Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?
'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...
Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"
Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...
Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt
24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...
CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'
Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...
Trưởng phòng không lương.
Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019
Lớp tập huấn nghiệp vụ CHỤP ẢNH BIÊN TẬP BÁO CHÍ
Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019
Môn học: Kỹ năng giao tiếp TS. Nguyễn Mai Thơm
TS. Nguyễn Mai Thơm
$ 1. Kỹ năng giao tiếp với người dân
1. Khái niệm:
“Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt được . Bất kỳ ai cũng phải học điều đó”
I. CVAPILIC “Lời tâm tình”, NXB Đà Nẵng 1986, trang 25
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc nói chuyện, trao đổi thông tin, tình cảm trong cộng đồng.
Ví dụ:
Kỹ năng CBCC
Kỹ năng Giao tiếp Kỹ năng
kỹ thuật nhận thức
CBKT
Hỏi Sinh viên nằm trong khoảng nào ở giữa hình chữ nhật ?
I. Mục đích và yêu cầu
2. Mục đích:
- Rèn luyện chuẩn mực lời nói trong kỹ năng giao tiếp
- Chuyển ý tưởng của mình đến đối tượng, đúng lúc và đúng cách
- Thông tin gửi đi được hiểu, chấp nhận và thực hiện.
3. Yêu cầu:
+ Sinh viên rèn luyện được tốt các “kỹ năng tiếp cận và giao tiếp” với người dân
II. Nội dung
Là hệ thống các thao tác, hành vi ứng xử, các tư thế, phong cách (bao hàm cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) nhận thức, biểu cảm, tổ chức đời sống cá nhân, cộng đồng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình giao tiếp với cộng đồng thì sử dụng 2 loại ngôn ngữ sau:
Ngôn ngữ lời nói Ngôn ngữ cử chỉ
Hỏi sinh viên lời nói và cử chỉ ngôn ngữ nào quan trọng hơn ?
Theo Albert Mehrabian
Ngôn ngữ Các yếu tố cấu thành Tỷ lệ % tương ứng
Lời nói Nội dung, các từ ngữ, câu 7
Giọng nói Âm lượng, tốc độ, nhịp độ, nhấn mạnh, ngừng.. 38
Cử chỉ Dáng đứng, đi lại, động tác tay, cách nhìn nét mặt 55
Trước khi đi vào nội dung cụ thể, chúng ta tiến hành trò chơi
Ví dụ: Trò chơi cắt mảnh giấy 1/ 4 A4, điểm danh từ 1 đến hết, giới thiệu ghép nhóm 2 người (người thứ nhất + người cuối cùng) ghép cho đến hết. Sau đó mời các nhóm giới thiệu về mình.
Mục đích thể hiện ngôn ngữ cử chỉ và lời nói.
+ Mặt A ghi thông tin tìm hiểu bạn: Sở thích, ước mơ, nguyện vọng...
+ Mặt B vẽ chân dung bạn, giới thiệu xong Thầy thu giấy dán lên bảng.
1. Ngôn ngữ lời nói
Xưa các cụ ta có câu châm ngôn:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Chúng ta có thể sử dụng câu châm ngôn này khi giao tiếp với mọi người được không ?
- Lời nói: Nội dung bài nói, các từ ngữ, câu nói sao cho trong khi nói người nghe dễ hiểu. Ngôn ngữ nói phải đảm bảo tính mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng.
- Giọng nói:
Âm lượng: Nói to, rõ ràng sao cho người nghe có thể nghe được.
Ví dụ âm lượng: “Sao Anh lại tỏ tình bên tai điếc”
Tốc độ: Nói vừa phải không nhanh quá không chậm quá
Nhịp độ: Biết nhấn mạnh, ngừng đúng lúc đúng câu.
Giọng điệu: Sắc thái âm thanh biểu hiện trong ngôn ngữ khi nói
Ví dụ: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập Bác hỏi:
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không”
Phong cách ngôn ngữ nói (phong cách lời nói) là tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện qua giọng điệu, cách phát âm, vốn từ và cách sử dụng từ, ngữ pháp và cách diễn đạt mật độ thông tin tạo ra những ấn tượng trong giao tiếp.
Ví dụ: Phong cách ngôn ngữ nói: Trí tuệ, giàu hình ảnh, châm biếm, khoa học, diễn cảm, hài ước,… Phong cách ngôn ngữ nói qui định sự khác biệt giữa các cá nhân.
Các cách gây thiện cảm khi nói:
- Thành thật chú ý tới người khác
- Giữ nụ cười trên môi
- Biết nghe người khác nói chuyện, khuyến khích họ nói về họ
- Họ thích cái gì thì Bạn nói với họ về cái đó
- Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ
Cần xác định được câu gì phải nói
Nên Câu gì cần nói
Cần Câu gì cần nói
Phải
2. Ngôn ngữ cử chỉ: Các yếu tố của ngôn ngữ thân thể: Hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng, đi lại, trang phục,…
+ Tư thế: Tư thế, là vận động của toàn thân, hướng theo một chủ đích nào đó. Tư thế là một bộ phận quan trọng của các nghi thức (lễ nghi) trong giao tiếp với người xung quanh:
+ Xét theo quan hệ xã hội có 3 loại tư thế:
- Tư thế bề trên (lãnh đạo). Ví dụ: Tư thế ngồi thoải mái đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Tư thế của cấp dưới: Ví dụ: Tư thế ngồi hơi cúi xuống tựa hồ như lắng nghe
- Tư thế ngang bằng bè bạn – bình đẳng
+ Xét theo quĩ đạo vận động của thân thể có các tư thế:
- Nằm, ngồi, quì, khom lưng, thẳng lưng,…
+ Xét theo nội dung tâm lý của tư thế:
- Nịnh bợ, xum xoe
- Hách dịch trịch thượng, bề trên, Đại ca, Anh chị
- Khiêm nhường, cung kính
- Tôn trọng lẫn nhau …
Các nhà hoạ sĩ Trung Quốc đã vẽ trên 6000 tư thế của con người ở các lứa tuổi khác nhau, nghề nghiệp, giới tính, trạng thái tâm lý khác nhau …
Tư thế rất phong phú, là ngôn ngữ tình huống, hoàn cảnh, thực hiện các chức năng giao tiếp.
+ Tư thế đứng:
Trọng lực cơ thể được dồn vào hai gót chân và hai đầu bàn chân.
Với Nam hai gót cách nhau khoảng 30 - 40 cm, với Nữ khoảng bằng 1/ 2 của nam
Tư thế đứng phải thoải mái chủ yếu do vùng khớp hông chi phối, chứ không
phải do cột sống, ngực hay vai. Tư thế đứng phải thoải mái không gò bó.
+ Đi lại:
Ví dụ: Bạn nào mà có dịp về nhà người yêu ra mắt, thì rất dễ nhận thấy về cử chỉ đi lại.
- Phải có mục đích, tránh đi hết chỗ này đến chỗ khác như
“Cọp bị nhốt trong chuồng”, làm phân tán chú ý của người nghe.
- Lúc đầu có thể đứng xa khán giả, rồi tiến dần đến với từng người để lắng nghe và trả lời, để tỏ ra quan tâm đến họ.
- Chỉ dừng lại mỗi chỗ vài giây rồi chuyển sang chỗ khác để tạo không khí sinh động.
- Tránh vừa đi lại vừa nói, nhất là đi giật lùi hay quay lưng lại với người nghe mà tiếp tục nói.
- Nếu thấy có ai lơ đãng, hãy tiến gần người đó, nhóm đó để khiến họ tập trung chú ý trở lại.
- Bước đi thể hiện cảm xúc tự tin hay hối hả, vội vàng, ung dung, khoan hoà, bình thản…
+ Vận động hai bàn tay:
Cử chỉ vận động tay chân thì vô cùng phong phú như: Vộy tay, phẩy tay, che mặt, che mồm, khoát tay, đập bàn, gõ ngón tay, hoặc dơ ngón cái, bắt chéo tay, khua tay, mỗi cử chỉ là một trạng thái xúc cảm
Hỏi SV: Các Nguyên thủ quốc gia khi ra mắt công chúng họ dơ tay chào như thế nào ?
- Mở rộng hai bàn tay và các ngón tay khi bắt đầu nói để tỏ ra tự tin và tôn trọng người nghe.
- Để ngửa lòng bàn tay và khép các ngón tay khi làm các động tác và nói, đừng chắp tay, khoanh tay.
- Thả lỏng hai vai và cánh tay mình, đừng khép chặt vào thân, để tạo ra các cử chỉ lịch thiệp và tự tin.
Các loại thao tác cơ bản của bàn tay:
- Phác hoạ một hình ảnh tượng trưng để minh hoạ khi nói.
- Tạo nhịp điệu đồng thời với nhịp điệu của lời nói.
- Luôn thay đổi, đừng lặp đi, lặp lại nhiều lần một kiểu thao tác.
- Tránh chỉ tay như ra lệnh, như thế là chỉ trích người nghe, gây mất cảm tình.
- Luôn kiểm soát được các động tác tay, đừng vung vẩy hai cánh tay như quả lắc đồng hồ, đồng thời cố tránh “không biết để tay vào đâu”.
- Đừng vỗ tay để nhấn mạnh điều gì cần nói, đừng đập tay vào thân mình trừ khi cố ý để biểu thị điều gì đó cần thiết.
- Đừng vuốt tóc, gãi đầu, vuốt mặt, lau kính sửa lại quần áo, trừ khi thật cần thiết.
+ Cách nhìn
Vẽ hình người hỏi Sinh viên khi nói chuyện nhìn vào vị trí nào ?
Cách nhìn được phối hợp vận động của trán, lông mày, mi mắt. Lông mày nhíu lại, biểu hiện một suy nghĩ, hoàn cảnh có vấn đề, chưa nhận thức được một sự kiện, một hiện tượng nào đó.
Phản ứng mắt liếc nhìn, dõi theo, đưa mắt, đờ đẫn, …mi mắt mở to (ngạc nhiên hoặc sợ hãi) mi khép lại biểu hiện sự thoã mãn nhu cầu.
+ Cách quan sát học trò của cán bộ giảng dạy:
- Với nhóm nhỏ phải để mắt lần lượt từng người một.
- Với nhóm lớn, phải để mắt lần lượt đến từng nhóm nhỏ một.
- Chỉ nhìn vào mỗi người trong 2 - 4 giây. Ví dụ SV quay cóp bài.
- Nếu nhìn chằm chằm quá lâu là mất lịch sự, hoặc có tính khiêu khích.
- Nếu chỉ để mắt quá ngắn chứng tỏ bạn bực mình hoặc mất tự tin.
- Chọn lúc thích hợp để rời mắt khỏi đối tượng và nhìn vào vùng miệng hơn là vùng trán của người đó thì tỏ ra thân mật hơn.
Hỏi SV: Có bao giờ giáo viên giảng bài nhìn lên trần nhà không ?
+ Nét mặt: Nét mặt có 2 phần:
phần động (mắt, miệng, bờ mi, trán,) thường vận động theo sự kích thích của đối tượng hoàn cảnh cụ thể.
phần tĩnh là sự phân bố các bộ phận trên khuôn mặt - chúng hợp thành nét mặt chung khi gặp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp như:
Mặt lạnh như tiền, mặt đằng đằng sát khí.
Trong quá trình giao tiếp nét mặt:
- Thay đổi cho thích hợp đối với từng lời nói, cử chỉ và từng loại đối tượng khác nhau.
- Luôn tươi cười trong mọi tình huống là quy luật quan trọng nhất cần ghi nhớ.
- Kết thúc một câu trả lời, giải thích, phần giảng bằng một nụ cười tươi rồi hãy rời khỏi người nghe, hay trở về bục giảng.
- Hết sức tránh mọi nét mặt cau có, đăm chiêu, lạnh nhạt gây khó chụi cho sinh viên khi giảng bài.
+ Môi, miệng (bao gồm cả lưỡi và răng) Thể hiện sự biểu cảm rõ nét khi mỉm cười, giận giữ mím miệng hoặc nghiến răng bậm môi…
+ Cầm tài liệu trong tay:
- Tuỳ hình thức, tầm quan trọng của bài nói, nên có một bản tóm tắt ngắn gọn trong tay để tăng thêm sự tự tin và tỏ ra tôn trọng người nghe, nhất là để tránh những phút lúng túng đột xuất có thể xảy ra.
- Không cầm cả một tờ giấy hay phiếu ghi to mà có thể gây ra tiếng sột soạt
khó chịu, hãy dùng một tờ giấy nhỏ để ghi tóm tắt các trọng điểm.
- Đừng cầm tài liệu bằng cả hai tay, chỉ cầm bằng một tay, dành một tay để làm động tác cần thiết, như thế tỏ ra tự chủ hơn.
- Đừng chuyển tài liệu từ tay này sang tay kia trong khi nói, khiến người nghe mất tập trung chú ý.
- Đừng cuộn tài liệu thành cái ống rồi vung vẩy nó khi nói, khiến người nghe nhìn thấy mà bực mình.
- Thỉnh thoảng nhìn vào từng phần của tài liệu trước khi nói, dù bạn tự thấy không cần thiết, để tỏ ra tôn trọng người nghe và không để sót trọng điểm nào.
+ Trang phục trong giao tiếp (Đói cho sạch rách cho thơm)
Từ lâu trang phục, y phục đã được con người sử dụng trong giao tiếp, đặc biệt người lạ (chưa quen biết). Tục ngữ ta có câu: Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo. Trang phục bao gồm: Quần, áo, mũ, nón, thắt lưng, giầy, dép và đồ trang sức…
Trang phục trong giao tiếp cần được thể hiện qua các đặc trưng:
+ Kiểu (mô đen): Giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội dân tộc…
+ Sắc mầu: Thay đổi theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc, cá nhân.
Yêu cầu trong quá trình tiếp cận với người nông dân
- Quần áo chỉnh tề, màu sắc trang nhã hài hoà, đơn giản, không loè loẹt sặc sỡ, làm phân tán sự chú ý của người nghe, phù hợp với đối tượng và phong tục tập quán của địa phương.
$ 2. Kỹ năng diễn thuyết
I. Kỹ năng giao tiếp:
1. Bản chất:
“Bản chất là một hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hoà hợp lý sao cho người đối thoại tiếp nhận được và hiệu quả cao nhất”
2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp
Theo V.P. Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếp cho rằng để có năng lực giao tiếp cần có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp
- Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng nghe và biết lắng nghe
- Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi
- Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, gọn, mạch lạc
- Linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp
- Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
• Kỹ năng định hướng giao tiếp
Nhờ sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm ngữ điệu, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác,…mà phán đoán tâm lý bên trong của chủ thể.
Định hướng giao tiếp bao gồm các kỹ năng:
- Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói
- Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách
- Định hướng trước khi tiếp xúc: Đó là thói quen cần thiết trước khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào. Cổ nhân đã dạy: “Biết người biết mình trăm trận, trăm thắng”
• Kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài:
Những dấu hiệu bên ngoài: Chiều cao, dáng, đầu tóc, răng, miệng, tay, chân, trang phục, …giới tính lứa tuổi. Dấu hiệu tổng quát: Tính cách, cảm xúc, tình cảm, đạo đức…
• Kỹ năng định vị:
Kỹ năng định vị, thực chất là khả năng xây dựng mô hình hoá tâm lý phác thảo chân dung nhân cách.
• Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm
Điều chỉnh, điều khiển diễn ra rất phức tạp và sinh độngtrong quá trình giao tiếp. Bởi lẽ rất nhiều thành phần tâm lý tham giảtước hết là hoạt động nhận thức, tiếp theo làthái độ rồi đếnhành vi ứng xử. Sự phối hợp của ba thành phần này phải nhịp nhàng, hợp lý.
+ Kỹ năng quan sát bằng mắt:
Cần phát hiện ánh mắt những thay đổi về cử chỉ, điệu bộ, màu sắc,..trên nét mặt.
Những dấu hiệu ngượng ngùng, rụt rè, không ăn nhập, miễn cưỡng, không hợp lý,loạn nhịp điệu,… đều chứa đựngmột ý muốn thầm kín trong sâu thẳm của đối tượng giao tiếp.
+ Kỹ năng xử lý thông tin
+ Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển.
I. Nguyên tắc chung
1. Nói to và rõ ràng sao cho mọi người có thể nghe và hiểu
2. Tránh những hành vi gãi đầu, nghịch bút, kéo sửa quần áo...
3. Có những cử chỉ hợp lý để nhấn mạnh những ý chính.
4. Lên xuống giọng phù hợp để tránh nhàm chán.
5. Nói vừa phải không nhanh quá, không chậm quá.
6. Không kể những chuyện quá dài
II. Cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi làm sao để có thể:
1. Thu thập được nhiều thông tin
2. Giới thiệu buổi thảo luận
3. Biết được những quan điểm khác nhau
4. Đánh giá được nhận thức của từng người
5. Dẫn tới quyết định hành động
Tình huống làm quen ban đầu:
Trong kinh nghiệm đời sống thường nhật của nhân dân ta có câu:
Quen nhau tin dạ
Lạ tin quần áo
Nhận thức cảm tính là hạt nhân của giai đoạn này, khi chưa quen biết, những thông tin về nhận thức cảm tính như dáng người, nét mặt, đôi mắt, y phục là rất quan trọng khi tiếp cận.
Ví dụ: Chào hỏi Ví dụ các tình huống: - Gặp nhau làm quen
Thăm hỏi trên tàu xe về quê ?
Dạm hỏi
ăn hỏi - Chào nhưng mà hỏi
Cưới hỏi (Bác ăn cơm chưa)
Không thèm hỏi
Toà hỏi.
+ Muôn sự tại câu hỏi: Nếu hai người đặt câu hỏi giỏi thì cuộc nói chuyện kéo dài.
Ví dụ: Hai bạn đi chơi biết đặt câu hỏi giỏi thì nói không hết chuyện, khi ra về còn luyến tiếc.
Hai bạn không biết đặt câu hỏi không nói gì thì lại nghĩ:
“Im lặng là đỉnh cao tuyệt đối của âm thanh”
Chú ý: Hỏi kém tức là tư duy kém ?
Câu hỏi đóng
Câu hỏi mở
1. Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có câu trả lời: có - không, đúng hoặc sai.
Ví dụ: Nhà em có trồng cây ăn quả không?
Em có phải là lớp trưởng không?
Cần hạn chế dùng câu hỏi đóng khi phỏng vấn người nông dân
Đặc biệt là dùng nhiều câu hỏi đóng từ 2 -3 -n câu.
+ Ưu điểm: Dễ xử lý thông tin
+ Nhược điểm: Thông tin thu không được đầy đủ trong các tình huống phát sinh.
2. Câu hỏi mở:
Là loại câu hỏi có từ hỏi đặt ở đầu câu hay cuối câu: Bao giờ? Khi nào? Vì sao? Tại sao ? ..... Câu trả lời tuỳ thuộc tình hình thực tế, từ suy nghĩ và nhận thức của người được hỏi.
+ Ưu điểm: Câu hỏi mở giúp người hỏi thu thập được nhiều thông tin. Thông tin thu được đầy đủ trong các tình huống phát sinh.
+ Nhược điểm: Nhiều tình huống khó xử lý thông tin
Ví dụ: Thời tiết hôm qua như thế nào ?
Quan niệm anh (chị) thế nào gọi là một tình yêu đẹp?
Theo Anh (chị) ruộng lúa này năng suất thấp vì sao?
Ví dụ: Trò chơi: Chia hai nhóm ở lớp phát mỗi người hai tờ giấy viết về đề tài tình yêu, một tờ ghi câu hỏi một tờ ghi câu trả lời. Mời đại diện nhóm lên đọc câu hỏi và câu trả lời.
3. Câu hỏi tình huống: Là một loại câu hỏi về một tình huống cụ thể.
Ví dụ
- Nếu bố mẹ không gửi tiền cho bạn thì bạn phải làm gì?
- Về với nông dân hỏi: Nếu lúa của bác bị bệnh đạo ôn bác phải làm gì?
- Nếu người yêu bạn đi chơi với 1 bạn khác giới, thì bạn phải làm gì?
- Bạn sẽ làm gì khi tình yêu không theo mình
4. Câu hỏi dẫn: Là loại câu hỏi mà câu trả lời đã được dẫn ra, người trả lời được gợi ý và phải lựa chọn.
Ví dụ: Gia đình ta trồng cây ăn quả thì Anh trồng Xoài, nhãn, vải, hồng, hay cam quýt ?
- Trong các giống lúa được trồng ở địa phương thì giống nào năng suất nhất ?
- Trong các cây ăn quả: Xoài, táo, ổi, vải, ...Cây nào là cây chủ lực trong vườn của gia đình ?
5. Câu hỏi lựa chọn: là loại câu hỏi có suy nghĩ và chọn lọc thông tin mới trả lời.
Ví dụ: - Trong lớp mình ai là người trẻ nhất ?
- Trong lớp mình ai là người trẻ nhất xinh nhất ?
6. Câu hỏi kép: Có nhiều ý trả lời trong một câu
Ví dụ: Ngày mai Anh về quê ở Nghệ an phải không, khi ra trường Anh nhớ mua bánh Cuđơ cho em nhé.
Không hỏi người nông dân nhiều ý, không nên quá 2 ý hỏi.
Trong câu hỏi kép lồng 1 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở.
7. Câu hỏi trực tiếp: là câu hỏi đặt ra cho một người, câu hỏi này dùng để kiểm tra, tạo không khí thảo luận đưa người mơ mộng vào đúng chủ thể.
Ví dụ: Xin mời Em: Theo Em thì giống Hoa Phong Lan có được trồng phổ biến trong sản xuất không ?
8. Câu hỏi tổng thể: Là loại câu hỏi đặt cho cả lớp , hoặc cả nhóm.
Ví dụ: Chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật cấy lúa 1 rảnh cho sản xuất đại trà được không?
* Lưu ý khi đặt câu hỏi:
- Để một khoảng thời gian nhất định cho người trả lời suy nghĩ và tìm câu trả lời.
- Khi hỏi quá khó thì chẻ nhỏ câu hỏi ra.
* Tóm lại: điều quan trọng là biết sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi, đúng tình huống, đúng mục đích, đúng chuyên môn trong quá trình giao tiếp.
III. Thế nào là giao tiếp tốt
- Nghe chăm chú
- Thể hiện qua nét mặt
- Giả định, địn kiến
- Thoải mái trao đổi ý kiến
- Tự tin - Được lắng nghe
- Âm sắc giọng nói
- Cách hiểu thông tin khác nhau
- Sự khác biệt tuổi tác và văn hoá
- Sự tiếp nhận và trả lời các phản hồi.
Hỗ trợ giao tiếp Khuyến khích: “ Vâng; xin mời tiếp tục; cảm ơn...”
Trao đổi ý kiến, gợi ý không nói với họ phải làm gì
Để thời gian để mọi người có thể trả lời câu hỏi khó, động viên nếu người đó cảm thấy không tự tin.
Những cản trở trong giao tiếp
- Tỏ ra rất mạnh mẽ
- Không nhạy cảm và quá sắc sảo
- Giọng nói cao hoặc có tính phê phán, chê bai
- Nói quá nhỏ hoặc quá to
- Nói nhanh quá
- Đổi chủ đề
- Phê phán mọi người
- Không cho câu chuyện của họ là nghiêm túc.
$3. Giới, giới tính và cách tiếp cận với người dân
I. Giới
Là mối tương quan giữa địa vị xã hội của phụ Nữ và Nam giới trong một bối cảnh xã hội nhất định.
- Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện, các yếu tố xã hội quy định vị trí, chức năng của mỗi giới trong một môi trường cụ thể.
Ví dụ: Hồi bé đi cắt tóc chỉ có đàn ông cắt, bây giờ cắt tóc chủ yếu là phụ nữ.
Giới
Giới tính
II. Giới tính:
là sự khác nhau về mặt sinh học giữa đàn ông và đàn bà đó là đặc điểm tự nhiên không thay đổi.
- Sự khác nhau được thể hiện ra thành sự cấu tạo cơ thể, thể chất của mỗi con người.
* Vì sao cần quan tâm đến giới tính trong việc tiếp cận: (hỏi Sinh viên)
Trong bất kỳ một chương trình nào, muốn giao tiếp tốt người nông dân cần chú ý giới và giới tính, nếu không quan tâm đến vấn đề giới và giới tính kết quả sẽ là:
+ Không bền vững:
Vì đàn ông thường được đi đào tạo, tập huấn, trong khi đó chính người phụ nữ đảm nhận công việc đó.
+ Không bình đẳng:
Phụ nữ là người làm việc lại không được đào tạo, tập huấn.
Ví dụ: Trong một hội trường tập huấn người phụ nữ thường ngồi ở vị trí nào
(vẽ hình hỏi Sinh viên)
Phụ nữ: - Hay ngồi dưới
- Gần cửa ra vào
- Tụ vào nhau
- Hay nói chuyện
Lý do: - Tự ti
- Nhút nhát
- Khiêm nhường
- Bận nhiều việc
- Lâu ngày gặp lại
* Vì sao cần quan tâm đến giới:
Phụ nữ và nam giới có: - Nhu cầu ưu tiên khác nhau
- Các kỹ năng chuyên môn khác nhau.
- Cách tiếp cận và quản lý nguồn lực khác nhau.
- Cách đánh giá phân tích khác nhau.
- Phụ nữ thường quan tâm đến đời sống hàng ngày chăm sóc con cái nhiều hơn nam giới.
* Khi tiếp cận cần chú ý:
- Ví dụ chương trình quy hoạch vườn trồng cây ăn quả nên mời đàn ông
- Chương trình chăm sóc lúa, cấy lúa mời phụ nữ.
* Vị trí và ý kiến của Nam và Nữ trong các cuộc họp:
Hỏi Sinh viên ?
* ý kiến của phụ nữ tham gia
- Số lượng
- Chất lương
- Mức độ tôn trọng, thái độ lắng nghe
Tóm lại: Hiểu khía cạnh giới và giới tính để phỏng vấn sao cho thu được nhiều thông tin nhất phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành.
$4. người nghèo và cách tiếp cận
I. Người nghèo:
1. Nhận xét chung đặc điểm của người nghèo
- Mặc cảm
- ít có cơ hội giao tiếp
- Lép vế
- Thiếu tự tin
- Hiểu biết hạn chế
Vì vậy, khi giao tiếp với người nghèo cần phải:
- Thông cảm
- Cởi mở
- Hoà đồng
- Đơn giản
- Chân thành
Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật là cơ sở tiếp cận tốt với người nghèo
Ông cha ta từ lâu đã nói: Thương người như thể thương thân
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài
2. Kiến thức của người dân
Khái quát chung - Thông minh, sáng tạo công cụ sản xuất.
- Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
- Cần cù trong lao động
- Kiến thức phù hợp với điều kiện địa phương.
- Kiến thức luôn luôn biến đổi
- Được sử dụng qua vài thế kỷ
Châm ngôn: Một người dân có thể là học trò của ta
Ba người dân có thể là người Thầy của ta
Tiếp cận với người dân cũng là cách học:
Học mót Học lỏm
Học vẹt Học tủ
Học gạo Học đòi
Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở,
+ Đối với người dân làm sao người ta đang học nhưng lại không phải học, đó là cách học của người lớn.
+ Muốn học hỏi được kiến thức người dân địa phương chúng ta cần phải biết cách lắng nghe và quan sát.
Ví dụ: Mời 1 Sinh viên đứng dậy hỏi xin lỗi Em, Em đã mua cái áo này được bao nhiêu năm rồi?
Trên áo anh có bao nhiêu khuy?
Tại sao trả lời sai: vì không để ý, những cái đơn giản không để ý thì sẽ không tiếp thu được.
Cầu thang lên giảng đường, ngày nào cũng đi qua nhưng nếu không để ý thì sẽ không biết được có bao nhiêu bậc.
* “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Đi về địa phương có rất nhiều vấn đề để học
Người dân đóng các cọc tre con cao hơn mặt đất 5 cm để Trâu, Bò đi không làm lở mương.
Tóm lại: Hiểu biết tâm lý người nghèo và kiến thức người dân, để tiếp cận và giao tiếp với người dân được tốt hơn.
$5. Kỹ năng lắng nghe và quan sát
1. Kỹ năng lắng nghe:
( Muốn học hỏi được kiến thức người dân cần phải biết cách lắng nghe và quan sát)
Kỹ năng lắng nghe
+ Gián tiếp:
Ví dụ: Trò chơi nghe điện thoại lấy 2 người ở 2 đầu dây điện thoại. Tập huấn cách nói điện thoại
- Khi lắng nghe gián tiếp phải có “phản hồi” như vâng ạ, dạ, ừ, được, tốt, ok..
Ví dụ: Nhiều công ty khi tuyển nhân viên. Nghe điện thoại là 1 chỉ tiêu thi tuyển.
Minh vượng trả lời điện thoại: Ông chồng đi làm về căn dặn vợ, nếu có ai gọi anh nhớ nói anh không có nhà. Quả nhiên vừa nói xong thì chuông điện thoại reng reng....Vợ chào hỏi xong thì trả lời Anh nhà em có nhà đấy! Ông chồng đang ngơ ngác ngạc nhiên, thì bà vợ nói điện thoại của Em đấy.
Anh nhà Em có nhà để Anh đừng đến
+ Trực tiếp:
- Khi tiếp chuyện cần lắng nghe chăm chú.
- Chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ của người nói.
Hỗ trợ trong giao tiếp bằng cử chỉ
- Gật đầu
- Giao tiếp bằng mắt, nhưng không nhìn quá chăm chú.
- Tư thế thoả mái, không khoanh tay trước ngực
- Tỏ ra gần gũi nhưng không vượt quá giới hạn
- Nhìn người tiếp chuyện, không ngoảnh mặt đi chỗ khác
- Không kiên nhẫn, nhìn đồng hồ, sốt ruột.
2. Kỹ năng quan sát:
(Khi đi thực tế cần phải chú ý quan sát mới học hỏi được nhiều)
Kỹ năng quan sát
Khai thác kiến thức của người dân địa phương thông qua:
+ Quan sát công cụ sản xuất của dân.
Ví dụ: Trò chơi; chia cả lớp thành 3 đến 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to Ao vẽ tất cả kiến thức, kinh nghiệm của địa phương (vẽ các dụng cụ phục vụ cho lao động và đời sống). Sau đó nhóm trưởng lên bảng giới thiệu các hình vẽ.
Từ đó chúng ta thấy với mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau thì công cụ sản xuất cũng khác nhau, đều do sáng kiến của người dân địa phương. Đặc biệt là các công cụ đó đều sử dụng vật liệu của địa phương.
Ví dụ: - Dân biển có cà kheo.
- Người miền trung có cần chăn trâu
- Dân đầm lầy có tấm ván trượt (hình vẽ)
- Máy phát điện đặt trên bè.
- Con dao quắm.
Lưu ý:
- ở đâu cũng có kiến thức địa phương, đi đâu cũng học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích.
-Tại sao phải vẽ ? Vì khi vẽ là quan sát cụ thể, quan sát kỹ, như thế chúng ta mới học cặn kẽ những kiến thức của địa phương.
Khi đó, chúng ta mới truyền bá kinh nghiệm của người dân này đến người dân khác được.
3. Thăm hỏi gia đình
Trước khi đến người nông dân thực hiện 1 chương trình tư vấn,
cần phải thăm <===> hỏi gia đình
Thăm hỏi gia đình
Cho sinh viên đóng kịch (nội dung tư vấn cho gia đình). Chia lớp thành ba nhóm sau đó đóng vai hai vợ chồng nông dân và các cán bộ kỹ thuật đến phỏng vấn và tư vấn cho gia đình (cho hội ý 15 phút).
Trước khi đóng kịch giới thiệu nội dung và trình bày kịch bản.
Sau mỗi vở kịch rút kinh nghiệm
Chú ý: Thăm hỏi gia đình.
Thăm <==> Hỏi
Thăm: Bắt đầu từ cái nhìn thấy cụ thể.
Hỏi: Trên cơ sở đã nhìn thấy, đã nghe được.
Quá trình tư vấn: có 3 bước cần thiết:
1. Hỏi, sau đó đi thăm quan xem người dân đã biết gì? làm gì?
2. Từ cơ sở đã biết, bổ xung thêm những điều chưa biết
3. Xem người dân có khả năng thực hiện được quá trình tư vấn không.
Chú ý Không nên phê phán, nên hỏi tại sao lại làm như thế? Sau đó, từ cơ sở đó tiến hành tư vấn.
Cuối buổi phát giấy đề nghị học sinh viết những ấn tượng về môn học.
Ngôn ngữ lời nói Giới tính Động não
Ngôn ngữ Cử chỉ Người nghèo Trò chơi
Câu hỏi đóng Kỹ năng lắng nghe Thảo luận
Câu hỏi mở Kỹ năng quan sát Trình bày
Giới Thăm hỏi gia đình Đóng Kịch
Phương thuốc chữa bệnh nói ngọng
- Yêu cầu đọc nhanh nhưng rõ ràng, phát âm chính xác:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
Trách lòng hờ hững với lòng
Lửa hương luống để lạnh lùng bấy lâu.
(Truyện Kiều)
Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa,
vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi
Câu hỏi thi
Câu 1: Anh (chị) hãy viết một chuyên đề tự chọn về các Tình huống:
1. Xây dựng được: “danh sách các câu hỏi” chủ yếu cho phỏng vấn linh hoạt với chủ đề tự chọn:
Phỏng vấn người nông dân về cách làm giàu theo mô hình VAC
Phỏng vấn người nông dân về phát triển mô hình kinh tế trang trại
3. Xây dựng “chuyên đề tư vấn” cho người Nông dân trên cơ sở chuyên môn đã học theo các tình huống tự chọn.
Câu 2: Thi kỹ năng diễn thuyết tại lớp (Chủ đề đóng kịch)
Các Anh (chị) chọn 1 tình huống: “Về nhà người yêu lần đầu tiên”
“Chuyển giao TBKT về lĩnh vực chuyên môn”
Nội dung thi chấm điểm về bài: - Thăm <-----> Hỏi
- Ngôn ngữ lời nói
- ngôn ngữ cử chỉ
- Nội dung kịch bản
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích hai câu châm ngôn:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Lấy dẫn chứng bằng một tình huống cụ thể theo lĩnh vực chuyên môn của mình ?
Câu 4: Anh (chị) hãy phân tích câu châm ngôn:
Học ăn, Học nói, Học gói, Học mở
Lấy dẫn chứng bằng một tình huống cụ thể theo lĩnh vực chuyên môn của mình?
Câu 5: Vì sao chúng ta cần rèn luyện phương tiện phi ngôn ngữ ? Hãy phân tích bản chất, nội dung và ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ.
Câu 6: Theo các Anh (Chị) Trong giao tiếp với người nông dân phương tiện giao tiếp nào chiếm ưu thế ? Vì sao?
Câu 7: Sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca, thành ngữ Việt nam hướng dẫn con người nhận biết dấu hiệu bên ngoài khi giao tiếp.
Ví dụ: Tai to mặt lớn
Người khôn con mắt đen xì
Người dại con mắt nửa chì nửa thau
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
Giới thiệu về ca dao Việt Nam.
I. Mở bài
Ca dao ra đời từ rất sớm và lưu truyền cho đến ngày nay. Ca dao đã thấm vào ta qua những làn điệu quê hương gần gũi, thân quen. Nhà thơ Nguyễn Duy giãi bày niềm xúc cảm của mình:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Cũng với lời thơ tha thiết, nhà thơ Vũ Quần Phương viết:
Mai này con lớn con khôn
Chân đi muôn dặm - con còn nghe ru
Những lời ru thắm thiết, đậm chất trữ tình trên chính là ca dao.
II. Thân bài
1. Định nghĩa.
Ca dao là một trong những thể loại chủ yếu của nền văn học dân gian Việt Nam. Đó là những sáng tác trữ tình dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã hội. Dựa vào cung bậc tình cảm ấy ca dao được chia làm 3 loại.
2. Phân loại và nội dung.
2.1. Là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi.
Trong suốt chiều dài lịch sử, khắp chiều rộng không gian đất nước, đâu đâu cũng đều vang lên những câu ca về cảnh núi rừng hùng vĩ, cảnh non xanh nước biếc, những sản vật phong phú của mỗi miền:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra.
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Hội An bán gấm, bán điều
Khiêm Bồng bán vải, Trà Nhiêu bán hàng
Lụa này thật lụa Cố Đô
Chính tông lụa cống các cô hay dùng
Ca dao nói về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi rất trong sáng, hồn nhiên, tha thiết:
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Mỗi đêm thắp một đèn trời
Cầu cho cha mẹ ở đời với con.
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.
Đôi ta như thể con ong
Con quấn, con quýt, con trong, con ngoài.
Trong ca dao yêu thương, tình nghĩa hiện lên hình ảnh con người Việt Nam lạc quan, yêu đời, cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhân ái, vị tha, giàu đức hi sinh trong quan hệ giữa người với người... Ca dao thể hiện những phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam và hướng con người Việt Nam đến cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc sống.
2.2. Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức:
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
Đặc biệt là tiếng than của người phụ nữ chịu nhiều bất công do chế độ nam quyền và lễ giáo phong kiến gây ra:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi.
Cảnh tảo hôn, đa thê, gả bán, ...:
Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi xong lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm có chùi chân thì chùi.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi, cho tôi mượn gàu sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.
Than mà phản kháng, người dân lao động khi khổ thì cất tiếng than nhưng không bao giờ để mất niềm tin.
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
2.3. Ca dao hài hước châm biếm: Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu hay những người đáng cười trong xã hội:
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Cái cò là cái là quăm
Mày hay đánh vợ tối nằm với ai
Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô.
Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
3.Nghệ thuật
Ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn. Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa:
Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như dâu nhớ tằm.
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đường xa thì mặc đường xa
Nhờ mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình
Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, ...
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.
III. Kết bài
Chúng ta đã đi qua hành trình ca dao Việt Nam đẹp đẽ, để rồi ca dao vẫn khắc dấu trong tâm hồn mỗi chúng ta. Phải biết yêu câu ca dao, thương lời ru của mẹ, hát những khúc dân ca chân chất, ngọt ngào để thêm yêu Tổ quốc mình, để vươn ra văn hoá toàn cầu mà giữ vững bản sắc dân tộc Việt.
---------- HẾT ----------
CHUYỆN CẦN PHẢI KỂ Hoàng Lê
Hoàng Lê
Một lần, bên ly cà- phê sáng, đang tản mạn chuyện đời, anh bạn tôi bỗng quay lại chuyện nghề. Với một giọng nói rất nhỏ- như chỉ muốn cho người ngồi đối diện vừa đủ nghe, anh bắt đầu kể….
“Lâu rồi, cũng đã ba bốn năm, cũng một buổi sáng cà-phê như thế nầy, đang ngồi với mấy anh em trong khoa ở một quán cóc trước cổng trường, bỗng có một người đàn ông bán vé số vào mời mua vé. Sau một lời mời bật ra từ thói quen, người đàn ông ấy đứng nép vào một góc và lắng nghe câu chuyện nghề nghiệp của chúng tôi như một người hóng chuyện. Ông đứng đấy khá lâu nhưng chúng tôi cũng không hề để ý bởi đang say chuyện và cũng vì sự có mặt của những người như ông ở chốn đông người đã là hình ảnh không lạ trong cái cảnh mưu sinh nhọc nhằn của những người thiếu may mắn ở thành phố nầy. Tôi ngạc nhiên khi nghe một lời đề nghị từ người đàn ông luống tuổi ấy, ông vừa nói vừa đút xấp vé số vào túi xách như muốn chứng minh những điều mình sắp nói ra không liên quan gì đến chuyện mua bán cả
- Biết các thầy dạy học ở trường nầy, tôi xin hỏi một câu liệu có được không ạ?
- Mấy câu cũng được bác ơi, chúng tôi đang rất rảnh đây- anh bạn tôi xởi lởi
Tôi liền cảnh giác, kinh nghiệm nghề nghiệp mách bảo tôi rằng đây không phải chuyện tầm phào, dẹp chuyện mua bán lại để nói chuyện với các thầy chắc không phải là chuyện phiếm. Kéo chiếc ghế mời bác ấy ngồi, tôi tỏ ý muốn và đã sẵn sàng lắng nghe. Bên tai tôi không phải là giọng nói rụt rè của người phận thấp, cũng không có vẻ gì là câu hỏi của người muốn biết, cái giọng hỏi khiêm tốn nhưng dường như muốn tranh luận
- Theo thầy, điều gì là khó nhất trong nghề dạy học?
Thú thật, tôi không thể giấu một thoáng bối rối bởi những câu hỏi lâu nay mình thường nghe không phải vậy. Học trò tôi vẫn thường hỏi những câu khuôn mẫu đại loại như: đâu là ý nghĩa cao đẹp của nghề dạy học, đâu là hạnh phúc của người thầy giáo?... và đáp án đúng thì luôn có sẵn . Tôi liền huy động chữ nghĩa vốn không nghèo của một nhà khoa học, huy động cả những kinh nghiệm nghề nghiệp mấy mươi năm dạy học để đáp lời bác ấy. Tôi càng nói càng say- không phải là sách vở nữa mà rất thật lòng: khó nhất của người thầy là phải luôn mẫu mực, phải luôn là tấm gương, lời thầy, việc làm của thầy là khuôn vàng thước ngọc- mặc dầu thầy cũng là một con người bình thường, cũng cần có một cuộc đời khi rời bục giảng, thầy cũng muốn có những ham muốn rất đời sau những giờ hết cầm phấn trắng và những trang sách- người ta thường ví người thầy là kỹ sư tâm hồn mà việc thiết kế những tâm hồn không cho phép thầy sai; cái khó nữa của người dạy học là phải luôn thương yêu học trò của mình.
Chỉ đợi có vậy, bác ấy liền cắt ngang lời tôi:
- Nhưng thầy thương nhất học trò nào?
- Đương nhiên là tất cả, không phân biệt giàu nghèo !
- Mà hạng học trò nào cần thương nhất vậy thầy?
- Các em con nhà nghèo khó.
Nói xong câu nầy, tôi chờ đợi một nụ cười mãn nguyện và biết ơn về sự đồng cảm trên khuôn mặt người bố của những đứa học trò nghèo – bởi tôi cũng từng là học sinh nghèo học giỏi. Nhưng điều tôi chờ đợi đã không đến, trên gương mặt người đàn ông bán vé số dạo thoáng một nỗi thất vọng. Tôi đã nói điều gì sai chăng? Hay có điều gì khi nói mình chưa tế nhị làm bác ấy chạnh lòng? Để giải tỏa băn khoăn,đến lượt mình, tôi hỏi lại bác:
- Vậy theo bác, cái khó nhất của nghề dạy học, khó nhất với người thầy là gì vậy?
- Là biết thương, thương được học trò dốt.
Tôi thật sự bất ngờ trước một đáp án lạ, hình như mình chưa đọc được ở các giáo trình sư phạm, cũng chưa một lần nghĩ tới; đáp án có hai vế nối nhau bằng chữ “thương” : biết thương và thương được- một cặp gắn kết giữa hiểu biết và năng lực, giữa nhận thức và tình cảm, nói cho có chữ nghĩa đó là một cặp phạm trù thống nhất trong nhân cách người thầy giáo , những người thuyết phục học trò bằng sự thấu hiểu và cảm hóa họ bằng tình thương. Tôi sính lý luận nên không nhận ra những điều giản dị nhất. Con người nghèo khó với những suy nghĩ giản dị ấy kể chuyện mà như đang thầm thì trút cả nỗi niềm bên tai tôi:
- Thầy ạ! Đứa con tôi không được thông minh, cũng không được giỏi giang như một số bạn trong lớp. Cha nó thất học từ nhỏ nên không truyền cho nó được chữ nghĩa phải không thầy? ăn uống kham khổ, sách vở thiếu thốn nên chậm hiểu , học dốt. Chiều qua , khi đi học về , nó buồn ra mặt , gặng hỏi cháu mới nói: “chiều nay con được điểm 6 tưởng được cô khen- môn nầy cháu chưa bao giờ đượ điểm 5- cô chỉ khen các bạn điểm cao thôi” . Khó quá phải không thầy? cô giáo đâu có sai phải không thầy? Nhưng tôi thì thương con quá cả đêm không ngủ được.
Lời người cha là cả một nỗi niềm tha thiết muốn được cảm thông và chia sẻ. Như đã nói được những điều đã suy tư cả một đêm qua, người bán vé số vội chào chúng tôi và bước nhanh ra đường.
Tôi lặng nhìn theo chiếc bóng đổ dài trong nắng mai như một dấu chấm than cứ lay động trên hè phố của người cha tảo tần có đứa con học dốt…”
Anh bạn tôi- một tiến sĩ khoa học, một giảng viên chính mấy mươi năm ở một trường đại học lớn- kết thúc câu chuyện bằng một nụ cười đã héo hơn một nửa trên môi mà không một lời bình luận nào.
Sau cái đêm không ngủ của người cha bán vé số chắc hẳn là đêm ngủ không ngon giấc của anh bạn tôi. Và đêm hôm ấy đến lượt tôi khó ngủ, tôi nhớ lại những con số thống kê về chất lượng giáo dục mà mình đọc được trong năm học qua. Nói nôm na là học trò dốt, còn gọi theo cách của ngành giáo dục là học sinh yếu kém. Con số ấy không phải quá lớn và không gợi được niềm vui vì thế đôi lúc trở nên mờ nhạt trong sự vô tình, nhưng nỗi buồn của đứa học trò cảm thấy mình như chiếc bóng mờ trong lớp và cái đêm không ngủ của người cha thương con thì lại là hình ảnh đậm nét trong câu chuyện kể của bạn tôi. Có phải trong những tổng kết, báo cáo, trong những câu chuyện nghề nghiệp chúng ta nói nhiều, nói say sưa về những học sinh giỏi, về những số liệu ở cực trên trong bảng xếp loại và lướt nhanh những con số không vui ở cực dưới. Điều ấy không có gì sai nhưng quả thực có cái gì đó chưa ổn. Hơn bất cứ đối tượng nào, những học trò dốt- những học sinh yếu kém- cần nhất sự săn sóc, nâng đỡ và tình thương. Học sinh giỏi, thông minh rất dễ thương, đúng là niềm vui, niềm tự hào của các nhà trường, của thầy cô. Thiện cảm dễ gợi từ những gương mặt sáng sủa và những ứng xử thông minh . Chúng ta tin rằng các em ấy nếu không được động viên, khen ngợi và tạo điều kiện vẫn có đủ khả năng và tự tin để vững bước vào đời, vẫn thành đạt trong cuộc sống. Chỉ giả định thế thôi, chứ trong thực tế các em ấy nhận được rất nhiều : tình thương, phần thưởng, sự vinh danh từ gia đình đến nhà trường và xã hội. Những bông hoa trí tuệ ấy rất cần được chăm sóc, không phải để trang trí cho lộng lẫy mà để cho nó được đậu quả, chí ít cũng để cho ong đến hút nhuỵ làm nên mật ngọt cho đời. Còn học sinh yếu kém do nhiều nguyên nhân đang cần điều gì ở chúng ta? Với đứa học trò trong câu chuyện của bạn tôi chỉ là một lời khen vì đã cố gắng, giản dị vậy thôi!
Đúng là những buồn vui, chuyện dễ chuyện khó của nghề dạy học làm sao mà nói hết, nghĩ hết được trong một lúc. Nhưng có những câu hỏi được đặt ra từ cuộc sống không thể không có câu trả lời.
Tuy Hòa, tháng 11 năm 2008
Gợi ý cách viết một bài báo khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tổ chức và logic, do vậy viết báo cáo cũng phải có tổ chức và logic.
Bài viết nầy cung cấp các tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực hiện một bài báo về kết quả nghiên cứu. Hy vọng rằng các nội dung được giải thích trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng trong việc viết một bài báo khoa học.
1 Viết bài báo khoa học
Một câu hỏi thông thường là tại sao các nhà khoa học phải viết bài báo khoa học? Có nhiều lý do, có thể là để đóng góp kiến thức trong một lĩnh vực chuyên môn, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp, báo cáo cho nhà tài trợ đã cung cấp tiền nghiên cứu, hoặc để trở nên nổi tiếng,... Trong nhiều lý do, lý do quan trọng nhất để viết bài báo khoa học là thông tin vì thông tin hiệu quả là sức sống cho khoa học phát triển.
2 Các câu hỏi đầu tiên
Trước khi viết bài báo khoa học bạn cần tự hỏi mình các câu hỏi sau:
- Nghiên cứu của bạn đã đủ sâu chưa để viết bài báo?
- Đây là bài báo để trình cho nhà tài trợ hay một tổ chức giảng dạy để nhận bằng cấp hoặc đây là một bài báo để báo cáo định kỳ cho một tổ chức?
- Đây là bài báo cần xuất bản để thông tin kết quả nghiên cứu cho mọi người?
3 Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt
- Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu.
- Viết rõ ràng và dễ hiểu.
- Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.
- Không sử dụng từ ngữ khó hiểu hay thông tục.
- Tài liệu chứng minh đầy đủ và thích hợp, có liên hệ với chủ đề của bài báo.
- Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).
4 Các phần của một bài báo
Một bài báo khoa học mẫu bao gồm các thành phần sau đây, được liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong bài viết:
- Tựa đề (Title): Đây là tên của bài báo, cần ngắn gọn và phù hợp để chú dẫn (indexing).
- Tác giả (Authors): Liệt kê tên người thực hiện nghiên cứu và viết bài báo.
- Địa chỉ thư tín (Postal address): Địa chỉ đầy đủ của tác giả để người đọc có thể liên hệ được.
- Tóm lược (Abstract): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả.
- Giới thiệu (Introduction): Cho biết vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì và giới thiệu các thông số nghiên cứu.
- Vật liệu và phương pháp (Materials and methods): Bạn đã nghiên cứu vấn đề như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu của bạn.
- Kết quả (Results): Bạn đã tìm được kết quả gì, trình bày số liệu.
- Thảo luận (Discussion): Các kết quả tìm được có ý nghĩa gì? thảo luận và giải thích kết quả.
- Cảm tạ (Ackowledgements): Cảm tạ người tài trợ kinh phí nghiên cứu, những người quan trọng đã giúp bạn nghiên cứu (không phải các tác giả viết chung bài báo).
- Tài liệu tham khảo (References): Liệt kê các tác giả, năm xuất bản và tên tài liệu,… mà bạn đã tham khảo để phát biểu trong bài báo.
5 Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo
5.1 Tên đề tài (Title)
Tên đề tài là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: các nhà nghiên cứu khác đọc nó khi lướt qua nội dung của một tạp chí và thông qua việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp thường ghi tên đề tài và tên tác giả. Tên đề tài có thể được lưu trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các bài báo khác. Tên đề tài có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông tin quan trọng. Một tên đề tài tốt cần:
- Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết, thí dụ: Một số chú ý trên…., Các quan sát trên…. để làm tên đề tài được cô đọng. Nhiều tạp chí yêu cầu tối đa 25 từ.
- Mô tả chủ đề một cách chuyên biệt trong một không gian giới hạn. Không được hứa hẹn nhiều hơn nội dung của bài viết. Thông thường tên đề tài nêu rõ chủ đề nghiên cứu hơn là kết quả nghiên cứu.
- Tên đề tài phản ánh chính xác về nội dung bài viết và dễ hiểu, tránh dùng chữ viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu. Sử dụng những từ ngữ quan trọng nhất, đặt chúng trước tiên trong tên đề tài.
- Hạn chế sử dụng động từ (verb).
- Bao gồm các từ khóa (keywords) quan trọng nếu có thể được vì chúng sẽ được sử dụng cho chú dẫn và tìm kiếm qua mạng.
- Tuân theo kiểu định dạng bài báo của nơi bạn định xuất bản.
5.2 Tác giả (Authors)
- Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt.
- Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả có tham gia viết bài.
- Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.
- Ghi chú địa chỉ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản.
- Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả tiếp theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người hướng dẫn, cố vấn cho nghiên cứu, và đôi khi một trưởng phòng thí nghiệm hay trưởng cơ quan nghiên cứu muốn được ghi vào nhóm tên tác giả thì vị trí thích hợp nhất là tên tác giả cuối cùng.
- Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì ghi trong phần cảm tạ.
5.3 Tóm tắt (Abstract)
Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
- Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).
- Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.
- Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung bài viết mà thôi.
- Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được giải thích.
- Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.
- Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.
- Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một cách rõ ràng.
- Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.
5.4 Giới thiệu (Introduction)
Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét bài báo.
- Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.
- Liên hệ đến các nghiên cứu trước đây, có thể sơ lược ngắn gọn tài liệu tham khảo nhưng phải có liên quan rõ ràng đến vấn đã nghiên cứu.
- Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được bao gồm.
- Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó trong bài viết.
- Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu.
- Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy.
5.5 Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)
Cách đơn giản nhất để viết phần nầy là trình bày theo trình tự. Bạn cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên cứu của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có:
- Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.
- Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm (kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,...).
- Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử dụng trong nghiên cứu (thí dụ: giống, dòng, tuổi cây,...).
- Nêu chi tiết kỹ thuật, khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật liệu đã được sử dụng. Nên sử dụng tên Latin, tên hóa học, khô;.
Chú ý:
- Không được mơ hồ về tên, chữ viết tắt.
- Tất cả khối lượng sử dụng phải ghi theo đơn vị tiêu chuẩn.
- Tất cả hóa chất phải được nhận biết rõ ràng để những người nghiên cứu khác có thể sử dụng lập lại thí nghiệm của bạn.
- Mỗi bước thí nghiệm phải được nêu rõ, cho biết số lần lập lại.
- Không được đưa vào bất kỳ điều gì không liên hệ đến kết quả nghiên cứu.
- Không trình bày các chi tiết không cần thiết vì có thể làm người đọc nhầm lẫn.
5.6 Kết quả (Results)
Đây là phần cốt lỏi của bài báo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).
- Phát biểu đơn giản và rõ ràng.
- Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.
- Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc bảng, không trình bày cả hai.
- Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả.
- Chỉ trình bày số liệu có liên quan đến chủ đề bài báo như đã định nghĩa trong phần giới thiệu.
- Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
- Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.
- Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.
- Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt rõ nội dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận.
5.7 Thảo luận (Discussion)
Đây là phần khó nhất của bài báo. Trong phần nầy bạn giải thích ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai. Một thảo luận tốt bao gồm:
- Không lập lại những gì đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.
- Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.
- Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.
- Thảo luận các hàm ý lý thuyết của công việc nghiên cứu.
- Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Chú ý:
- Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.
- Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.
- Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó.
- Không đưa vào thảo luận các phương pháp, quan sát hay kết quả khác với phần đã trình bày.
- Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.
5.8 Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)
- Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận.
- Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.
- Phải bám sát các chủ đề đã trình bày trong phần giới thiệu, không đưa vào các kết luận gây ngạc nhiên, khác với chủ đề.
- Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.
5.9 Cảm tạ (Acknowledgements)
Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo.
5.10 Tài liệu tham khảo (References)
Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.
Đề bài: Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiện nay.
Đề bài: Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiện nay.
Bài làm
1. Lý thuyết về nội dung và những yêu cầu về tít trên báo chí
Trong các giáo trình giảng dạy về báo chí thường đưa ra khái niệm, nội dung và yêu cầu về tít trên báo chí như sau:
Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc.
Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu tít hay, độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng, toàn bộ bài báo công phu rất có thể sẽ bị bỏ qua.
* Chức năng chủ yếu của tít:
• Thu hút sự chú ý vào trang giấy
• Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt
• Giúp độc giả lựa chọn bài
• Khiến độc giả muốn đọc
• Tổ chức trang
• Sắp xếp thông tin
* Thủ thuật đặt tít:
- Dùng thủ pháp khác thường: “Kỵ sĩ trên mái nhà”
- Thủ pháp nghịch lý: “Những xác chết biết nói”
- Thủ pháp trích dẫn: trích dẫn lời của các nhân vật phỏng vấn hoặc các nhân vật có uy tín xuất hiện trong bài viết.
- Thủ pháp chơi chữ: “Thanh Hóa: đầu tư từ đâu?”
- Thủ pháp nói bóng gió: “Vành móng ngựa…”
- Thủ pháp nhân cách hóa: lấy đồ vật hay khái niệm để thay thế con người, nói về con người.
- Thủ pháp nhại lại: nhại khéo lại tên sách, tên phim, tên bài hát thành ngữ tục ngữ,…
* Một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:
- Trung thực
- Hẫp dẫn
- Chính xác
- Trình bày đẹp
Tính trung thực
- Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh và (hoặc) đồ họa kèm bài.
- Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào đầu.
- Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là tin thời sự hay một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết.
- Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo.
- Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái với tít chính, dù nội dung của tít chính và phụ hoàn toàn khác nhau.
Tính hấp dẫn
- Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn.
- Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có thể dùng cho tít.
- Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ. Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng.
- Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức.
- Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách.
- Hãy độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn.
- Nên tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt và khó hiểu.
- Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn và mạnh hơn.
- Viết đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng. Tránh đưa những thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tít.
- Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Nếu họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc giả cũng cảm thấy như vậy.
Tính chính xác
- Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp… Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai.
- Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện… phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài.
- Kiểm tra và kiểm tra lại tất cả, kể cả chính tả, đặc biệt là họ tên. Khi đã viết xong tít và kiểm tra lại mọi thứ cẩn thận, hãy kiểm tra thêm một lần nữa cũng không thừa.
Hình thức đẹp
- Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít phụ.
- Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ trên trang báo và hãy viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho vừa với khoảng trống và phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối với đầu đề dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc.
- Hãy xem xét tới phần trình bày của bài báo/trang báo, nên làm việc trước với biên tập viên dàn trang để viết tít bài báo của bạn hợp với các đầu đề khác, các đầu đề phụ và ảnh.
2. Thực tế viết tít trên báo chí hiện nay
+ Tính hấp dẫn
Trong khi tiếp nhận một tác phẩm báo chí, độc giả thường nhìn lướt qua hình ảnh (nếu có) rồi đến tít báo. Tít báo rất quan trọng trong việc cuốn hút độc giả để họ tiếp tục đọc bài báo đó. Chính vì thế mà tít cần phải hấp dẫn.
Ví dụ một số tít báo về việc lai dắt cụ rùa để chữa bệnh:
Rùa Hồ Gươm trốn thoát vì lưới 'hàng chợ' (Vnexpress)
Vì sao cụ rùa “trốn thoát”? (Vietnamnet)
Nhìn chung, trên các báo hiện nay, tính hấp dẫn trong tít báo cơ bản được đáp ứng, nhưng chủ yếu vẫn mang tính gợi sự tò mò đơn thuần đối với độc giả. Những tít mang tính hấp dẫn thường thấy trên báo hiện nay thường được sử dụng các biện pháp như: các biến thể của thành ngữ, tục ngữ, sử dụng dấu ngoặc kép để nhấn mạnh hoặc trích dẫn, dấu chấm lửng…
Ví dụ: Thứ trưởng Lê Tiến Thọ: Đây là một đề án... "nhạy cảm" (Vietnamnet)
+ Tính trung thực
Hiện tại, tính trung thực của các tít báo hiện nay không được tốt. Thường thì các tít báo nói quá hoặc đề cập chỉ một phần nhỏ nội dung trong tác phẩm. Mang tính gợi sự tò mò, giật gân, câu khách hơn là thể hiện nội dung của tác phẩm:
Ví dụ: Phóng sự Nữ “bưởng trưởng” bãi vàng 21 tuổi (VTCNews)
Tít này mang tính hấp dẫn cao, vì bưởng trưởng tại các bãi vàng thường là đàn ông, thường là những tay giang hồ có số má. Do đó khi có một người phụ nữ làm bưởng trưởng thì đây là một điều đặc biệt. Tuy nhiên nội dung bài viết thì hầu như không giống với những gì mà tít đưa ra. Khi đọc tít người đọc sẽ nghĩ ngay đến đây là một phóng sự chân dung về cô gái này. Nhưng trong bài viết thì phần đầu giới thiệu về trẻ em lao động tại bãi vàng, phần giữa đề cập một vài chi tiết đến cô gái này, phần cuối là tác hại của việc khái thác vàng tràn lan, ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường. Thực tế thì độc giả đã bị hụt hẫng và có cảm giác bị lừa khi đọc bài viết này. Và đây cũng là hiện tượng khá phổ biến.
Ví dụ : 15 tuổi nghiện… thuốc tránh thai (Vietnamnet)
Thực sự đây là một cái tít rất hấp dẫn. Nhưng nội dung trong bài thì khác hẳn. Đây là việc các thiếu nữ sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn, chứ không hề liên quan đến việc nghiện như tít đã đưa.
+ Tính chính xác
Trên báo hiện nay chúng ta có thể thấy nhiều tít viết không chính xác, không liên quan đến nội dung của bài viết.
Ví dụ: Những "hot boys", "hot girls" tại Oscar 2009 (Vietnamnet)
Hot boy và hot girl là những từ tiếng anh được sử dụng rất phổ biến trên các trang báo, có nghĩa là những chàng trai, cô gái nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó, thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Hot boys và hot girls trong tít bài báo này dùng để chỉ những nghệ sĩ nổi tiếng đến dự lễ trao giải Oscar 2009. Ở đây tác giả chưa dùng đúng từ bởi lẽ hot boys, hot girls ở dạng số nhiều, đã là những chàng trai, cô gái. Vì vậy việc xuất hiện từ “những” ở đầu câu là hoàn toàn sai.
+ Tít báo theo lối mòn
Thực tế khi khảo sát các tít trên báo hiện nay ta có thể thấy một hiện tượng đó là một số tít thường gần giống nhau.
Ví dụ: Bé 8 tuổi bỗng dưng bị siết cổ
Bỗng dưng…bị thôi việc
(Vietnamnet)
Nhà văn Lê Anh Hoài – Tay chơi thứ thiệt!
Đỗ Chu – Một tài năng chín sớm
(Thể thao & Văn hóa)
Những cái tít này thường theo một khuôn mẫu nào đó, nếu như để riêng thì độc giả sẽ không có cảm giác gì, nhưng nếu đặt gần nhau thì sẽ có cảm giác nhàm chán. Trong khi lý thuyết đưa ra là “sáng tạo tác phẩm báo chí” và thực tế thì việc “sáng tạo” đó mang tính rập khuôn nhiều hơn.
+ Tít báo quá dài
Đây là hiện tượng thường thấy trên một số báo và tạp chí như TTXVN, Tạp chí Đảng cộng sản.
Ví dụ:
- Nga sẵn sàng tham gia các chương trình nghiên cứu Sao Hỏa của Mỹ
- Hội thảo Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập và thách thức
- Thông tin đối ngoại phải làm nổi bật hình ảnh và vị thế Việt Nam
- Malaixia phản đối cáo buộc của Thái Lan về chứa chấp bọn khủng bố
(TTXVN)
Có thể cắt ngắn những tít này như sau:
- Nga sẵn sàng nghiên cứu Sao Hỏa cùng Mỹ
- Hội thảo đổi mới giáo dục đại học
- Thông tin đối ngoại phải làm nổi vị thế Việt Nam
- Malaixia phản đối Thái Lan cáo buộc chứa chấp khủng bố
Những tít dài thường làm cho độc giả cảm thấy mệt mỏi khi đọc. Theo lý thuyết thì tít cần ngắn gọn, súc tích, nhưng dường như nhiều báo thường đặt tít dài, diễn đạt như sợ người đọc không hiểu, hoặc không tìm được từ thay thế cho ngắn gọn.
+ Tít báo mơ hồ
Một thực tế cho thấy là nhiều tác giả thường sử dụng những câu từ bóng bẩy trong tít báo để thu hút độc giả, nhưng trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng.
Ví dụ: NSND Lê Hùng: “Nếu giỏi thì cứ lobby đi” (Vietnamnet)
Lobby là từ tiếng Anh rất đa nghĩa rất ít người biết đến. Trong trường hợp này có nghĩa là vận động hành lang, thực hiện những chiến dịch thu hút sự chú ý của mọi người. Tác giải bài báo sử dụng một từ tiếng anh đa nghĩa ở tít báo nhưng sau đó lại không có sự giải thích ở trong bài viết. Đọc cả bài báo mà độc giả vẫn chưa hiểu được lobby nghĩa là gì. Tít có trích dẫn lời của nhân vật NSND Lê Hùng nhưng trong bài viết không giới thiệu rõ về nhân vật này, làm việc ở đâu, có chức vụ gì. Trong khi không phải bất cứ ai cũng nắm được thông tin về nhân vật này. Thông tin từ bài báo chỉ biết Lê Hùng là một đạo diễn có liên quan đến đề án “100 vở kịch kinh điển” do Nhà hát tuổi trẻ đề xuất. Nhìn chung khi đọc bài viết này, chúng ta không thể hiểu được ý đồ của tác giả. Và nếu độc giả không quan tâm thì cũng chẳng ai bỏ thời gian đi tìm hiểu xem từ lobby có nghĩa là gì.
+ Sử dụng nhiều từ viết tắt
Đây là hiện tượng cũng khá phổ biến, vì không muốn có một tít dài, thay vì cấu trúc từ ngữ hợp lý hơn thì tác giả chọn phương pháp đơn giản những không có hiệu quả là viết tắt.
Ví dụ : DNNN VN không thể áp dụng mô hình chaebol Hàn Quốc (Vietnamnet)
DNNN VN là viết tắt của cụm từ Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Cụm từ viết tắt này không khó đoán nghĩa nhưng sử dụng từ viết tắt quá dài trên tít cũng gây phản cảm cho độc giả. Trong bài viết tác giả cũng không giải thích DNNN VN là viết tắt của cụm từ nào. Chaebol là một mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc. Trong bài viết, tác giả chỉ đề cập đến mô hình chaebol mà không giải thích mô hình đó là gì, kết cấu như thế nào. Vì vậy đọc xong cả bài báo mà độc giả vẫn chưa hình dung ra được mô hình chaebol như thế nào.
Ví dụ: WB: VN không có thành tố của khủng hoảng tài chính (Vietnamnet)
- WB là viết tắt của hai từ World Bank (Ngân hàng Thế Giới).
- VN là viết tắt của hai từ Việt Nam.
- VN người đọc có thể đoán ngay ra nghĩa là Việt Nam, nhưng WB là từ viết tắt tiếng Anh không nhiều người có thể đoán ra nghĩa. Vậy mà tác giả mặc nhiên nghĩ rằng ai cũng biết đến từ này nên trong bài viết vẫn tiếp tục viết tắt như vậy mà không hề có sự giải thích nghĩa.
- Sử dụng hai cụm từ viết tắt liên tiếp, WB là từ viết tắt tiếng Anh làm cho tít báo không rõ ràng về mặt thông tin, hình thức không thu hút được sự chú ý của độc giả.
3. Nhận xét thực tế đặt tít trên báo hiện nay
Thực tế khi khảo sát các tít báo hiện nay cho thấy, chỉ có một số ý tít báo đạt được yêu cầu của lý thuyết đưa ra như: chính xác, ngắn gọn, hấp dẫn, biểu cảm…Nhưng đây có một số trường hợp tít còn chưa phù hợp với chỉnh thể nội dung tác phẩm, tít rơi vào sáo mòn, đặt quá dài, tít giật gân thậm chí là vi phạm chuẩn mực đạo đức. Bất kỳ một nhà báo nào cũng muốn viết những cái tít hay, đúng, hấp dẫn, thu hút độc giả đọc bài của mình, nhưng vô tình khi quá chau chuốt cho tít dẫn đến sai, mơ hồ, khó hiểu. Đây là sự khác biệt rất lớn giữa lý thuyết và thực tế đặt tít trên báo.
4. Giải pháp sử dụng một số chất liệu để đặt tít trên báo
a. Sử dụng thành ngữ tục ngữ:
Thành ngữ, tục ngữ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho tít báo. Hiệu quả này chỉ có được khi nhà báo biết khai thác vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách linh hoạt, tức là phải biết lựa chọn một cách thông minh để có thể vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
Thành ngữ, tục ngữ là thể loại văn học truyền miệng được cô đúc từ nhiều thế hệ, nó là sản phẩm kết tinh của sự thông minh và minh triết của dân gian ngàn đời chính vì vậy mà thành ngữ, tục ngữ có tính dân tộc, đại chúng và tính biểu cảm rất cao. Để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ, để khảm vào trí nhớ bạn đọc những thông tin nóng hổi, bất kỳ nhà báo nào cũng nên có ý thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình, đặc biệt là trong việc đặt tên cho tác phẩm.
Bằng vốn thành ngữ, tục ngữ phong phú và biết vận dụng chúng một cách linh hoạt, các nhà báo có thể rút tít rất nhanh, rất trúng chủ đề và tạo nên sự đồng thuận của dư luận, bởi bản thân những thành ngữ, tục ngữ này đã chứa đựng tính chân lý vì vậy bài báo có thể dễ dàng thuyết phục người đọc.
Nhờ những câu tục ngữ, thành ngữ mỗi bài báo đã có thêm sức nặng và trở nên rất gần gũi với người đọc, chúng có khả năng biến những câu văn thông tấn vốn xa lạ ,không chỉ thành văn chương Việt, mà còn trở thành văn hoá Việt. Thành ngữ tục ngữ giúp cho ngôn ngữ báo chí trút bỏ những áo mũ cân đai, trở nên sinh động biến ảo giữa đời thường và có khả năng diễn đạt tối ưu những thông tin mà người viết muốn gửi gắm.
Như vậy do khả năng khái quát cao của thành ngữ, tục ngữ mà thông tin trong tác phẩm báo chí thường được chuyển tải một cách hiệu quả: nhanh nhất, sâu sắc nhất, giàu giá trị biểu cảm và có lẽ cũng ngắn gọn giản dị dễ nhớ nhất; làm cho thông tin trong tít báo thường được trình bày không chỉ đúng mà còn hay, có khả năng thuyết phục người đọc. Những ưu thế này của tục ngữ, thành ngữ đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của báo chí hiện đại- một loại hình thông tin đại chúng ở thời đại công nghệ thông tin.
b. Từ tiếng Anh :
Các từ tiếng Anh xuất hiện trên tít báo ngày càng nhiều. Một số từ phổ biến, nếu được sử dụng một cách sáng tạo và hợp văn cảnh thì sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho độc giả, giảm lượng ký tự cho tít báo (một số từ tiếng Anh dùng thay thế cho tiếng Việt sẽ ít ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng tràn lan và không chính xác ngôn ngữ nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh trên các tít báo thường tạo ra hiệu quả không tốt. Không phải độc giả nào cũng có vốn tiếng Anh tốt vì vậy khi gặp ngôn ngữ mình không hiểu xuất hiện ngay trên tít báo sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, độc giả thấy như mình đang bị đánh đố và bài báo rất dễ bị bỏ qua. Dùng tiếng Anh pha tạp tiếng Việt trên tít báo cũng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Các nhà báo nên hạn chế sử dụng từ tiếng Anh khi đặt tít cho báo. Với những trường hợp có thể dùng từ thuần Việt thay thế thì nên dùng: ví dụ như từ show-buổi diễn, single-đĩa đơn, fashion-thời trang,….
c. Dấu câu:
- Dấu ngoặc kép:
Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn hay thuật lại nguyên văn một câu nói, một từ ngữ, một tên gọi,…
Tin trích dẫn đưa vào trong dấu ngoặc kép là tin dẫn theo phong cách ngôn ngữ trực tiếp, cũng gọi là lối nói trực tiếp. Trong trường hợp này, nhà báo không chịu trách nhiệm về nguồn tin cũng như về quan điểm trong tin ấy.
Bình thường, không cần dùng dấu ngoặc kép nếu thấy tin không có vấn đề gì. Trong những trường hợp muốn diễn đạt thật rõ ràng hoặc muốn nhấn mạnh rằng đó chỉ là lời người khác chứ không phải là ý kiến của tôi thì chúng ta nên cho lời nói đó vào trong ngoặc kép.
Ngoài ra dấu ngoặc kép còn có chức năng khác: Khi muốn dùng một từ ngữ không theo nghĩa thông thường thì từ đó sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép. Sắc thái nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép đã bị thay đổi. Dùng dấu ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa hoặc không còn thông dụng, chẳng hạn những tiếng lóng, những từ có nguồn gốc nước ngoài mới nhập hay đã quá xưa, nhằm tránh những hiểu nhầm không cần thiết.
Khéo dùng kết hợp dấu ngoặc kép với những từ đồng nghĩa có sắc thái nghĩa khác nhau là một biện pháp để bộc lộ quan điểm, làm câu văn thêm sắc sảo, hấp dẫn.
- Dấu chấm lửng:
Dấu chấm lửng có chức năng là gây sự chờ đợi. Khi cần nhấn mạnh một từ, hãy đặt nó sau dấu chấm lửng.
Dấu chấm lửng còn có một chức năng là sự việc được nói tới chưa kết thúc. Có thể dùng dấu chấm lửng để tạo ra ngụ ý của người viết.
- Dấu chấm cảm, dấu hỏi:
Đặt dấu hỏi và dấu chấm than trong ngoặc đơn để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết. Dấu chấm than để phê phán. Dấu chấm hỏi bày tỏ ý nghi ngờ.
Những bài báo có tit là câu hỏi thường viết về những sự việc chưa diễn ra. Thế nên nó thường là những bài bình luận đánh giá mà tác giả đưa ra những nhận xét của mình rồi đưa ra những dự đoán, người đọc sẽ chờ đón kì tiếp theo để biết được kết quả.
d. Từ viết tắt, ký hiệu thay thế:
Từ viết tắt và ký hiệu thay thế giúp tít ngắn gọn và dễ trình bày hơn. Tuy nhiên chỉ nên viết tắt với những từ thông dụng, độc giả dễ dàng đoán ra nghĩa, và trong bài viết vẫn phải giải nghĩa của từ viết tắt.
Không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong tít báo sẽ gây cảm giác khó chịu cho mắt người đọc.
5. Kết luận
Tít là câu quan trọng nhất của bài báo, là công cụ để thu hút sự chú ý của độc giả. Cần chú trọng đến việc đặt và biên tập tít sao cho phù hợp với nội dung mà vẫn hấp dẫn độc giả. Tít trên báo càng hiệu quả thì càng có nhiều cơ hội được độc để mắt đến.Vấn đề giật tít cho báo hiện nay còn rất nhiều khúc mắc. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách tuỳ tiện trên các tít báo đang khá phổ biến và gây không ít bức xúc. Trong thời đại kinh tế tri thức như ngày nay , trình độ dân trí và nhận thức của đại bộ phận nhân dân ta đã được nâng cao đáng kể, tuy vậy, vẫn chưa có sự đồng đều giữa các vùng miền, các nền văn hóa khác nhau. Việc lựa chọn những ngôn ngữ mang tính phổ quát để cho ai nghe cũng hiểu và làm theo là điều các nhà báo nên suy nghẫm khi đặt tít. Sử dụng ngôn ngữ một cách có chọn lọc, có sáng tạo vừa thể hiện ý thức nghề nghiệp của người làm báo chân chính vừa góp phần giữ gìn và phát huy sự trong sáng của ngôn ngữ Tiếng Việt.