hiện nay.Hẳn ở thế giới vô cùng ông mừng lắm. Ông đã thật tinh tường khi uỷ thác linh khí Tổ Tiên cho lớp người kế tục lĩnh hội. Họ có đủ tâm, đủ đức, đủ sự kiên nhẫn đợi chờ, mở lối làm phong phú thêm con đường ông đã lựa chọn. Tôi đã nhiều lần được tiếp chuyện ông, tôi hiểu những khát vọng của ông. Tôi đã gọi cuộc đời ông là một Cuộc đời huyền thoại. Nếu lấy cái hữu duyên của vũ trụ hoà quyện với cái tâm đức của dòng đời thì linh khí Tổ Tiên là điểm đến hội tụ linh thiêng mà ông đã sớm dự cảm, nhận thấy và mở đường.Tôi mãi biết ơn ông.Dòng Họ mãi biết ơn và suy tôn ông.
Ngày mai…ngày mai 31/5/2012 tôi hình dung đến thời khắc thiêng liêng những người con Đỗ tộc được ôm hôn ngôi mộ Tổ thiêng liêng mà lòng tràn đầy xúc động. Hồn tôi như đang chu du về chốn hồng hoang mà thông điệp tự tôi nhận lấy dâng kính Tổ Tiên mà đôi bờ mi ứa lệ.
Tôi vô cùng cảm ơn Hội đồng Đỗ tộc Việt Nam, cũng như triệu triệu tấm lòng thơm thảo của cháu con Đỗ tộc đã không ngừng khao khát, vươn lên, vươn tới tạo dựng nên một huyền thoại mới mà đời đời sau ghi nhận và vinh danh là một trang sử vàng mới của dòng Họ.
Tôi cũng xin cảm ơn Hội Doanh nghiệp dòng họ, cùng Hội đồng Đỗ tộc Việt Nam, tổ chức lễ động thổ cắm mốc khu Mộ Tổ. Nhân đây tôi xin viết lại hai câu đối tặng CLB Doanh nghiệp nhân ngày thành lập 2009.
Câu đối 1:
- Non nước Việt Nam lưu danh dòng họ Đỗ
- Sự nghiệp họ hàng ghi dấu những doanh nhân
Câu đối 2:
Ý chí lớn Tổ Tiên sáng suốt khơi dòng mạch
Đức tài cao cháu con tâm huyết mở rộng nguồn
Tôi khao khát được thấy: “Lầu dựng bát giác Gò Bát Bộ”- “Hương Vân Bát Bộ ngự bát giác”- “Long Đỗ bát giác Gò Bát Bộ” đây là 03 câu đối tôi tham gia vui đối với ông Hùng và cháu Đỗ Tiến Định ( Hùng Định dâng hương miếu Hương Vân). Được thế thật hạnh phúc biết bao.
Để chào đón sự kiện ngày mai 31/5/2012 tôi xin có câu đối làm lời kính viếng dâng Tổ Tiên, cũng là khao khát mong các thế hệ Họ Đỗ mai sau xứng đáng với linh khí Tổ Tiên:
- Tâm tầm tình tài Tiên Tổ toả tín trung
- Đỗ Đậu đa đời đồng đường đại đức độ
Kính mong được mọi người hưởng ứng
Tôi xin chân thành cám ơn
Sơn tây ngày 30/5/2012
Đỗ Đức Thông
Giới thiệu sự ra đời bài hát “HÁT VỀ HỌ ĐỖ ĐẠI PHU”
Kính thưa họ Đỗ Việt Nam, dòng họ Đỗ Đại Phu Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội đã đón nhận bài hát của họ Đỗ Việt Nam với cảm xúc sâu lắng, tự hào phấn khởi như đang được về với cội nguồn, tổ tiên của họ Đỗ Việt Nam. Mỗi khi bài hát được vang lên tại nhà thờ của dòng họ chúng tôi hay ở mỗi gia đình là chúng tôi thấy như đang được về xum họp trong không khí lễ hội hoành tráng mà thật đầm ấm, thân tình, đầy ắp những tình cảm đang lưu truyền, lan tỏa khắp đất nước Việt Nam về tâm, về đức sáng ngời của họ Đỗ Việt Nam.
Chính vì sự cảm kích khi nghe bài hát và sự khích lệ của bài hát Đỗ Ca đã gieo vào lòng chúng tôi tình cảm gần gũi hơn, gắn bó hơn, thân thương hơn trong đại gia đình họ Đỗ Việt Nam và trong dòng họ Đỗ Đại Phu. Từ đó chúng tôi thấy rằng cũng cần phải có bài hát của dòng họ Đỗ Đại Phu.
Vì vậy là hậu duệ con cháu của dòng họ, được sự động viên của hội đồng gia tộc, tôi đã trăn trở, tâm huyết sáng tác được bài hát: hát về họ Đỗ Đại Phu để giới thiệu với họ Đỗ Việt Nam và kính dâng lên dòng họ Đỗ Đại Phu. Bài hát thể hiện tóm tắt được 4 nội dung như sau:
Thứ nhất là: Nêu lên được có một dòng họ Đỗ ở Xuân Đỉnh đã được mang tên là họ Đỗ Đại Phu. Gia phả của dòng họ ghi rõ: Cụ thủy tổ Phúc Mỹ Công của dòng họ được vua phong làm Thái Quan Bảo Chánh nam tước, chức vụ văn ban triều Lê, chánh ngũ phẩm cấp sự Quốc Tử Giám, giáo thụ lục khoa. Cụ là một vị quan có danh tiếng trong triều đình nhà Lê, đã được nhà vua phong hàm: Quang Tiến Đại Phu. Từ đó nhà vua ban cho dòng họ Đỗ của cụ thủy tổ Phúc Mỹ Công là dòng họ Đỗ Đại Phu.
Thứ hai là: Dòng họ Đỗ Đại Phu đã được giới thiệu trong cuốn sách tập 2 của họ Đỗ Việt Nam, có cả môt pho lịch sử với truyền thống hiếu học, khoa bảng, chính trực, vượt khó, thanh liêm, nhân đức được khởi nguồn từ các cụ tiền bối và được tiếp nối giữa các thế hệ từ thời phong kiến đến các thời kỳ chông Pháp, chống Mỹ cho tới ngày nay. Dòng họ đã có nhiều tấm gương về sự khổ công rèn luyện học tập, phấn đấu vươn lên và giầu lòng nhân ái đóng góp cho xã hội. Trong các thời kỳ lịch sử, đều có những vị từng có chức vị danh tiếng ở địa phương và trong xã hội đã quá cố và đến nay có rất nhiều con cháu đỗ đạt cử nhân, bác sỹ, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư… đang học tập và làm việc ở trong nước và ngoài nước.
Thứ ba là: Ca ngợi danh tiếng của cụ Hy Lượng Công Đỗ Cao Mai. Cụ là người có công đầu tiên viết gia phả dòng họ Đỗ Đại Phu.Cụ sinh năm 1795, đỗ cử nhân khoa năm Tân Tỵ 1821 Minh Mệnh thứ 2.Ngay từ lúc còn rất trẻ cụ đã nổi tiếng trong văn chương văn tài, lừng lẫy trong triều đình. Đương thời cụ như Hổ đầu đàn trong đàn Hổ 4 con trường văn xá. Cụ đã được nhà vua bổ nhiệm nhiều chức vụ trong triều đình. Sau đó được bổ nhiệm làm án sát tại các tỉnh Lạng Sơn, Bình Định, Quảng Ngãi, sau cùng cụ được nhà vua thăng bổ là Phủ Doãn Thừa Thiên Huế (trông coi việc trị an ở kinh đô). Cụ được nhân dân Huế ca tụng như một bao công của Việt Nam vì cụ đã xét xử biết bao nhiêu vụ án thực sự chính trực, thanh liêm, bất chấp cường quyền bạo lực, tiền bạc mua chuộc, giúp cho những gia đình nhà nghèo thoát khỏi oan trái, và không bị xử ép tội chết oan. Nhân dân đội ơn nghĩa, ân tình cụ mãi mãi. Khi cụ mất nhà vua đã cho chở linh cữu bằng quan thuyền về quê hương Xuân Đỉnh chôn cất.Nhà vua cho gỗ quý từ trong Huế mang về Xuân Đỉnh để nhân dân xây nhà thờ cụ tại thôn Trung Xuân Đỉnh.
Thứ tư là: Nhắn nhủ các thế hệ hậu duệ nối tiếp của dòng họ Đỗ Đại Phu luôn luôn ghi sâu trong lòng công đức của Tổ tiên, lịch sử hiển vinh và truyền thống nổi bật của dòng họ Đỗ Đại Phu. Câu kết của bài hát chính là nội dung đôi câu đối ở trước cửa nhà thờ họ Đỗ Đại Phu (ở thôn Trung, Xuân Đỉnh) để nhắc nhở mọi người càng tự hào về dòng họ bao nhiêu thì càng phải đoàn kết chung sức chung long giúp nhau tiến bộ về mọi mặt, nối gót Tổ tiên viết tiếp những trang sử vẻ vang của dòng họ, góp phần xây dựng quê hương Xuân Đỉnh ngày càng giầu đẹp xứng tầm với một địa danh có di tich văn hóa, di tích lịch sử đã được xếp hạng, có truyền thống cách mạng của Thủ đô.
Các thành viên của dòng họ đã đón nhận bài hát với niềm tự hào và thấy rằng bài hát có tính giáo dục sâu sắc cho các thế hệ hậu duệ nối tiếp. Bài hát đã và đang được gửi tới các thành viên của dòng họ ở trong nước và ngoài nước (ở Mỹ, Canađa, Pháp, Úc…)
Tiếp sau bài hát Đỗ Ca, bài hát : Hát về họ Đỗ Đại Phu sẽ luôn được vang lên trong các buổi họp mặt, các ngày giỗ Tổ, các ngày lễ hội ở mỗi địa phương, ở mỗi gia đình của dòng họ. Bài hát hiện được xem như bài: Đỗ Đại Phu ca.
Đỗ Xuân Diễn
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NHIỆM KỲ CLB DOANH NHÂN HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Ngày 25/3/2012, tại toà nhà Viện Dầu khí Việt Nam Hội đồng họ Đỗ Việt Nam và CLB Doanh nhân họ Đỗ VN đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2011 và triển khai công tác của Câu lạc bộ. Từ sớm nhiều hội viên của CLB và khách mời của Hội nghị từ nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có mặt.
Trước khi khai mạc Hội nghị đã được nghe một số tiết mục văn nghệ do các cháu CLB Tuổi trẻ họ Đỗ biểu diễn .
8 h 45' Hội nghị bắt đầu, ông Đỗ Ngọc Liên Chủ tịch Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đọc lời khai mạc .Trong số hàng trăm hội viên CLB có nhiều vị hiện đang giữ những vị trí lãnh đạo tại các tập đoàn lớn. Hội nghị đã đón nhận lẵng hoa tươi của Hội đồng họ Đỗ Việt Nam, của CLB Tuổi trẻ họ Đỗ, của CLB trợ giúp pháp luật Họ Đỗ Việt Nam, của CLB Khoa học Giáo dục HĐVN. Ông Đỗ Mạnh Hùng Phó chủ nhiệm các vấn đề của Quốc hội đang bận công tác tại nước ngoài cũng gửi lẵng hoa chúc mừng, Một số cá nhân cũng mang theo lẵnghoa tặng Hội nghị. Trước khi vào phần nghị sự Hội nghị cử đoàn chủ tịch và tổ thư ký.
Ông Đỗ Hùng Chiến đọc báo cáo tổng kết hoạt động 02 năm 2011-2012, trong đó có nhiệm vụ tìm địa điểm xây dựng nhà thờ họ Đỗ VN và giữ gìn, tôn tạo mộ Tổ. Ông Đỗ Văn Kiện trình bầy về phương hướng hoạt động thời gian tới và Phương án thành lập Công ty CP Đỗ Gia và khu sinh thái Đỗ gia trang. Đại hội cử ra ban điều hành CLB mới 2012-2015 do ông Đỗ Văn Kiện làm chủ tịch, thay ông Đỗ Hùng Chiến. Hội nghị cũng tiến cử thêm một số vị tham gia ban cố vấn của CLB .
Phần 2 của Hội nghị dành nhiều thời gian cho các vị khách mời và các doanh nhân thảo luận. Ông TS Trần Mạnh Quảng- Chủ tịch HĐ Trần Tộc phát biểu chúc mừng hội nghị và tặng 02 bức thư pháp do ông sáng tác. Ông Đỗ Viết Chiến trình bầy về những chuyển biến tích cực liên quan đến kế hoạch giữ gìn và tôn tạo mộ Tổ (Cục Di sản Văn Hoá- Bộ Văn hoá thể thao và du lịch mới có Văn bản đề nghị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét đề nghị của HĐHĐVN xét công nhận di tích với khu mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam).
Tiếp theo nhiều doanh nhân đã phát biểu nhiều ý kiến đóng góp cho bản dự thảo Phương án thành lập Công ty CP Đỗ Gia, đóng góp của doanh nhân để xây dựng dòng họ, phát triển sản xuất kinh doanh trên nền tảng truyền thống gia đình và nhiều ý kiến đáng chú ý khác.
Hội nghị thành công là nhờ tâm huyết của bà con muốn đóng góp cho dòng họ. Hội đồng HĐVN xin cám ơn Ban tổ chức đã đón tiếp và lo công tác hậu cần rất chu đáo cho các đại biểu về dự. Xin đặc biệt cảm ơn ông Đỗ Văn Hậu TGĐ Tập đoàn dầu khí Việt Nam, ông Đỗ Chí Thanh- Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng CT Điện lực dầu khí Việt Nam và Ban lãnh đạo Tổng Công ty đã tạo điều kiện về địa điểm tổ chức Hội Nghị.
Đỗ Quang
CỤ ĐỖ THẾ SỬ-DOANH NHÂN 90 TUỔI VÀ
11 NGƯỜI CON THÀNH ĐẠT
Đại lão doanh nhân Đỗ Thế Sử là cha của ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch tập đoàn Doji, ông Đỗ Anh Tú TGĐ công ty CP Diana, ông Đỗ Quốc Bình Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, ông Đỗ Anh Tuấn TGĐ công ty FTD, bà Đỗ Xuân Mai điều hành công ty Green Global, bà Đỗ Kim Dung là giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các Công ty sữa...
Cũng là một cơ duyên khi mà ít lâu sau, Nghị quyết 09 về phát triển đội ngũ DN doanh nhân được Bộ Chính trị ban hành - VCCI đã chọn trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp” cho đại lão doanh nhân Đỗ Thế Sử. Một cuộc trao tặng mang lại nhiều cảm xúc và suy nghĩ cho cả người trao, người nhận và những người chứng kiến.
Trong lễ trao tặng kỷ niệm chương cho cụ Sử, có một lời phát biểu tâm đắc: “Chưa hết trăm năm đã trọn vẹn một chữ Người. Cuộc đời của cụ Sử là minh chứng cho từ Con Người viết hoa!” Ông Nguyễn Sanh Châu — Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Bỉ và Ủy ban châu Âu - dường như đã thay mặt cho tất cả những người được biết về cuộc đời của vị doanh nhân già này — nói lên điều ấy! Ở khoảnh khắc người đại lão doanh nhân giữa ngập tràn niềm vui sum vầy cùng con cháu đón nhận kỷ niệm chương, khi ông cất nên lời nói về niềm vui, niềm tự hào của mình mà không quên tự hứa rằng, còn sức lực sẽ còn kinh doanh, còn làm ngọn cờ đầu trong mái nhà doanh nhân của mình,
Sinh năm 1923 trong một gia đình địa chủ kháng chiến, theo cách mạng từ năm 24 tuổi — bao nhiêu thăng trầm đã trải, giờ đây nhìn lại “khối tài sản” mà cụ gây dựng: 11 người con là giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, doanh nhân, 34 cháu đều tốt nghiệp đại học (hầu hết đều học ở nước ngoài )
Cụ chỉ có ba điều để tựa vào, đó là trí tuệ, quyết tâm và đức hay lam hay làm.
Công việc kinh doanh đã giúp Cụ nuôi được cả đàn con học hành đến nơi đến chốn. Quyết tâm tạo điều kiện cho các con học tập và một lòng vì chúng, Cụ đã ở vậy nuôi các con 15 năm. Chỉ đến khi con nhỏ Đỗ Anh Tú được cử đi học tại Tiệp Khắc (cũ) Cụ mới tục huyền với Cụ Bà— Nguyễn Kim Phương và cùng bà điều hành doanh nghiệp đến bây giờ.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khi trao Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp” cho cụ Đỗ Thế Sử đã phát biểu: “Cụ Sử là một bằng chứng rằng - 14 tuổi kinh doanh cũng chưa phải là sớm và 90 tuổi kinh doanh cũng chưa phải đã muộn…”
Cụ tâm sự cứ để cho các con tự chọn con đường đi để phát huy hết khả năng của mình. Nhưng nhìn thấy ở người nào cái gen kinh doanh trội thì hướng người đó. Thực ra những điều đó ở trong máu rồi, chỉ cần khơi lên thôi: Đỗ Minh Phú là một ví dụ. Anh ấy là người thông minh nhất trong các con tôi. Ngày anh ấy phải lựa chọn giữa việc sang Nhật làm tiến sĩ hay chuyển hẳn sang kinh doanh tôi có nói đại ý: “Làm khoa học cũng tốt nhưng nếu biết cách làm giàu cho mình và đất nước thì càng tốt. Nhà DN sẽ là một trong những trụ cột của đất nước…”.
Thế là Phú quyết định rẽ sang hướng trở thành doanh nhân đúng nghĩa và có được Doji như hiện nay. Những người con khác của tôi cũng vậy: Anh Đỗ Anh Tú là Tổng giám đốc công ty CP Diana, anh Đỗ Quốc Bình Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, anh Đỗ Anh Tuấn Tổng giám đốc công ty lò hơi FTD cung cấp sản phẩm cho cả nước, chị Đỗ Kim Dung là giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các Công ty sữa, chị Đỗ Xuân Mai và chồng là điều hành công ty kinh doanh Green Global... “Câu chuyện về cuộc đời cụ Sử thật xúc động và thật tuyệt vời. Những đỉnh cao mà cụ đạt được khiến chúng ta phải ngưỡng mộ và noi theo.
Trong khó khắn trắc trở của cuộc đời, cụ vẫn giữ được cái đạo của người quân tử, chăm lo cho gia đình và nuôi dưỡng những người con thành tài. Điều này thật không dễ dàng cụ là một tấm gương sáng không chỉ trong gia đình mình mà cho cả doanh nhân và mọi gia đình họ Đỗ Việt Nam.
TẾT VUI CỦA ÔNG CHỦ TẬP ĐOÀN ĐÁ QUÝ DOJI
Trong giới kinh doanh vàng, ông Đỗ Minh Phú có lẽ là trường hợp đặc biệt. Nhiều người biết ông là giám đốc một công ty lớn về vàng bạc đá quý, nhưng ít ai hay ông còn lấn sân vào cả những lĩnh vực "ngoại đạo" như taxi, nhà hàng và sản phẩm cho chị em phụ nữ.
Cái may mắn hay cái tình cờ trong sự nghiệp của ông đến ngay từ đầu, nhưng mãi sau này chiêm nghiệm lại ông mới nhận ra. Là người có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh vàng tại Việt Nam, song từ đầu ông đã không chọn lựa con đường này. Đó là một sự tình cờ, nhưng bây giờ nhìn lại, ông luôn thầm cảm ơn nghề vì đã chọn mình.
Ông Phú học giỏi văn từ suốt những năm tiểu học và phổ thông nhưng ông lại vào ngành vô tuyến điện tử ở đại học vì một sự tình cờ. Với thành tích học tập tốt, ông được cử đi học ở Liên Xô nhưng vì một sự nhầm lẫn, giấy gọi nhập học thiếu tên Đỗ Minh Phú. Để bù đắp sau sai sót này, đích thân ông Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thời đó, gọi ông lên, viết giấy cho phép chọn bất cứ khoa nào của Đại học Bách Khoa và ông chọn nơi cao điểm nhất.
Đến khi đi làm, ông theo đuổi ngành khoa học máy tính. Nhưng với khả năng chuyên môn cùng lợi thế giỏi tiếng Anh, chỉ ít lâu sau ông được Viện nghiên cứu cử làm giám đốc một công ty nước ngoài về đá quý và sau đó là công ty liên doanh cùng lĩnh vực vàng bạc trang sức.
Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của ông phải kể đến quyết định rời bỏ chức giám đốc công ty liên doanh lương 300 USD hồi năm 1994, ngày ngày có xe hơi đưa rước để thành lập doanh nghiệp riêng về đá quý. Thời đó, người ta mơ ước có được mức lương 300.000 – 400.000 đồng, trong khi lương ông gấp 10 lần, nên có không ít người đã bảo ông “hâm”, “có vấn đề” khi bỏ việc.
Năm 2007, Đỗ Minh Phú dồn hết sức lực xây dựng một trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam chuyên về vàng bạc đá quý, mang tên DOJI Plaza (hay Ruby Plaza) trên phố Lê Ngọc Hân, Hà Nội. Sau đó, trong 2 năm 2007, 2008, doanh nghiệp của ông có hàng loạt sự thay đổi, đổi tên từ Công ty phát triển Công nghệ và Thương mại TTD sang DOJI (viết tắt của cụm từ Development of Jewelry and Investment ), đồng thời tái cấu trúc và phân chia làm 6 công ty thành viên.
Cũng đúng thời điểm đó, khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu nổ ra. Thay vì lo sợ và thoái vốn như những nhà đầu tư khác, ông Phú cho rằng "khó khăn chính là cơ hội" và nhanh tay thâu tóm những công ty như SJC Hà Nội, SJC Đà Nẵng, Công ty CP Đá quý và vàng Yên Bái.
Nhờ có tầm nhìn xa, lại biết tiến dừng đúng lúc nên Tập đoàn DOJI vẫn kinh doanh thuận lợi ở bất kỳ thời điểm nào. Nếu như năm 2006, doanh thu của tập đoàn mới chỉ dừng lại ở 60 tỷ thì con số này đã vọt lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2010.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở kinh doanh vàng thì ông Phú không được người ta nhắc nhiều như vậy.
Thương vụ Tập đoàn danh tiếng Unicharm của Nhật mua lại thành công 95% cổ phần của Công ty CP Diana Việt Nam với trị giá 128 triệu USD (hơn 2.560 tỷ đồng) vừa qua khiến nhiều người giờ mới “phát hiện” chủ sở hữu của Diana trước đó là anh em nhà Đỗ Minh Phú.
Vào cuối năm 1996, em trai ông Phú là Đỗ Anh Tú đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Tiệp Khắc đã đề nghị ông cùng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh băng vệ sinh ở Việt Nam. Nhận thấy thị trường này khi đó còn bỏ ngỏ và vô cùng tiềm năng, ông Phú đã đồng ý. Thời điểm đó, kinh doanh băng vệ sinh ở Việt Nam chỉ mới có một công ty duy nhất đó là Softina của Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, liên doanh với công ty TN Trade của Thái Lan.
Ông Phú là người đã nói là làm ngay. Do em trai ở nước ngoài nên ông một mình lo liệu mọi thứ, như thuê nhà xưởng, tuyển nhân lực, tìm chuyên gia. Khi đó, ông và em trai gom góp được tổng cộng số tiền là 200.000 USD nhưng chưa đủ nên ông Phú đã phải thế chấp căn nhà của mình ở Ngân hàng Agribank Chi nhánh Láng Hạ để vay thêm 400.000 USD mua vật tư. Tổng cộng số vốn đầu tư ban đầu vào Diana là 600.000 USD (tỷ giá USD khi đó khoảng 11.000 đồng/USD).
Ngày 3/9/1997, công ty chính thức được thành lập với tên gọi Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển kỹ thuật Việt Ý, sau đó đổi thành Công ty Cổ phần Diana, chuyên sản xuất các sản phẩm khăn tã giấy, băng vệ sinh.
Dù sản phẩm băng vệ sinh, khăn tã giấy là ngành mà ông Phú chưa bao giờ nghĩ tới trước đó, song khi bắt tay vào làm, hai anh em nhà họ Đỗ đã thực sự cải tiến thị trường này. Bởi thời điểm đó, sản phẩm của Softina chỉ đơn điệu một vài loại, lại khác xa so với những sản phẩm của nước ngoài. Sau khi nghiên cứu, ông Phú và Tú đã đầu tư mạnh vào công nghệ để đưa ra những sản phẩm mới chất lượng, hấp dẫn hơn.
Đến hết năm 1997, sau hơn 1 năm hoạt động, doanh thu của Diana đạt khoảng 5 tỷ đồng. Năm 1998 con số này tăng lên gấp 3 lần. Kết thúc năm tài chính 2010, doanh thu của Diana đạt 1.020 tỷ đồng, thị phần đứng thứ nhất nhì tại Việt Nam.
Diana đã trải qua quá trình hình thành và phát triển mạnh tại Việt Nam. Hiện nhãn hiệu băng vệ sinh Diana và tã giấy trẻ em Bobby, tã cho người già... đều chiếm giữ thị phần số 1 hoặc số 2 trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng một khi đã đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, thị trường bị bão hòa thì cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp mang tính chất đột phá ra thị trường khu vực và thế giới. Diana cũng không là trường hợp ngoại lệ. .
Bên cạnh lĩnh vực băng vệ sinh, tã giấy, hiện ông Phú còn kinh doanh thêm mảng nhà hàng. Tại Ruby Plaza của tập đoàn DOJI, tầng 6 là khu vực nhà hàng buffet khá nhộn nhịp khách. Tuy nhiên, ông Phú chia sẻ, việc kinh doanh nhà hàng không phải là mảng chính, mà chỉ để phụ trợ, quảng bá cho lĩnh vực vàng bạc. Thực khách khi đến ăn uống ở các tầng trên cùng thì sẽ phải đi qua khu vực tầng 1 là trung tâm vàng bạc đá quý lớn nhất nước. Từ đó họ sẽ nhớ đến thương hiệu DOJI. Đây cũng là lý do hiện nay nhà hàng ngày càng đông khách nhưng ông Phú chỉ nới rộng thêm mặt bằng trong cùng tòa nhà, chứ không có ý định mở thêm ở địa điểm nào khác. Nhiều người nhận định đây quả là chiêu marketing thông minh, không tốn chi phí mà còn mang lại lợi nhuận.
Vị doanh nhân này còn một “bí mật” kinh doanh mà ít người biết đến nữa, đó là lĩnh vực taxi. Công ty TTD của ông từng là đơn vị tiên phong trong việc kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam, với thương hiệu taxi 52 nổi tiếng những năm 1996 - 2000. Sau năm 2000, khi kinh doanh vẫn đang phát đạt, ông Phú đã chủ động dừng “cuộc chơi” taxi, nhường lại cho đơn vị khác, bởi ông sớm nhận ra thị trường này không thể tiếp tục theo hướng đó.
Hiện hai con của ông là Đỗ Vũ Phương Anh (sinh năm 1980) và Đỗ Minh Đức (sinh năm 1983), từng là giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, đang sát cánh cùng ông trong công việc. Đỗ Vũ Phương Anh là thạc sĩ quản trị kinh doanh cao cấp, Đại học Hawaii, Mỹ, hiện làm Phó tổng giám đốc phụ trách hành chính, nhân sự và marketing của Tập đoàn DOJI. Đỗ Minh Đức tốt nghiệp thạc sĩ marketing, Đại học Westminter, Vương quốc Anh, là Phó tổng giám đốc phụ trách khối kinh doanh Tập đoàn DOJI.
Theo Báo Đất Việt
CHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC CỦA HỘ ĐỒNG
HỌ ĐỖ VIỆT NAM TẠI HẢI PHÒNG
Chuẩn bị cho cuộc gặp mặt thường niên lần thứ 16 của của họ Đỗ Việt Nam được tổ chức vào mùa xuân hàng năm năm 2013, ngày 10/6/2012 Thường trực Hội đồng họ Đỗ do ông Đỗ Ngọc Liên làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác về Hải Phòng.
Tại Thành phố Hải Phòng đoàn đã gặp mặt và làm việc với Hội đồng họ Đỗ Hải Phòng. Những đại biểu dự họp rất vui mừng khi phong trào hoạt động của họ Đỗ Việt Nam thu được nhiều kết quả đáng mừng, đặc biệt là sự kiện Khu gò Thiềm Thừ đã được bàn giao cho họ Đỗ Việt Nam quản lý, tôn tạo.
Cuộc họp dành nhiều thời gian trao đổi về cuộc gặp mặt họ Đỗ toàn quốc sẽ tổ chức tại Hải Phòng năm 2013. Ông Đỗ Quang Thịnh chủ tịch Hội đồng đề cập một số khó khăn chủ quan và khách quan, chưa cho phép HĐ họ Đỗ Hải Phòng trực tiếp đứng ra đăng cai tổ chức cuộc gặp mặt họ Đỗ Việt Nam, nhưng hứa sẽ giúp đỡ tối đa, trong khả năng cho phép, để họ Đỗ Đâu Kiên- An Lão, Hải Phòng tổ chức thành công cuộc gặp mặt năm tới. Các đại biểu dự họp nhất trí đề cử một vị trong thường trực HĐ HĐHP là ông Đỗ Văn Thiệu trực tiếp phối hợp với họ Đỗ Đâu Kiên trong thời gian chuẩn bị và tổ chức cuộc gặt mặt.
Tại thôn đâu Kiên, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, Hải Phòng thường trực HHĐHĐVN đã làm việc với một số vị trưởng lão trong Hội đồng gia tộc họ Đậu Kiên, đơn vị được chọn đăng cai cuộc gặp mặt lần thứ 16. Cùng dự có ông Đỗ Trung Tải, nguyên trưởng BLL họ Đỗ Hải Phòng.
Cuộc họp đã nghe nhiều ý kiến đóng góp và thống nhất một số công tác cần làm ngay trong công tác chuẩn bị:
Thành lập ban tổ chức và các tiểu ban chuẩn bị cho cuộc gặp mặt.
- Sớm xin phép chính quyền địa phương và chính quyền huyện An Lão, cho phép tổ chức cuộc gặp mặt toàn quốc họ Đỗ Việt Nam trên quê hương An Lão.
- Phối hợp trong tổ chức tuyên truyền và thông tin sớm đến bà con họ Đỗ cả nước về nội dung cuộc gặp mặt năm tới. Ông Đỗ Văn Sính thay mặt HĐ gia tộc họ Đỗ Đâu Kiên hứa quyết tâm thực hiện thật tốt trọng trách đã được bà con họ Đỗ cả nước uỷ thác. Về địa điểm tổ chức cuộc gặp mặt, ngoài khuôn viên nhà thờ họ Đỗ Đâu Kiên, cần một mặt bằng đủ rộng có thể tổ chức hội nghị cho hàng nghìn người tham dự là một khó khăn cho các nhà tổ chức. Nhiều phương án được đưa ra, trong đó có 03 phương án được khảo sát thực địa và đưa vào danh sách lựa chọn là:
1- Tôn tạo khu đất vườn rộng hơn 700 m2 kế bên nhà thờ họ Đỗ Đâu Kiên thành nơi tổ chức hội nghị.
2- Mượn hội trường và khuôn viên nhà văn hoá xã Quốc Tuấn.
3- Thuê một khách sạn trên trục quốc lộ 10 gần thôn Đâu Kiên.Chuyến thăm làm việc tại Hải Phòng đã diễn ra theo đúng kế hoạch. Thường trực HĐHĐVN xin cám ơn bà con trong HĐHĐ Hải Phòng và HĐ họ Đỗ Đâu Kiên đã trân tình đón tiếp, cung cấp những thông tin quí báu phục vụ cho công tác chuẩn bị cuộc mặt họ Đỗ Việt Nam năm 2013.
Đỗ Quang
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ KHU VỰC HÀ ĐÔNG
Sáng ngày 30/6/2012 tại nhà Văn hoá phường Phú La, hàng trăm đại biểu họ Đỗ và khách khách mời đã đến dự lễ thành lập Hội đồng họ Đỗ Khu vực Hà Đông.
Sau lễ chào cờ, cử Đỗ ca, tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu, ông Đỗ Văn Hiện chủ tịch Hội đồng lâm thời họ Đỗ Khu vực Hà Đông đã khai mạc buổi lễ và tóm tắt hoạt động của Hội đồng lâm thời.
Ông Đỗ Quang Hoà thay mặt Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đọc Quyết định xác nhận Hội đồng họ Đỗ Khu vực Hà Đông là thành viên của HĐHĐVN. Tiến cử ông Đỗ Văn Hiện giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng HĐHĐVN và chủ tịch Hội đồng họ Đỗ KVHĐ. Công bố danh sách 33 thành viên Hội đồng họ Đỗ KVHĐ khoá 2012-2015, trong đó ban thường trực Hội đồng có 11 vị.
Ông Đỗ Ngọc Liên - Chủ tịch đã trao con dấu, cờ họ Đỗ cho lãnh đạo Hội đồng họ Đỗ KVHĐ cùng 11 dòng họ trong họ Đỗ KVHĐ. Trong không khí hân hoan phấn khởi, hàng chục đại biểu đại diện chính quyền địa phương, các dòng họ bạn, các dòng họ đỗ Khu vực Hà đông, đại diện gia đình ( người cao tuổi, thanh niên, con dâu, con rể), đã phát biểu chào mừng và tặng hoa Hội nghị. Trong phát biểu của mình ông Chủ tịch đã đánh giá cao sự đóng góp của họ Đỗ Khu vực Hà Đông vào cuộc vận động giữ chủ quyền quản lý gò Thiềm Thừ - Mộ Tổ họ Đỗ Việt Nam. Giờ đây lại được vinh dự thay mặt bà con họ Đỗ cả nước tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của dòng họ.
Trước buổi lễ Ban tổ chức đã tiến hành nghi thức kéo cờ và dâng hương trên mộ Tổ. Buổi chiều còn nhiều đoàn đại biểu và cá nhân tiếp tục ra viếng mộ Tổ và miếu thờ Hương Vân Cái Bồ Tát. Sau khi cùng bà con dâng hương Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, còn ở lại bên mộ Tổ khá lâu để tìm hiểu về lịch sử dòng Họ.
Lễ thành lập Hội đồng họ Đỗ KVHĐ đã thành công tốt đẹp. Các đại biểu về dự rất ấn tượng về những hoạt động gần đây của Hội đồng đã mang lại niềm tự hào cho bà con vùng đất Tổ.
Hoạt động việc họ của bà con họ Đỗ Hà Đông có những nét mới rất đáng chú ý, đó là tính xã hội hoá cao của phong trào. Hội đồng đã tranh thủ được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhiều đơn vị đóng trên địa bàn. Nhiều gia đình họ Đỗ tự nguyện cùng nhau hình thành những nhóm mạnh thường quân, hỗ trợ Hội đồng cả tinh thần lẫn vật chất.
Ấn tượng nhất là chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn nhưng rất chuyên nghiệp của bà con Văn Phú. Đặc biệt có tới 04 đội văn nghệ quần chúng của 04 phường trên địa bàn Quận Hà đông cùng đến chung vui, hát chung một bài hát do Bà Đỗ Thị Dụ đặt lời theo điệu Quan dốc, mở đầu có đoạn:
Cùng nhau vui múa
Vui hát câu dân ca
Hát mừng quê hương nguồn gốc
Nơi cội nguồn, họ Đỗ, đất nước khang ninh
Đây Tổ đường, trên khắp đất nước quê hương…
Trong một phát biểu, đại diện HĐ họ Đỗ huyện Chương Mỹ đã khẳng định. Vùng đất chúng ta đang sống đã có hàng nghìn năm lịch sử, tên có thể thay (Hà Đông, Hà Tây, Hà Sơn Bình và nay là Hà Nội), nhưng dòng họ không bao giờ thay đổi. Họ Đỗ luôn nhớ về Thổ Mộc cội nguồn (Đỗ= Thổ+ Mộc).
Đất nước- cội nguồn- quê hương- dòng họ đó cũng là tâm sự chung của chúng tôi, những người con họ Đỗ trong buổi lễ hôm nay.
Đỗ Quang
CHIA BUỒN CỦA HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ VIỆT NAM
Hội đồng họ Đỗ Việt Nam nhận được tin Cụ Đậu Chu Bính, nguyên Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Đậu (Đỗ) Nghệ Tĩnh, do tuổi cao sức yếu, đã từ trần vào hồi 20h05’ ngày 18/6/2012, tức là ngày 29 tháng 4 năm Nhâm Thìn, thọ 87 tuổi. Cụ Đậu Chu Bính. Sinh ngày: 20/1/1926. Nguyên Ủy viên Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam, Phó Ban liên lạc họ Đậu (Đỗ) Nghệ Tĩnh, Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Đậu (Đỗ) Nghệ Tĩnh, Phó ban cố vấn Hội đồng gia tộc họ Đậu (Đỗ) Nghệ Tĩnh.
Sinh thời cụ Đậu Chu Bính là người rất tâm huyết với công việc dòng họ, trong 26 năm, với chiếc xe đạp cũ, Cụ đã đi đến 147 làng xã ở 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Tây, Hải Dương để tìm hiểu nguồn gốc dòng họ Đậu (Đỗ).
Cụ đã nhiều lần trực tiếp gặp gỡ Cụ Phó giáo sư Đỗ Tòng để trao đổi, cung cấp tư liệu, tộc phả của dòng họ Đậu (Đỗ) các tỉnh, các khu vực góp vào tư liệu cuốn sách lịch sử họ Đỗ Việt Nam, cho đến lúc tuổi đã cao, sức yếu cụ luôn quan tâm việc họ. Cụ: Chu Bính về với Tổ tiên là tổn thất không gì bù đắp được của đại gia đình họ Đỗ Việt Nam. Cụ đã để lại một tấm gương sáng cho lớp lớp cháu con họ Đỗ noi theo.
Thay mặt Hội đồng họ Đỗ Việt Nam và nhân danh cá nhân tôi xin gửi đến Hội đồng gia tộc họ Đậu (Đỗ) Nghệ Tĩnh và toàn thể gia quyến của cụ lời chia buồn sâu sắc nhất.
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2012
Chủ tịch Hội đồng Họ Đỗ Việt Nam
Đỗ Ngọc Liên
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP XÂY MỘ TỔ
STT Họ Tên Địa chỉ Số tiền
1 Đỗ Thị Hoàng P. BT Tỉnh ủy Q.Ninh 10.000.000đ
2 Đỗ Văn Vẻ Phó TGĐ Tập đoàn Hương Sen 10.000.000đ
3 Đỗ Ngọc Liễn Đại biểu Quốc hội Bình Thuận 10.000.000đ
4 Đỗ T. Huyền Tâm Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh 5.000.000đ
5 Đỗ Thị Thu Hằng Đại biểu Quốc hội Đồng Nai 1.000.000
6 Đỗ Mạnh Hùng C TGĐ Công ty Tây Bắc 10.000.000
7 Đỗ Quốc Khánh GĐ Công ty xử lý lún nghiêng
(8 Cọc bê tông cắm mốc mộ Tổ) 5.000.000đ
8 Đỗ Mạnh Cường GĐ Công ty Miền Đông 52.000.000đ
9 Đỗ Văn Đậy Hạ Long-Quảng Ninh 2.000.000đ
10 Tập thể bà con họ Đỗ Hà Đông Hà Đông-Hà Nội 2.275.000đ
11 Đỗ Bá Tỵ T. Tham mưu trưởng QĐNDVN 10.000.000đ
12 Đỗ Ngọc Bình TGĐ VNPOST 10.000.000đ
13 Đỗ Mạnh Hùng B PCT CLB BĐS Hà Nội 5.000.000đ
14 Đỗ Quang Hòa PCT HĐ Họ Đỗ VN 1.000.000đ
15 Đỗ Đình Dương Tổng thư kí Hội Đồng Họ Đỗ VN
(Băng rôn khẩu hiệu Lễ cắm mốc mộ) 1.000.000đ
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP BẢN TIN
Stt Họ Tên Địa chỉ Số tiền
1 Đỗ Đình Phương K5, tổ 91 Ô Chợ Dừa-Hà Nội 60.000đ
2 Đỗ Văn Bản Thôn Kiến Phong, Gia Tường, Nho Quan, Ninh Bình 100.00đ
3 Đỗ Triệu Xương 134 Tân Bình-p Tân Dân-Tp Việt Trì-Phú Thọ 100.000đ
4 Đỗ Đình Dậu 16/15A – đường YERSIN-Tp Nha Trang 300.000đ
5 Đỗ Khắc Chiêu Giao Thịnh-Giao THủy-Nam Định 500.000đ
6 Đỗ Hùng Tráng Xóm 5-thôn Phú Trạch-Văn Giang-Hưng Yên 1.000.000đ
7 Đỗ Văn Hát Số 28-ngõ 105/2/39 Xuân La-Xuân Đỉnh-Từ Liêm-Hà Nội 1.000.000đ
8 Đỗ Văn Tá Tam Kì-Đại Tự-Yên Lạc-Vĩnh Phúc 1.000.000đ
9 Đỗ Thị Hà Số 4 tổ 2 p Xuân Khanh-Sơn Tây-Hà Nội 1.000.000đ
10 Đỗ Hữu Tần Thôn Lạc Thủy-xã Đông Kết-Khoái Châu-Hưng Yên 1.000.000đ
11 Đỗ Viết Tiến Thị trấn Thanh Lãng-Bình Xuyên-Vĩnh Phúc 1.000.000đ
12 Đỗ Văn Tân Thị trấn Thanh Lãng-Bình Xuyên-Vĩnh Phúc 1.000.000đ
13 Đỗ Văn Bính Thị trấn Thanh Lãng-Bình Xuyên-Vĩnh Phúc 1.000.000đ
14 Đỗ Văn Phú Xã Bồ Sao-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc 1.000.000đ
15 Đỗ Văn Hoa Khu 2 Liên Hoa-Thượng Nông-Tam Nông-Phú Thọ 1.000.000đ
16 Đỗ Thanh Bật Kim Quan-Thạch Thất-Hà Nội 5.000.000đ
17 Đỗ Quang Đáng Hiệp Sơn-Kinh Môn-Hải Dương 1.000.000đ
18 Đỗ Hồng Uông Hiệp Sơn-Kinh Môn-Hải Dương 1.000.000đ
19 Đỗ Đệ Xã Hồng Phong-Đông Triều-Quảng Ninh 300.000đ
20 Đỗ Dân Xã Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh 200.000đ
21 Đỗ Thìn Xã Tân Việt, Đông Triều , Quảng Ninh 300.00đ
22 Đỗ Duy Hùng Xã Tràng An, Đông Triều, Quảng Ninh 300.000đ
23 Đỗ Hữu Tá Tân Dân-Khoái Châu-Hưng Yên 100.000đ
24 Đỗ Hữu Chinh Tân Dân-Khoái Châu-Hưng Yên 100.000đ
25 Đỗ Xuân Điều Tân Dân-Khoái Châu-Hưng Yên 100.000đ
26 Đỗ Văn Đoan Tân Dân-Khoái Châu-Hưng Yên 100.000đ
27 Đỗ Văn Boong Tân Dân-Khoái Châu-Hưng Yên 100.000đ
1. Đỗ Đức Hữu P204-C3-Kim Liên-Hà Nội 100.000đ
2. Đỗ Quốc Thắng P423-B16 Kim Liên-Hà Nội 100.000đ
3. Đỗ Văn Đang Xóm 7-Xuân Bắc-Xuân Trường - NĐ 100.000đ
4. Đỗ Văn Yết Xóm 2-Xuân Bắc-Xuân Trường-N Định 100.000đ
5. Đỗ Tất Thành Hưng Nhân-Vĩnh Bảo-Hải Phòng 200.000đ
6. Đỗ Văn Chút P409 Trung Tự-Đống Đa-Hà Nội 200.000đ
7. Đỗ Trọng Anh Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê-Q. Ninh 500.000đ
8. Đỗ T.NgọcDung Tân Hội-Đan Phượng-Hà Nội 100.000đ
9. Đỗ Xuân Hiền Phố 1- TT Thống Nhất-Y. Định-T. Hóa 200.000đ
10. Đỗ Duy Chinh 29 đường 11- phố Dãn Dân-q9-TPHCM 1.000.000đ
11. Đỗ Ba Số 8 Đê La Thành- Hà Nội 500.000đ
12. Đỗ Thế Thắm Số 119, đường 6, phường Bình Hưng Hòa II, Q.Bình Tân, TP HCM 5.000.000đ
13. Đỗ Xuân Thắng Chợ Bụa, Trung hòa, Chương Mỹ, HN 100.000đ
14. Đỗ Xuân Hinh Xã Đức Chính-Đông Triều-Quảng Ninh 1.000.000đ
15. Đỗ Văn Phúc Đông Triều-Quảng Ninh 500.000đ
16. Đỗ Ngự Xã Yên Đức-Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
17. Đỗ Quyền Hưng Đạo-Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
18. Đỗ Viết Hòa Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
19. Đỗ Văn Vinh TT Mạo Khê- Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
20. Đỗ Ngọc Dũng TT Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
21. Đỗ Nguyên Thuần TT Đông Triều-Quảng Ninh 300.000đ
22. Đỗ Đăng Hóa TT Đông Triều-Quảng Ninh 300.000đ
23. Đỗ Quốc Dũng TT Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
24. Đỗ Đăng Toàn Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
25. Đỗ Trường Xã Việt Tân- Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
26. Đỗ Hễ Xã Việt Tân- Đông Triều-Quảng Ninh 200.000đ
27. Đỗ Đăng Quyền Xã Hưng Đạo-Đông Triều-Quảng Ninh 300.000đ
28. Đỗ Quang Long Xã Đức Chính-Đông Triều-Quảng Ninh 300.000đ
29. Tô T Minh Hương Xã Đức Chính-Đông Triều-Quảng Ninh 300.000đ