(Nhà báo Thu An-Ủy viên BBT, Nguyên Trưởng Ban Chính trị - Xã hội báo Tuổi Trẻ)
* Điều tra là một trong những thể loại báo chíluôn tạo sự quan tâm và thu hút người đọc. Nếu tin thu hút người đọc bởi độ nóng, nhanh của thông tin, sự kiện mới, thì điều tra hấp dẫn người đọc bởi sự thật của vấn đề được tìm ra và tính ly kỳ của quá trình tác nghiệp biểu lộ qua tác phẩm.
* Điều tra đến nay vẫn là một trong những thể loại khó của báo chí và về kỹ thuật, trình độ tác nghiệp. Nó đòi hỏi có sự tổng hợp của những thể loại khác.
* Khác với tin tức, điều tra luôn là đề tài riêng của tác giả, của tờ báo
I- Điều tra là gì?
1/ Khái niệm:
- Điều tra nghĩa gốc theo từ điển tiếng Việt là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật
- Trung tâm Báo chí Điều tra (CIR- Mỹ) miêu tả: báo chí điều tra là theo đuổi các câu chuyện bị che giấu về những cá nhân và những tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng. “Đây là những câu chuyện khó khăn: khó để ráp nối và khó nói ra.
=> Có thể hiểu: báo chí điều tra là một thể loại mà bằng các nghiệp vụ điều tra báo chí người viết tìm hiểu xem xét, làm sáng tỏ các sự thật bị che giấu và chứng minh sự thật đó bằng các chứng cứ thuyết phục.
- Nghiệp vụ điều tra báo chí khác các nghiệp vụ điều tra khác của các cơ quan chức năng (công an, thanh tra, kiểm sát, tòa án…).
- Điều tra bao hàm việc tìm ra sự thật của một vấn đề tốt cần bảo vệ và vấn đề tiêu cực để đấu tranh, loại bỏ. Lâu nay các đề tài điều tra trong báo chí thường thiên về chống tiêu cực.
2/ Đặc điểm:
- Tính chính xác, trung thực, dựa trên sự thật:chứng minh bằng chứng cứ.Một số khảo sát cho thấy độc giả mong muốn và kỳ vọng báo chí cung cấp cho họ các phóng sự điều tra chặt chẽ, có sức thuyết phục hơn là cách dẫn “ anh ấy nói…”, “cô ấy cho biết…”
- Tình phức tạp, đòi hỏi cao: kiến thức, kỹ năng…Những câu chuyện tranh cãi, không chặt chẽ có thể dẫn tới các vụ kiện. Những khó khăn thường gặp: làm việc cá nhân hoặc theo những nhóm nhỏ, thường bị áp lực tâm lý, không có cơ chế bảo vệ, đôi khi đối mặt với đe dọa bạo lực + phát sinh “kẻ thù địch”. Tuy nhiên nếu thành công, đây là thể loại nâng cao uy tín cho tờ báo.
- Phạm vi điều tra: có thể trong phạm vi một địa phương, một đất nước, xuyên biên giới.
- Thời gian: Thường phải mất nhiều tháng nghiên cứu và hàng trăm cuộc phỏng vấn, lần theo các mối dẫn dắt, kiểm tra nguồn tin, và cuối cùng là viết ra một câu chuyện”.
- Chi phí: Báo chí điều tra có thể tốn kém và nguy hiểm, mất nhiều thời gian để tổ chức, thẩm định, ráp nối, chỉnh sửa.
- Theo tài liệu của CIR, phóng sự điều tra là:
+ Viết ra một câu chuyện mà có thể sẽ không được tiết lộ nếu không có sự dũng cảm của PV;
+ Cung cấp cho người đọc một câu chuyện tầm quan trọng đối với công chúng đã được ráp nối từ các nguồn tin đa dạng và thường được giấu kín
+ Tiết lộ một câu chuyện có thể trái với các thông báo của chính quyền hoặc tổ chức của những người có thể đã cố gắng che giấu hoặc bóp méo sự thật
+ Kết quả trong một câu chuyện thường được thể hiện rõ ràng trong một tờ báo hoặc dẫn đầu trong một bản tin truyền hình ( trình bày trang 1, vị trí vơ-đét...) => Dấu hiệu nhận biết một phóng sự điều tra trên báo đài.
- Phương pháp tiếp cận: 5 chữ W (what, why, who, where, when, how) thường áp dụng cho viết tin. Trong điều tra thì sẽ áp dụng sâu hơn. Đây là công việc của PV tìm cách trả lời những câu hỏi đó để đi tìm những sự thật bị che giấu.
=> Người viết: cần lòng đam mê, sự dấn thân, dũng cảm, hiểu biết pháp luật, kiên nhẫn, một sự hoài nghi, một sự nhạy cảm, cảm nhận rõ nét những bất công, bất hợp lý, sai trái cần phải làm rõ và cần phải có kiến thức sâu, rộng, kỹ năng điều tra và thể hiện tốt.
=> Thường nó là sản phẩm của nỗ lực cá nhân nhưng là thành quả tập thể (các nguồn tin, đồng nghiệp, trưởng ban, biên tập viên, bộ máy tòa soạn, ban biên tập …). Trong một số trường hợp nó là lao động thể, thành quả tập thể (các nhóm điều tra).
=> Điều tra báo chí là khoa học trong nghệ thuật. Vì đòi hỏi bằng chứng bằng thực nghiệm, bằng chứng cứ, điễn đạt chính xác nhưng hấp dẫn, lôi cuốn…
3/ Đề tài phóng sự điều tra:
- Thuộc nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực. Thường đi tìm ra sự thật về việc làm sai trái, tiêu cực, tham nhũng của của quan chức; xem xét một doanh nghiệp đã gây thiệt hại đến công chúng do hành vi phi đạo đức hoặc hành động sai trái; những tiêu cực, sai trái trong xã hội; những sự thật bị che giấu vì lợi ích của một người, một nhóm người ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người khác. Tuy nhiên phải có chọn lọc về tính chất, mức độ cần thiết đưa lên (ví dụ: một vụ ăn cắp của công vài trăm ngàn đồng không nhất thiết làm điều tra)=> tính vì lợi ích cộng đồng trong các đề tài điều tra.
- Về việc phân loại đề tài điều tra, hiện chưa tìm thấy tài liệu chính qui về phân loại chi tiết các đề tài trong thể loại điều tra. Theo kinh nghiệm tác nghiệp, có nhiều cách phân loại đề tài điều tra, mỗi cách phân loại đều mang tính tương đối và mỗi người có thể có cách phân loại cho riêng mình. Ví dụ, theo nội dung, tính chất sự kiện như: Tham nhũng, tiêu cực: điện kế điện tử, mãi lộ, chung chi ở Hải quan, rút ruột bảo hiểm, ăn chặn tiền cứu trợ (sai trái của quan chức, công chức). Những vấn đề liên quan sức khỏe người dân, quyền lợi người tiêu dùng: sữa quá date, kinh doanh thuốc tây giả, mũ bảo hiểm kém chất lượng, cho chất cấm vào thực phẩm chăn nuôi. ..Những vấn đề liên quan đến môi trường: xả thải không qua xử lý...
Hoặc phân loại theo tính chất tác nghiệp, như đề tài tác nghiệp chủ yếu bằng việc tìm chứng cứ trực tiếp ở hiện trường: mãi lộ, kiểm lâm, trẻ em bị chăn dắt; qua tài liệu, hồ sơ: tiêu cực trong đấu thầu thuốc, giá thuốc; đề tài tác nghiệp bằng các biện pháp nghiệp vụ tổng hợp (bao gồm làm chứng cứ tại hiện trường, thông qua chứng cứ, truy vấn người trong cuộc, làm các thực nghiệm…) như đề tài điện kế điện tử…
4/ Tác dụng, kết quả, hậu quả của bài điều tra:
- Phục vụ lợi ích cộng đồng bằng cách cung cấp, phơi bày rõ ràng, minh bạch những điều mà trước đây họ chưa biết (một dự án giải tỏa đền bù có đất tái định cư đủ nhưng người dân không được bố trí đủ…). Chống lại những người làm tổn hại đến cộng đồng
- Thường mang lại những cải cách để ngăn chặn sự tái phát của một việc làm hoặc một hoạt động sai trái cụ thể. Làm cho truyền thông trở thành một bộ phận chiến đấu vì lợi ích chung.=> thay đổi chính sách, thay đổi cách quản lý, thay đổi việc sử dụng con người…
- Có thể dẫn đến việc xử lý, truy cứu những người làm sai (xử lý CSGT mãi lộ, nhân viên hải quan đòi chung chi, cán bộ thâm lạm công qũi, thu hồi lại tài sản công).
- Gia tăng lòng tin của độc giả; nâng cao uy tín của tác giả, tờ báo.
- Tích lũy thêm kinh nghiệm, tạo thêm động lực cho người viết và tờ báo.
II- Thực hiện một đề tài điều tra
1/ Tìm đề tài:
- Từ thực tế tác nghiệp của PV: quan sát, tiếp cận thực tế
- Từ nguồn tin (riêng, cơ quan chức năng, cơ quan nội chính, từ các phe phái đối lập…).
- Từ sếp
- Từ các phương tiện thông tin
- Từ thông tin bạn đọc…
- Bảo mật đề tài
2/ Các bước làm điều tra:
- Kiến thức, sự hiểu biết, nhạy cảm, bức xúc về vấn đề đó => tiền đề=>hệ thống lại xem mình đã biết gì về vấn đề đó, biết tới đâu. Kiểm tra tư liệu liên quan: đề tài chưa từng ai khai thác, đã khai thác, cần khai thác góc cạnh nào…
- Thời điểm thực hiện và đưa ra một bài, loạt bài điều tra
- Danh mục công việc cần thực hiện:
+ Các bước, các biện pháp tiếp cận vấn đề; thời gian, địa điểm
+ Các hồ sơ, chứng cứ cần thu thập
+ Phim, ảnh cần thực hiện
+ Nhân vật, cơ quan, tổ chức cần gặp gỡ, phỏng vấn
+ Phương tiện tác nghiệp
+ Phương án phối hợp (đồng nghiệp, nguồn tin, người hướng dẫn, cơ quan chức năng…)
+ Đặt ra các câu hỏi cần trả lời cho quá trình đi tìm sự thật
=> Ví dụ
- Thâm nhập thực tế, tìm chứng cứ, căn cứ chứng minh vấn đề cần điều tra.
+ Nhập vai: Tùy tình huống, đóng phải đạt. Điều quan trọng hàng đầu là nhập vai bằng cách nào thì cũng không được vi phạm pháp luật.
+ Lấy tài liệu từ văn bản (tài liệu công khai, tài liệu được che giấu…) -> Tài liệu bằng văn bản quan trọng nhất, cho chứng cứ xác thực nhất, không thể tranh cãi nhưng lưu ý yếu tố thời gian,tính minh bạch, tài liệu mật, tài liệu đưa ra từ các mâu thuẫn nội bộ…
+ Gặp trực tiếp người trong cuộc (ghi âm, ghi hình làm bằng chứng),gặp người cung cấp, người nắm vấn đề.-> Quay phim, chụp ảnh là không phải là chứng cứ duy nhất và trong nhiều trường hợp không được xem là chứng cứ.
+ Phỏng vấn, truy vấn những người liên quan( ghi âm mọi cuộc phỏng vấn- ghi âm cũng không phải là chứng cứ duy nhất,cẩn trọng khi ghi âm đó do người khác cung cấp, có thể bị can thiệp sửa đổi): nắm chắc vấn đề, chuẩn bị kỹ câu hỏi, hỏi những vấn đề then chốt để họ thừa nhận sai phạm, tìm ra sự thật
+ Làm các thực nghiệm: kiểm định chất lượng sản phẩm (mũ bảo hiểm, cháo dinh dưỡng…)
+ So sánh các sự kiện, tài liệu, chứng cứ, ý kiến khác nhau của câu chuyện => Phân tích chứng cứ, số liệu ; kiểm tra chứng cứ; kiểm chứng thông tin càng nhiều chiều, càng chặt chẽ, càng đưa ra nhiều câu hỏi phản biện càng tốt.
=> Quá trình làm điều tra (kể cả mục đích thu thập chứng cứ, phỏng vấn…) không được để lộ ra mình đang điều tra về vấn đề đó để tránh bị bưng bít, che dấu sự thật, bị đối phó, can thiệp…
+ Hệ thống lại toàn bộ vấn đề để chắn chắc rằng đã tìm ra và chứng minh được sự thật bị che giấu một các chính xác, khách quan, trung thực, chặt chẽ và thuyết phục=> Nếu chưa phải tiếp tục đi tìm (làm lại sẽ khó khăn hơn
- Trao đổi thông tin trong nhóm thực hiện và với người phụ trách để cùng kiểm chứng thông tin, nghe phản biện và thống nhất cách đặt vấn đề, đề cương bài viết.
- Viết bài (thường không viết hết toàn bộ những gì mình có hoặc chưa cần thiết), đọc lại bài, kiểm tra lại chứng cứ trước khi nộp bài
- Biên tập, kiểm tra chứng cứ khi biên tập.
- Theo tiếp diễn biến, tác dụng, phản ứng, việc xử lý những người liên quan sau khi bài báo đăng => có thể tiếp tục thông tin hoặc làm các điều tra tiếp theo.
- Đối mặt với các khiếu nại, can thiệp, đề nghị cung cấp nguồn tin, chứng cứ.
* Những lưu ý trong tác nghiệp và thu thập chứng cứ:
- Tính chính xác trong bài điều tra là yếu tố hàng đầu, nếu không sẽ đối diện với các khiến kiện và độc giả mất lòng tin, tác giả, tờ báo mất uy tín. Các sai sót có thể làm hại đến cả nguồn tin và độc giả
- Lưu ý không sử dụng nguồn tin duy nhất, cần quan tâm sử dụng thông tin từ cả hai phía và đặc biệt các nguồn tin trung gian. (VD: nguồn tin từ phía tố cáo, từ phía bị tố cáo, từ cơ quan thanh tra, từ UBND phường, cán bộ cũ) => Các nhân chứng có thể nói dối, nói thêm, nói theo chủ quan hoặc chỉ là không nhớ chính xác.
- Phải phối hợp nhiều nguồn tin, thông tin, chứng cứ khác nhau liên quan đến vấn đề để đi tìm tận cùng sự thật. Phải phối kiểm, kiểm chứng thông tin để biết chắc rằng đó là sự thật. - Điều tra bằng hồ sơ của cơ quan công an, thanh tra –> Hiện nay không còn lập lờ chuyện này
- Lưu ý nguồn tin do mâu thuẫn, động cơ cung cấp thông tin, coi chừng bị lợi dụng (các DN cạnh tranh không lành mạnh cung cấp thông tin lẫn nhau nhưng là thông tin bị cắt khúc, bị che dấu, sai lệch,có ý định…)= > Trở lại những lưu ý trên.
- Lưu ý những sự thật bị đứt gãy: sự thật… sự thật…sự thật = không phải sự thật => sự thật đứt gãy làm sai bản chất vấn đề. VD Một căn nhà chứa 10 trẻ em đi ăn xin. Tất cả những người cư ngụ chung quanh đều khẳng định các em sống chung với hai vợ chồng chủ nhà, hai vợ chồng chủ nhà này không có việc làm, những đứa trẻ thường có thương tích trên người do bị đánh đập=> hai vợ chồng chủ nhà là người chăn dắt, ngược đãi các trẻ ăn xin (có những khoảng đứt gãy không nắm được: có một người khác thỏa thuận với vợ chồng chủ nhà thuê nhà cho 10 trẻ ăn xin ở, các em thường bị đánh đập ở một địa điểm tập kết trước khi ăn xin). Nếu ghép nối các sự thật bị đứt gãy này vào thì vợ chồng chủ nhà không phải là người ngược đãi các em.=> Thu thập tài liệu, chứng cứ càng nhiều càng tốt.
- Tính cân bằng và khách quan:Không chủ quan, suy diễn, mặc định ngay từ đầu. Đáng lo ngại hơn là muốn sự thật theo ý mình và không chấp nhận bẻ cong sự thật.
Phải luôn luôn tìm liếm thêm chứng lý, thông tin nhiều chiều để chứng minh sự thật. Phải lắng nghe các bên, các bên đều được cơ hội nói. VD1: “Hải quan phát hiện một triệu USD trong vali của một quan chức”=> “quan chức này đã lấy cắp 1triệu USD” hoặc “nhiều khả năng đây là tiền hối lộ” hoặc “ Phát hiện một số tiền tham nhũng cực kỳ lớn?” => Không đặt nghị vấn mà phải làm rõ sự thật và chỉ được công bố sự thật tránh gây oan sai về mặt dư luận. Trong trường hợp cần làm rõ phải gặp cả hai phía, hoặc chứng cứ phải rõ ràng, xác thực.VD2: mặc định từ đầu CSGT là mãi lộ nên thấy một CSGT chặn một lái xe kiểm tra giấy tờ, thấy chủ xe đưa xấp giấy tờ thì cho rằng đó là hành vi CSGT nhận tiền mãi lộ, chứng minh theo hướng tiền được kẹp trong xấp giấy tờ và viết theo hướng này, nhưng thực tế là CSGT chỉ xét xe theo qui trình bình thường. Chỉ khi chứng cứ cho thấy rõ ràng đó là tiền, là hành vi đòi hối lộ thì mới chắc chắn.
- Sử dụng tài liệu, tư liệu, inernet – tính chịu trách nhiệm về sự thật mà mình muốn chứng minh.- An toàn, an ninh trong điều tra; Tai nạn nghề nghiệp (trừ lỗi cố ý)+ Bị phát hiện, bị tấn công, bị áp lực, đe dọa+ Bị mua chuộc+ Bị mất chứng cứ, tài liệu bị đánh tráo.+ Nhầm lẫn, thiếu thông tin dẫn đến sai, nắm sai bản chất vấn đề…=> khiếu kiện, đính chính.
+ Nhầm lẫn khi thể hiện, bị biên tập sai…
=> Một phóng viên điều tra cần đắm mình trong các tài liệu và chứng cứ+ kiến thức đủ để lý giải hoặc hỏi người khác+ khách quan+đạo đức nghề nghiệp.
Thường thiếu cơ chế bảo vệ PV => Nếu xác định quá nguy hiểm thìphải thảo luận, cân nhắc kỹ trước khi thực hiện
3/ Cấu trúc một bài, loạt bài điều tra.
- Thông thường từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, theo trình tự sự kiện. Nếu là loạt bài phải tính kỹ bố cục bài nào trước bài nào sau, thường bài sau phải nặng đô hơn bài trước. Cách khác là chọn sự kiện hấp dẫn nhất để mở đầu và lý giải theo cách mở nút thắt, đưa các dẫn chứng làm sáng tỏ dần vấn đề.
- Tư duy tít tựa, làm chapeau, phần dẫn nhập, các sutit, bố cục nội dung - chú ý tính logic, kết cấu chặt chẽ và thuyết phục (có hai loại kết cấu vòng và nối tiếp), tính hấp dẫn của vấn đề (tựa ngắn, dùng động từ=> tựa mạnh, trực tiếp. Hạn chế tối đa dấu cảm thán, nhất là dấu hỏi). Chú ý tính logic, chặt chẽ không tham quá nhiều tình tiết chi tiết làm rối bài viết mà chỉ chọn những chi tiết thật đắt giá. Nên có các box- có tít tạo điểm nhấn cho người đọc. Ví dụ
- Lưu ý trong thể hiện, không bình luận, suy diễn, phóng đại, từ ngữ phải chính xác, rõ nghĩa. Không “rướn”: chất liệu ít, thể hiện thổi phồng thêm. Thể hiện chủ yếu bằng sự kiện, chứng cứ chứ không phải bằng thái độ, từ ngữ, nhận định, bình luận.
- Hạn chế dùng tiếng lóng, tiếng địa phương nhưng biết dùng trong những tình huống đắt giá không lạm dụng (CSGT mãi lộ chửi thề)
III-Vấn đề pháp lý và Đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp và thu thập chứng cứ:
=- Lưu ý Qui định pháp luật về nguồn tin, qui chế phát ngôn, sử dụng nguồn tin, tài liệu mật(Đề cương sinh hoạt nghiệp vụ lĩnh )vực nội chính TT (*). Vấn đề xâm phạm đời tư cá nhân. Làm những điều pháp luật cấm.
-Bài viết phải bảo đảm khách quan, trung thực, không gây oan sai cho người khác.=> sai phải cải chính đúng luật. Khi đối mặt với một tình huống có thể gây hại cho người khác, nhà báo cần hành động theo đạo đức: đóng góp vì xã hội tốt đẹp, bảo đảm sự ổn định và an ninh cần thiết cho cuộc sống con người; là công dân tốt và hành động có trách nhiệm; công bằng.
- Không tiết lộ thông tin, nguồn tin, chứng cứ; bảo vệ chứng cứ, nhân chứng; bảo mật tài liệu.(vừa đạo đức vừa luật pháp). Theo luật báo chí – chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có thẩm quyền yêu cầu tiết lộ nguồn tin riêng. Tuy nhiên hiện nay theo bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra được yêu cầu cung cấp chứng cứ khi xem tin bài trên báo là nguồn tố giác tội phạm (sẽ có nội dung trao đổi riêng về vấn đề này cùng với luật sư).
- Cân nhắc khả năng có thể ảnh hưởng, nguy hiểm tới người cung cấp thông tin, nhân chứng, người cộng tác (phải nhận lãnh trách nhiệm thay, đối diện án tòa…)
- Cân nhắc, chặt chẽ , khách quan, cân bằng khi đặt vấn đề liên quan đến nhân thân, thương hiệu => không lôi kéo người thân của người sai phạm vào nếu họ vô can (con ông chủ tịch tỉnh gây tai nạn, vợ ông giám đốc A đi buôn lậu =nếu là vợ một công an: phải chứng minh người đó biết, hoặc không biết là đáng phê phán=> cẩn trọng, gặp các phía".