Có thể thấy , tình trạng sinh viên ở các trường đại học bỏ học giữa chừng hiện nay đang ngày càng tăng cao , đặc biệt là đối với sinh viên năm nhất.Có rất nhiều lí do được đưa ra , hoàng cảnh gia đình không đáp ứng được , chọn sai chuyên ngành phù hợp với bản thân , sa đà vào những tệ nạn xã hội, ... Nhưng chiếm một phần không nhỏ tỉ lệ sinh viên nghĩ học giữa chừng là vì cách tiếp cận chưa đúng với việc học ở đại học.
Khi còn là một học sinh trong chương trình phổ thông , hầu như các sinh viên đã quá quen thuộc với việc giáo viên tận tình nhắc nhở học bài , hướng dẫn chi tiết những phần cần ghi nhớ, ôn lại nhiều lần các kiến thức cần thiết... vô tình tạo cho sinh viên một thói quen ý lại. Và cũng chính vì sự ỷ lại đó , đã làm cho phần lớn sinh viên bị choáng ngợp trước lượng kiến thức khổng lổ ở đại học. Các môn học tăng lên nhiều hơn, được phân bố trong một học kì trung bình khoảng 9 đến 18 tiết học thay vì khoảng 70 tiết ở THPT khiến cho việc giảng viên đôi khi chỉ đủ lướt qua những phần quan trọng mà chưa giúp cho sinh viên nắm được đầy đủ nội dung môn học đó. Sự quá tải về kiến thức này hình thành là một kết quả tất yếu cho sự thụ động trong cách học của sinh viên. Vậy để thay đổi về tư duy tiếp cận việc học của sinh viên thay đổi , chúng ta cần phải làm gì ?
Đầu tiên , chúng ta cần cải thiện về việc đọc sách , tài liệu của các môn học. Sao lại thế ? Vì chúng ta dường như đã quên đi thói quen đọc và tìm hiểu một cách hiệu quả khi các thầy cô ở THPT đã như một kim chỉ nam định vị những phần quan trọng nhất trong SGK.Và kiến thức ở bậc đại học giờ đây không chỉ gói gọn trong các tiết học mà còn phải được trau dồi từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách, các bài báo , tin tức được cập nhật hằng ngày.Vậy để tìm hiểu tất cả chúng , đòi hỏi bản thân chúng ta phải có phương pháp đọc một cách nhanh và hiệu quả nhất. Thay vì bắt đầu một môn học với một sự bỡ ngỡ , chúng ta hãy thử dành khoảng 10 phút mỗi ngày để đọc trước phần tóm tắt nội dung , mục lục của sách hoặc tài liệu môn đó. Từ đó hãy tìm cho mình những mục mà phù hợp với sở thích , làm cho bản thân cảm thấy thú vị. Đọc lướt qua những phần ấy như một bước chạy đà trước khi ta chinh phục nó. Với việc chúng ta đã hình dung trước những nội dung mà môn học đó sẽ truyền tải, giúp bộ não có một sự chuẩn bị cần thiết để có thể tiếp thu nhanh hơn, tốc độ đọc sẽ trở nên đáng kể hơn rất nhiều.Với 10 phút mỗi ngày như vậy , vừa giúp chúng ta tiếp cận một môn học tốt hơn, lại còn hình thành một thói quen tốt hằng ngày đọc sách, tài liệu . Dần dần , với thói quen ấy sẽ xây dựng nên một phản xạ làm cho sinh viên luôn luôn nắm bắt được kiến thức , xu thế vả cả những cơ hội cho chính mình. Hãy so sánh việc dành một khoảng thời gian ngắn trong ngày với việc đạt được kết quả như trên, tại sao chúng ta không bắt đầu ngay hôm nay !!
Bên cạnh việc đọc nhanh hơn là thế, nhưng chỉ với tốc độ mà không thể động lại những kiến thứ mà bản thân đã tìm tòi được vậy liệu có thật sự hiệu quả? Chúng ta đến với bước tiếp theo , đó chính là việc ghi nhớ lâu hơn. Có rất nhiều trường hợp khi chúng ta nghe một bài giảng , đọc một bài báo nào đó nhưng lại chẳng thể nhớ được đầy đủ nội dung sau một khoảng thời gian.Và với một lượng kiên thức vô cùng lớn ở đại học , chúng ta cũng cần phải có phương pháp phù hợp để thích nghi với nó. Đầu tiên , việc ta cần làm là thật sự hiểu môn học đó nội dung là gì , áp dụng vào những việc gì trong thực tế và xung quanh cuộc sống chúng ta. Ví dụ :" Bạn đang học về Quản trị kinh doanh , với việc đã nắm rỏ nội dung thì hãy liên tưởng đến những thứ xung quanh hằng ngày ta gặp như Quán cafe đầu hẻm là một hình thức kinh doanh , nhà sách kế trường học cũng là một hình thức kinh doanh hay mua một cây bút cũng là một hình thức kinh doanh".Chúng ta liên tưởng đến việc những kiến thức được học sẽ áp dụng cho việc gì trong cuộc sống khi đó ta sẽ cảm nhận được kiến thức này là cần thiết và gần gũi, chắc chắn chúng ta sẽ nhớ về nó lâu hơn. Vậy thì với những thứ khó hiểu hơn , khó áp dụng hơn thì như thế nào?Sau khi tiếp nhận một lượng thông tin nhất định , lọc các ý chính. Hãy thử nhớ lại và viết ra những gì bạn nhớ trong vòng 10 phút. Não bộ chúng ta có xu hướng nhớ những thứ được lập lại nhiều lần. Với việc áp dụng thói quen đọc trước nội dung đã nêu ở trên , cộng với sự tiếp thu qua lời nói của giảng viên , những cuộc tranh luận, sự mày mò của bản thân và 10 phút sau cùng để nhớ lại. Một điều không thể chối cãi đó là dù cho kiến thức đó có dài , khó khăn nhưng được "xào nấu" nhiều lần sẽ cải thiện hơn rất nhiều trong việc ghi nhớ. Cũng với 10 phút sau mỗi bài học , sinh viên đã có thể ghi nhớ nội dung bài học , thông tin một cách triệt để hơn. Giúp cho não mỗi ngày được hoạt động và nâng cao chất lượng học tập hơn rất nhiều.
Qua các phương pháp trên, có thể thấy chúng ta chỉ cần dành chưa đến nữa tiếng để chuẩn bị và soạn lại những thứ đã được học, rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết.
Nhưng điều quan trọng nhất , vẫn là ý thức , sự siêng năng và sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Đa số sinh viên vẫn còn đang trong độ tuổi vị thành niên , chưa biết quý báu và trân trọng những điều mà sân chơi đại học này mang lại . Chúng ta đừng đến trường với suy nghĩ bị ép buộc , gò bó , nặng nề. Mà hãy xem đây như một buổi tiệc buffet với nhiều món ăn mới lạ , hấp dẫn chờ chúng ta thưởng thức. Học tập và rèn luyện ở đại học là một quá trình dài với những sự trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho bất cứ ai có được cơ hội này. Mỗi chúng ta phải tự đặt cho mình những mục tiêu , những lí tưởng , tạo những động lực thúc đẩy cố gắng hơn từng ngày. Khi bạn luyện tập được tốc độ đọc và trí nhớ lâu hơn cho chính mình , kết quả học tập của bạn sẽ tỉ lệ thuận với công sức các bạn bỏ ra. Và đến một lúc bạn sẽ cảm nhận được sự ngập tràng tri thức trong cơ thể, giá trị và sự tôn trọng mà nó mang lại , hãy chia sẽ phương pháp này đến với những người bạn yêu quý nhé .
Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019
Làm thế nào để sinh viên đọc nhanh hơn , nhớ lâu hơn và học tốt hơn .
Thứ Sáu, tháng 12 20, 2019