Môn học: Kỹ năng giao tiếp
TS. Nguyễn Mai Thơm
$ 1. Kỹ năng giao tiếp với người dân
1. Khái niệm:
“Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt được . Bất kỳ ai cũng phải học điều đó”
I. CVAPILIC “Lời tâm tình”, NXB Đà Nẵng 1986, trang 25
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc nói chuyện, trao đổi thông tin, tình cảm trong cộng đồng.
Ví dụ:
Kỹ năng CBCC
Kỹ năng Giao tiếp Kỹ năng
kỹ thuật nhận thức
CBKT
Hỏi Sinh viên nằm trong khoảng nào ở giữa hình chữ nhật ?
I. Mục đích và yêu cầu
2. Mục đích:
- Rèn luyện chuẩn mực lời nói trong kỹ năng giao tiếp
- Chuyển ý tưởng của mình đến đối tượng, đúng lúc và đúng cách
- Thông tin gửi đi được hiểu, chấp nhận và thực hiện.
3. Yêu cầu:
+ Sinh viên rèn luyện được tốt các “kỹ năng tiếp cận và giao tiếp” với người dân
II. Nội dung
Là hệ thống các thao tác, hành vi ứng xử, các tư thế, phong cách (bao hàm cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) nhận thức, biểu cảm, tổ chức đời sống cá nhân, cộng đồng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình giao tiếp với cộng đồng thì sử dụng 2 loại ngôn ngữ sau:
Ngôn ngữ lời nói Ngôn ngữ cử chỉ
Hỏi sinh viên lời nói và cử chỉ ngôn ngữ nào quan trọng hơn ?
Theo Albert Mehrabian
Ngôn ngữ Các yếu tố cấu thành Tỷ lệ % tương ứng
Lời nói Nội dung, các từ ngữ, câu 7
Giọng nói Âm lượng, tốc độ, nhịp độ, nhấn mạnh, ngừng.. 38
Cử chỉ Dáng đứng, đi lại, động tác tay, cách nhìn nét mặt 55
Trước khi đi vào nội dung cụ thể, chúng ta tiến hành trò chơi
Ví dụ: Trò chơi cắt mảnh giấy 1/ 4 A4, điểm danh từ 1 đến hết, giới thiệu ghép nhóm 2 người (người thứ nhất + người cuối cùng) ghép cho đến hết. Sau đó mời các nhóm giới thiệu về mình.
Mục đích thể hiện ngôn ngữ cử chỉ và lời nói.
+ Mặt A ghi thông tin tìm hiểu bạn: Sở thích, ước mơ, nguyện vọng...
+ Mặt B vẽ chân dung bạn, giới thiệu xong Thầy thu giấy dán lên bảng.
1. Ngôn ngữ lời nói
Xưa các cụ ta có câu châm ngôn:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Chúng ta có thể sử dụng câu châm ngôn này khi giao tiếp với mọi người được không ?
- Lời nói: Nội dung bài nói, các từ ngữ, câu nói sao cho trong khi nói người nghe dễ hiểu. Ngôn ngữ nói phải đảm bảo tính mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng.
- Giọng nói:
Âm lượng: Nói to, rõ ràng sao cho người nghe có thể nghe được.
Ví dụ âm lượng: “Sao Anh lại tỏ tình bên tai điếc”
Tốc độ: Nói vừa phải không nhanh quá không chậm quá
Nhịp độ: Biết nhấn mạnh, ngừng đúng lúc đúng câu.
Giọng điệu: Sắc thái âm thanh biểu hiện trong ngôn ngữ khi nói
Ví dụ: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập Bác hỏi:
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không”
Phong cách ngôn ngữ nói (phong cách lời nói) là tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện qua giọng điệu, cách phát âm, vốn từ và cách sử dụng từ, ngữ pháp và cách diễn đạt mật độ thông tin tạo ra những ấn tượng trong giao tiếp.
Ví dụ: Phong cách ngôn ngữ nói: Trí tuệ, giàu hình ảnh, châm biếm, khoa học, diễn cảm, hài ước,… Phong cách ngôn ngữ nói qui định sự khác biệt giữa các cá nhân.
Các cách gây thiện cảm khi nói:
- Thành thật chú ý tới người khác
- Giữ nụ cười trên môi
- Biết nghe người khác nói chuyện, khuyến khích họ nói về họ
- Họ thích cái gì thì Bạn nói với họ về cái đó
- Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ
Cần xác định được câu gì phải nói
Nên Câu gì cần nói
Cần Câu gì cần nói
Phải
2. Ngôn ngữ cử chỉ: Các yếu tố của ngôn ngữ thân thể: Hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng, đi lại, trang phục,…
+ Tư thế: Tư thế, là vận động của toàn thân, hướng theo một chủ đích nào đó. Tư thế là một bộ phận quan trọng của các nghi thức (lễ nghi) trong giao tiếp với người xung quanh:
+ Xét theo quan hệ xã hội có 3 loại tư thế:
- Tư thế bề trên (lãnh đạo). Ví dụ: Tư thế ngồi thoải mái đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Tư thế của cấp dưới: Ví dụ: Tư thế ngồi hơi cúi xuống tựa hồ như lắng nghe
- Tư thế ngang bằng bè bạn – bình đẳng
+ Xét theo quĩ đạo vận động của thân thể có các tư thế:
- Nằm, ngồi, quì, khom lưng, thẳng lưng,…
+ Xét theo nội dung tâm lý của tư thế:
- Nịnh bợ, xum xoe
- Hách dịch trịch thượng, bề trên, Đại ca, Anh chị
- Khiêm nhường, cung kính
- Tôn trọng lẫn nhau …
Các nhà hoạ sĩ Trung Quốc đã vẽ trên 6000 tư thế của con người ở các lứa tuổi khác nhau, nghề nghiệp, giới tính, trạng thái tâm lý khác nhau …
Tư thế rất phong phú, là ngôn ngữ tình huống, hoàn cảnh, thực hiện các chức năng giao tiếp.
+ Tư thế đứng:
Trọng lực cơ thể được dồn vào hai gót chân và hai đầu bàn chân.
Với Nam hai gót cách nhau khoảng 30 - 40 cm, với Nữ khoảng bằng 1/ 2 của nam
Tư thế đứng phải thoải mái chủ yếu do vùng khớp hông chi phối, chứ không
phải do cột sống, ngực hay vai. Tư thế đứng phải thoải mái không gò bó.
+ Đi lại:
Ví dụ: Bạn nào mà có dịp về nhà người yêu ra mắt, thì rất dễ nhận thấy về cử chỉ đi lại.
- Phải có mục đích, tránh đi hết chỗ này đến chỗ khác như
“Cọp bị nhốt trong chuồng”, làm phân tán chú ý của người nghe.
- Lúc đầu có thể đứng xa khán giả, rồi tiến dần đến với từng người để lắng nghe và trả lời, để tỏ ra quan tâm đến họ.
- Chỉ dừng lại mỗi chỗ vài giây rồi chuyển sang chỗ khác để tạo không khí sinh động.
- Tránh vừa đi lại vừa nói, nhất là đi giật lùi hay quay lưng lại với người nghe mà tiếp tục nói.
- Nếu thấy có ai lơ đãng, hãy tiến gần người đó, nhóm đó để khiến họ tập trung chú ý trở lại.
- Bước đi thể hiện cảm xúc tự tin hay hối hả, vội vàng, ung dung, khoan hoà, bình thản…
+ Vận động hai bàn tay:
Cử chỉ vận động tay chân thì vô cùng phong phú như: Vộy tay, phẩy tay, che mặt, che mồm, khoát tay, đập bàn, gõ ngón tay, hoặc dơ ngón cái, bắt chéo tay, khua tay, mỗi cử chỉ là một trạng thái xúc cảm
Hỏi SV: Các Nguyên thủ quốc gia khi ra mắt công chúng họ dơ tay chào như thế nào ?
- Mở rộng hai bàn tay và các ngón tay khi bắt đầu nói để tỏ ra tự tin và tôn trọng người nghe.
- Để ngửa lòng bàn tay và khép các ngón tay khi làm các động tác và nói, đừng chắp tay, khoanh tay.
- Thả lỏng hai vai và cánh tay mình, đừng khép chặt vào thân, để tạo ra các cử chỉ lịch thiệp và tự tin.
Các loại thao tác cơ bản của bàn tay:
- Phác hoạ một hình ảnh tượng trưng để minh hoạ khi nói.
- Tạo nhịp điệu đồng thời với nhịp điệu của lời nói.
- Luôn thay đổi, đừng lặp đi, lặp lại nhiều lần một kiểu thao tác.
- Tránh chỉ tay như ra lệnh, như thế là chỉ trích người nghe, gây mất cảm tình.
- Luôn kiểm soát được các động tác tay, đừng vung vẩy hai cánh tay như quả lắc đồng hồ, đồng thời cố tránh “không biết để tay vào đâu”.
- Đừng vỗ tay để nhấn mạnh điều gì cần nói, đừng đập tay vào thân mình trừ khi cố ý để biểu thị điều gì đó cần thiết.
- Đừng vuốt tóc, gãi đầu, vuốt mặt, lau kính sửa lại quần áo, trừ khi thật cần thiết.
+ Cách nhìn
Vẽ hình người hỏi Sinh viên khi nói chuyện nhìn vào vị trí nào ?
Cách nhìn được phối hợp vận động của trán, lông mày, mi mắt. Lông mày nhíu lại, biểu hiện một suy nghĩ, hoàn cảnh có vấn đề, chưa nhận thức được một sự kiện, một hiện tượng nào đó.
Phản ứng mắt liếc nhìn, dõi theo, đưa mắt, đờ đẫn, …mi mắt mở to (ngạc nhiên hoặc sợ hãi) mi khép lại biểu hiện sự thoã mãn nhu cầu.
+ Cách quan sát học trò của cán bộ giảng dạy:
- Với nhóm nhỏ phải để mắt lần lượt từng người một.
- Với nhóm lớn, phải để mắt lần lượt đến từng nhóm nhỏ một.
- Chỉ nhìn vào mỗi người trong 2 - 4 giây. Ví dụ SV quay cóp bài.
- Nếu nhìn chằm chằm quá lâu là mất lịch sự, hoặc có tính khiêu khích.
- Nếu chỉ để mắt quá ngắn chứng tỏ bạn bực mình hoặc mất tự tin.
- Chọn lúc thích hợp để rời mắt khỏi đối tượng và nhìn vào vùng miệng hơn là vùng trán của người đó thì tỏ ra thân mật hơn.
Hỏi SV: Có bao giờ giáo viên giảng bài nhìn lên trần nhà không ?
+ Nét mặt: Nét mặt có 2 phần:
phần động (mắt, miệng, bờ mi, trán,) thường vận động theo sự kích thích của đối tượng hoàn cảnh cụ thể.
phần tĩnh là sự phân bố các bộ phận trên khuôn mặt - chúng hợp thành nét mặt chung khi gặp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp như:
Mặt lạnh như tiền, mặt đằng đằng sát khí.
Trong quá trình giao tiếp nét mặt:
- Thay đổi cho thích hợp đối với từng lời nói, cử chỉ và từng loại đối tượng khác nhau.
- Luôn tươi cười trong mọi tình huống là quy luật quan trọng nhất cần ghi nhớ.
- Kết thúc một câu trả lời, giải thích, phần giảng bằng một nụ cười tươi rồi hãy rời khỏi người nghe, hay trở về bục giảng.
- Hết sức tránh mọi nét mặt cau có, đăm chiêu, lạnh nhạt gây khó chụi cho sinh viên khi giảng bài.
+ Môi, miệng (bao gồm cả lưỡi và răng) Thể hiện sự biểu cảm rõ nét khi mỉm cười, giận giữ mím miệng hoặc nghiến răng bậm môi…
+ Cầm tài liệu trong tay:
- Tuỳ hình thức, tầm quan trọng của bài nói, nên có một bản tóm tắt ngắn gọn trong tay để tăng thêm sự tự tin và tỏ ra tôn trọng người nghe, nhất là để tránh những phút lúng túng đột xuất có thể xảy ra.
- Không cầm cả một tờ giấy hay phiếu ghi to mà có thể gây ra tiếng sột soạt
khó chịu, hãy dùng một tờ giấy nhỏ để ghi tóm tắt các trọng điểm.
- Đừng cầm tài liệu bằng cả hai tay, chỉ cầm bằng một tay, dành một tay để làm động tác cần thiết, như thế tỏ ra tự chủ hơn.
- Đừng chuyển tài liệu từ tay này sang tay kia trong khi nói, khiến người nghe mất tập trung chú ý.
- Đừng cuộn tài liệu thành cái ống rồi vung vẩy nó khi nói, khiến người nghe nhìn thấy mà bực mình.
- Thỉnh thoảng nhìn vào từng phần của tài liệu trước khi nói, dù bạn tự thấy không cần thiết, để tỏ ra tôn trọng người nghe và không để sót trọng điểm nào.
+ Trang phục trong giao tiếp (Đói cho sạch rách cho thơm)
Từ lâu trang phục, y phục đã được con người sử dụng trong giao tiếp, đặc biệt người lạ (chưa quen biết). Tục ngữ ta có câu: Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo. Trang phục bao gồm: Quần, áo, mũ, nón, thắt lưng, giầy, dép và đồ trang sức…
Trang phục trong giao tiếp cần được thể hiện qua các đặc trưng:
+ Kiểu (mô đen): Giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội dân tộc…
+ Sắc mầu: Thay đổi theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc, cá nhân.
Yêu cầu trong quá trình tiếp cận với người nông dân
- Quần áo chỉnh tề, màu sắc trang nhã hài hoà, đơn giản, không loè loẹt sặc sỡ, làm phân tán sự chú ý của người nghe, phù hợp với đối tượng và phong tục tập quán của địa phương.
$ 2. Kỹ năng diễn thuyết
I. Kỹ năng giao tiếp:
1. Bản chất:
“Bản chất là một hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hoà hợp lý sao cho người đối thoại tiếp nhận được và hiệu quả cao nhất”
2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp
Theo V.P. Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếp cho rằng để có năng lực giao tiếp cần có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp
- Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng nghe và biết lắng nghe
- Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi
- Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, gọn, mạch lạc
- Linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp
- Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
• Kỹ năng định hướng giao tiếp
Nhờ sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm ngữ điệu, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác,…mà phán đoán tâm lý bên trong của chủ thể.
Định hướng giao tiếp bao gồm các kỹ năng:
- Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói
- Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách
- Định hướng trước khi tiếp xúc: Đó là thói quen cần thiết trước khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào. Cổ nhân đã dạy: “Biết người biết mình trăm trận, trăm thắng”
• Kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài:
Những dấu hiệu bên ngoài: Chiều cao, dáng, đầu tóc, răng, miệng, tay, chân, trang phục, …giới tính lứa tuổi. Dấu hiệu tổng quát: Tính cách, cảm xúc, tình cảm, đạo đức…
• Kỹ năng định vị:
Kỹ năng định vị, thực chất là khả năng xây dựng mô hình hoá tâm lý phác thảo chân dung nhân cách.
• Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm
Điều chỉnh, điều khiển diễn ra rất phức tạp và sinh độngtrong quá trình giao tiếp. Bởi lẽ rất nhiều thành phần tâm lý tham giảtước hết là hoạt động nhận thức, tiếp theo làthái độ rồi đếnhành vi ứng xử. Sự phối hợp của ba thành phần này phải nhịp nhàng, hợp lý.
+ Kỹ năng quan sát bằng mắt:
Cần phát hiện ánh mắt những thay đổi về cử chỉ, điệu bộ, màu sắc,..trên nét mặt.
Những dấu hiệu ngượng ngùng, rụt rè, không ăn nhập, miễn cưỡng, không hợp lý,loạn nhịp điệu,… đều chứa đựngmột ý muốn thầm kín trong sâu thẳm của đối tượng giao tiếp.
+ Kỹ năng xử lý thông tin
+ Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển.
I. Nguyên tắc chung
1. Nói to và rõ ràng sao cho mọi người có thể nghe và hiểu
2. Tránh những hành vi gãi đầu, nghịch bút, kéo sửa quần áo...
3. Có những cử chỉ hợp lý để nhấn mạnh những ý chính.
4. Lên xuống giọng phù hợp để tránh nhàm chán.
5. Nói vừa phải không nhanh quá, không chậm quá.
6. Không kể những chuyện quá dài
II. Cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi làm sao để có thể:
1. Thu thập được nhiều thông tin
2. Giới thiệu buổi thảo luận
3. Biết được những quan điểm khác nhau
4. Đánh giá được nhận thức của từng người
5. Dẫn tới quyết định hành động
Tình huống làm quen ban đầu:
Trong kinh nghiệm đời sống thường nhật của nhân dân ta có câu:
Quen nhau tin dạ
Lạ tin quần áo
Nhận thức cảm tính là hạt nhân của giai đoạn này, khi chưa quen biết, những thông tin về nhận thức cảm tính như dáng người, nét mặt, đôi mắt, y phục là rất quan trọng khi tiếp cận.
Ví dụ: Chào hỏi Ví dụ các tình huống: - Gặp nhau làm quen
Thăm hỏi trên tàu xe về quê ?
Dạm hỏi
ăn hỏi - Chào nhưng mà hỏi
Cưới hỏi (Bác ăn cơm chưa)
Không thèm hỏi
Toà hỏi.
+ Muôn sự tại câu hỏi: Nếu hai người đặt câu hỏi giỏi thì cuộc nói chuyện kéo dài.
Ví dụ: Hai bạn đi chơi biết đặt câu hỏi giỏi thì nói không hết chuyện, khi ra về còn luyến tiếc.
Hai bạn không biết đặt câu hỏi không nói gì thì lại nghĩ:
“Im lặng là đỉnh cao tuyệt đối của âm thanh”
Chú ý: Hỏi kém tức là tư duy kém ?
Câu hỏi đóng
Câu hỏi mở
1. Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có câu trả lời: có - không, đúng hoặc sai.
Ví dụ: Nhà em có trồng cây ăn quả không?
Em có phải là lớp trưởng không?
Cần hạn chế dùng câu hỏi đóng khi phỏng vấn người nông dân
Đặc biệt là dùng nhiều câu hỏi đóng từ 2 -3 -n câu.
+ Ưu điểm: Dễ xử lý thông tin
+ Nhược điểm: Thông tin thu không được đầy đủ trong các tình huống phát sinh.
2. Câu hỏi mở:
Là loại câu hỏi có từ hỏi đặt ở đầu câu hay cuối câu: Bao giờ? Khi nào? Vì sao? Tại sao ? ..... Câu trả lời tuỳ thuộc tình hình thực tế, từ suy nghĩ và nhận thức của người được hỏi.
+ Ưu điểm: Câu hỏi mở giúp người hỏi thu thập được nhiều thông tin. Thông tin thu được đầy đủ trong các tình huống phát sinh.
+ Nhược điểm: Nhiều tình huống khó xử lý thông tin
Ví dụ: Thời tiết hôm qua như thế nào ?
Quan niệm anh (chị) thế nào gọi là một tình yêu đẹp?
Theo Anh (chị) ruộng lúa này năng suất thấp vì sao?
Ví dụ: Trò chơi: Chia hai nhóm ở lớp phát mỗi người hai tờ giấy viết về đề tài tình yêu, một tờ ghi câu hỏi một tờ ghi câu trả lời. Mời đại diện nhóm lên đọc câu hỏi và câu trả lời.
3. Câu hỏi tình huống: Là một loại câu hỏi về một tình huống cụ thể.
Ví dụ
- Nếu bố mẹ không gửi tiền cho bạn thì bạn phải làm gì?
- Về với nông dân hỏi: Nếu lúa của bác bị bệnh đạo ôn bác phải làm gì?
- Nếu người yêu bạn đi chơi với 1 bạn khác giới, thì bạn phải làm gì?
- Bạn sẽ làm gì khi tình yêu không theo mình
4. Câu hỏi dẫn: Là loại câu hỏi mà câu trả lời đã được dẫn ra, người trả lời được gợi ý và phải lựa chọn.
Ví dụ: Gia đình ta trồng cây ăn quả thì Anh trồng Xoài, nhãn, vải, hồng, hay cam quýt ?
- Trong các giống lúa được trồng ở địa phương thì giống nào năng suất nhất ?
- Trong các cây ăn quả: Xoài, táo, ổi, vải, ...Cây nào là cây chủ lực trong vườn của gia đình ?
5. Câu hỏi lựa chọn: là loại câu hỏi có suy nghĩ và chọn lọc thông tin mới trả lời.
Ví dụ: - Trong lớp mình ai là người trẻ nhất ?
- Trong lớp mình ai là người trẻ nhất xinh nhất ?
6. Câu hỏi kép: Có nhiều ý trả lời trong một câu
Ví dụ: Ngày mai Anh về quê ở Nghệ an phải không, khi ra trường Anh nhớ mua bánh Cuđơ cho em nhé.
Không hỏi người nông dân nhiều ý, không nên quá 2 ý hỏi.
Trong câu hỏi kép lồng 1 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở.
7. Câu hỏi trực tiếp: là câu hỏi đặt ra cho một người, câu hỏi này dùng để kiểm tra, tạo không khí thảo luận đưa người mơ mộng vào đúng chủ thể.
Ví dụ: Xin mời Em: Theo Em thì giống Hoa Phong Lan có được trồng phổ biến trong sản xuất không ?
8. Câu hỏi tổng thể: Là loại câu hỏi đặt cho cả lớp , hoặc cả nhóm.
Ví dụ: Chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật cấy lúa 1 rảnh cho sản xuất đại trà được không?
* Lưu ý khi đặt câu hỏi:
- Để một khoảng thời gian nhất định cho người trả lời suy nghĩ và tìm câu trả lời.
- Khi hỏi quá khó thì chẻ nhỏ câu hỏi ra.
* Tóm lại: điều quan trọng là biết sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi, đúng tình huống, đúng mục đích, đúng chuyên môn trong quá trình giao tiếp.
III. Thế nào là giao tiếp tốt
- Nghe chăm chú
- Thể hiện qua nét mặt
- Giả định, địn kiến
- Thoải mái trao đổi ý kiến
- Tự tin - Được lắng nghe
- Âm sắc giọng nói
- Cách hiểu thông tin khác nhau
- Sự khác biệt tuổi tác và văn hoá
- Sự tiếp nhận và trả lời các phản hồi.
Hỗ trợ giao tiếp Khuyến khích: “ Vâng; xin mời tiếp tục; cảm ơn...”
Trao đổi ý kiến, gợi ý không nói với họ phải làm gì
Để thời gian để mọi người có thể trả lời câu hỏi khó, động viên nếu người đó cảm thấy không tự tin.
Những cản trở trong giao tiếp
- Tỏ ra rất mạnh mẽ
- Không nhạy cảm và quá sắc sảo
- Giọng nói cao hoặc có tính phê phán, chê bai
- Nói quá nhỏ hoặc quá to
- Nói nhanh quá
- Đổi chủ đề
- Phê phán mọi người
- Không cho câu chuyện của họ là nghiêm túc.
$3. Giới, giới tính và cách tiếp cận với người dân
I. Giới
Là mối tương quan giữa địa vị xã hội của phụ Nữ và Nam giới trong một bối cảnh xã hội nhất định.
- Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện, các yếu tố xã hội quy định vị trí, chức năng của mỗi giới trong một môi trường cụ thể.
Ví dụ: Hồi bé đi cắt tóc chỉ có đàn ông cắt, bây giờ cắt tóc chủ yếu là phụ nữ.
Giới
Giới tính
II. Giới tính:
là sự khác nhau về mặt sinh học giữa đàn ông và đàn bà đó là đặc điểm tự nhiên không thay đổi.
- Sự khác nhau được thể hiện ra thành sự cấu tạo cơ thể, thể chất của mỗi con người.
* Vì sao cần quan tâm đến giới tính trong việc tiếp cận: (hỏi Sinh viên)
Trong bất kỳ một chương trình nào, muốn giao tiếp tốt người nông dân cần chú ý giới và giới tính, nếu không quan tâm đến vấn đề giới và giới tính kết quả sẽ là:
+ Không bền vững:
Vì đàn ông thường được đi đào tạo, tập huấn, trong khi đó chính người phụ nữ đảm nhận công việc đó.
+ Không bình đẳng:
Phụ nữ là người làm việc lại không được đào tạo, tập huấn.
Ví dụ: Trong một hội trường tập huấn người phụ nữ thường ngồi ở vị trí nào
(vẽ hình hỏi Sinh viên)
Phụ nữ: - Hay ngồi dưới
- Gần cửa ra vào
- Tụ vào nhau
- Hay nói chuyện
Lý do: - Tự ti
- Nhút nhát
- Khiêm nhường
- Bận nhiều việc
- Lâu ngày gặp lại
* Vì sao cần quan tâm đến giới:
Phụ nữ và nam giới có: - Nhu cầu ưu tiên khác nhau
- Các kỹ năng chuyên môn khác nhau.
- Cách tiếp cận và quản lý nguồn lực khác nhau.
- Cách đánh giá phân tích khác nhau.
- Phụ nữ thường quan tâm đến đời sống hàng ngày chăm sóc con cái nhiều hơn nam giới.
* Khi tiếp cận cần chú ý:
- Ví dụ chương trình quy hoạch vườn trồng cây ăn quả nên mời đàn ông
- Chương trình chăm sóc lúa, cấy lúa mời phụ nữ.
* Vị trí và ý kiến của Nam và Nữ trong các cuộc họp:
Hỏi Sinh viên ?
* ý kiến của phụ nữ tham gia
- Số lượng
- Chất lương
- Mức độ tôn trọng, thái độ lắng nghe
Tóm lại: Hiểu khía cạnh giới và giới tính để phỏng vấn sao cho thu được nhiều thông tin nhất phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành.
$4. người nghèo và cách tiếp cận
I. Người nghèo:
1. Nhận xét chung đặc điểm của người nghèo
- Mặc cảm
- ít có cơ hội giao tiếp
- Lép vế
- Thiếu tự tin
- Hiểu biết hạn chế
Vì vậy, khi giao tiếp với người nghèo cần phải:
- Thông cảm
- Cởi mở
- Hoà đồng
- Đơn giản
- Chân thành
Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật là cơ sở tiếp cận tốt với người nghèo
Ông cha ta từ lâu đã nói: Thương người như thể thương thân
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài
2. Kiến thức của người dân
Khái quát chung - Thông minh, sáng tạo công cụ sản xuất.
- Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
- Cần cù trong lao động
- Kiến thức phù hợp với điều kiện địa phương.
- Kiến thức luôn luôn biến đổi
- Được sử dụng qua vài thế kỷ
Châm ngôn: Một người dân có thể là học trò của ta
Ba người dân có thể là người Thầy của ta
Tiếp cận với người dân cũng là cách học:
Học mót Học lỏm
Học vẹt Học tủ
Học gạo Học đòi
Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở,
+ Đối với người dân làm sao người ta đang học nhưng lại không phải học, đó là cách học của người lớn.
+ Muốn học hỏi được kiến thức người dân địa phương chúng ta cần phải biết cách lắng nghe và quan sát.
Ví dụ: Mời 1 Sinh viên đứng dậy hỏi xin lỗi Em, Em đã mua cái áo này được bao nhiêu năm rồi?
Trên áo anh có bao nhiêu khuy?
Tại sao trả lời sai: vì không để ý, những cái đơn giản không để ý thì sẽ không tiếp thu được.
Cầu thang lên giảng đường, ngày nào cũng đi qua nhưng nếu không để ý thì sẽ không biết được có bao nhiêu bậc.
* “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Đi về địa phương có rất nhiều vấn đề để học
Người dân đóng các cọc tre con cao hơn mặt đất 5 cm để Trâu, Bò đi không làm lở mương.
Tóm lại: Hiểu biết tâm lý người nghèo và kiến thức người dân, để tiếp cận và giao tiếp với người dân được tốt hơn.
$5. Kỹ năng lắng nghe và quan sát
1. Kỹ năng lắng nghe:
( Muốn học hỏi được kiến thức người dân cần phải biết cách lắng nghe và quan sát)
Kỹ năng lắng nghe
+ Gián tiếp:
Ví dụ: Trò chơi nghe điện thoại lấy 2 người ở 2 đầu dây điện thoại. Tập huấn cách nói điện thoại
- Khi lắng nghe gián tiếp phải có “phản hồi” như vâng ạ, dạ, ừ, được, tốt, ok..
Ví dụ: Nhiều công ty khi tuyển nhân viên. Nghe điện thoại là 1 chỉ tiêu thi tuyển.
Minh vượng trả lời điện thoại: Ông chồng đi làm về căn dặn vợ, nếu có ai gọi anh nhớ nói anh không có nhà. Quả nhiên vừa nói xong thì chuông điện thoại reng reng....Vợ chào hỏi xong thì trả lời Anh nhà em có nhà đấy! Ông chồng đang ngơ ngác ngạc nhiên, thì bà vợ nói điện thoại của Em đấy.
Anh nhà Em có nhà để Anh đừng đến
+ Trực tiếp:
- Khi tiếp chuyện cần lắng nghe chăm chú.
- Chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ của người nói.
Hỗ trợ trong giao tiếp bằng cử chỉ
- Gật đầu
- Giao tiếp bằng mắt, nhưng không nhìn quá chăm chú.
- Tư thế thoả mái, không khoanh tay trước ngực
- Tỏ ra gần gũi nhưng không vượt quá giới hạn
- Nhìn người tiếp chuyện, không ngoảnh mặt đi chỗ khác
- Không kiên nhẫn, nhìn đồng hồ, sốt ruột.
2. Kỹ năng quan sát:
(Khi đi thực tế cần phải chú ý quan sát mới học hỏi được nhiều)
Kỹ năng quan sát
Khai thác kiến thức của người dân địa phương thông qua:
+ Quan sát công cụ sản xuất của dân.
Ví dụ: Trò chơi; chia cả lớp thành 3 đến 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to Ao vẽ tất cả kiến thức, kinh nghiệm của địa phương (vẽ các dụng cụ phục vụ cho lao động và đời sống). Sau đó nhóm trưởng lên bảng giới thiệu các hình vẽ.
Từ đó chúng ta thấy với mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau thì công cụ sản xuất cũng khác nhau, đều do sáng kiến của người dân địa phương. Đặc biệt là các công cụ đó đều sử dụng vật liệu của địa phương.
Ví dụ: - Dân biển có cà kheo.
- Người miền trung có cần chăn trâu
- Dân đầm lầy có tấm ván trượt (hình vẽ)
- Máy phát điện đặt trên bè.
- Con dao quắm.
Lưu ý:
- ở đâu cũng có kiến thức địa phương, đi đâu cũng học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích.
-Tại sao phải vẽ ? Vì khi vẽ là quan sát cụ thể, quan sát kỹ, như thế chúng ta mới học cặn kẽ những kiến thức của địa phương.
Khi đó, chúng ta mới truyền bá kinh nghiệm của người dân này đến người dân khác được.
3. Thăm hỏi gia đình
Trước khi đến người nông dân thực hiện 1 chương trình tư vấn,
cần phải thăm <===> hỏi gia đình
Thăm hỏi gia đình
Cho sinh viên đóng kịch (nội dung tư vấn cho gia đình). Chia lớp thành ba nhóm sau đó đóng vai hai vợ chồng nông dân và các cán bộ kỹ thuật đến phỏng vấn và tư vấn cho gia đình (cho hội ý 15 phút).
Trước khi đóng kịch giới thiệu nội dung và trình bày kịch bản.
Sau mỗi vở kịch rút kinh nghiệm
Chú ý: Thăm hỏi gia đình.
Thăm <==> Hỏi
Thăm: Bắt đầu từ cái nhìn thấy cụ thể.
Hỏi: Trên cơ sở đã nhìn thấy, đã nghe được.
Quá trình tư vấn: có 3 bước cần thiết:
1. Hỏi, sau đó đi thăm quan xem người dân đã biết gì? làm gì?
2. Từ cơ sở đã biết, bổ xung thêm những điều chưa biết
3. Xem người dân có khả năng thực hiện được quá trình tư vấn không.
Chú ý Không nên phê phán, nên hỏi tại sao lại làm như thế? Sau đó, từ cơ sở đó tiến hành tư vấn.
Cuối buổi phát giấy đề nghị học sinh viết những ấn tượng về môn học.
Ngôn ngữ lời nói Giới tính Động não
Ngôn ngữ Cử chỉ Người nghèo Trò chơi
Câu hỏi đóng Kỹ năng lắng nghe Thảo luận
Câu hỏi mở Kỹ năng quan sát Trình bày
Giới Thăm hỏi gia đình Đóng Kịch
Phương thuốc chữa bệnh nói ngọng
- Yêu cầu đọc nhanh nhưng rõ ràng, phát âm chính xác:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
Trách lòng hờ hững với lòng
Lửa hương luống để lạnh lùng bấy lâu.
(Truyện Kiều)
Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa,
vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi
Câu hỏi thi
Câu 1: Anh (chị) hãy viết một chuyên đề tự chọn về các Tình huống:
1. Xây dựng được: “danh sách các câu hỏi” chủ yếu cho phỏng vấn linh hoạt với chủ đề tự chọn:
Phỏng vấn người nông dân về cách làm giàu theo mô hình VAC
Phỏng vấn người nông dân về phát triển mô hình kinh tế trang trại
3. Xây dựng “chuyên đề tư vấn” cho người Nông dân trên cơ sở chuyên môn đã học theo các tình huống tự chọn.
Câu 2: Thi kỹ năng diễn thuyết tại lớp (Chủ đề đóng kịch)
Các Anh (chị) chọn 1 tình huống: “Về nhà người yêu lần đầu tiên”
“Chuyển giao TBKT về lĩnh vực chuyên môn”
Nội dung thi chấm điểm về bài: - Thăm <-----> Hỏi
- Ngôn ngữ lời nói
- ngôn ngữ cử chỉ
- Nội dung kịch bản
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích hai câu châm ngôn:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Lấy dẫn chứng bằng một tình huống cụ thể theo lĩnh vực chuyên môn của mình ?
Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích câu châm ngôn:
Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở
Lấy dẫn chứng bằng một tình huống cụ thể theo lĩnh vực chuyên môn của mình?
Câu 5: Vì sao chúng ta cần rèn luyện phương tiện phi ngôn ngữ ? Hãy phân tích bản chất, nội dung và ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ.
Câu 6: Theo các Anh (Chị) Trong giao tiếp với người nông dân phương tiện giao tiếp nào chiếm ưu thế ? Vì sao?
Câu 7: Sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca, thành ngữ Việt nam hướng dẫn con người nhận biết dấu hiệu bên ngoài khi giao tiếp.
Ví dụ: Tai to mặt lớn
Người khôn con mắt đen xì
Người dại con mắt nửa chì nửa thau
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019
Môn học: Kỹ năng giao tiếp TS. Nguyễn Mai Thơm
Chủ Nhật, tháng 2 03, 2019