(Up theo ý kiến tham gia của Mr Trần Tiến)
Báo chí là công cụ chính trị vừa rất quan trọng vừa rất phức tạp. Tư liệu báo chí đòi hỏi phải trải qua giai đoạn thu thập, xử lý, in ấn và phát hành. Hình thức tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng lớn. Đólà điều rất khó. Vấn đề ở đây là phải cân đối được tư tuởng và hình thức, chủ đề và vấn đề, sự thật và điển hình, tạo ra đuợc sự hấp dẫn từ những tư liệu đó.
V. G. Bielinxki - nhà dân chủ cách mạng Nga đã nói:Chỉ có nội dung mới đo được chân lý của tất cả các nhà thơ.
Trong báo chí, chỉ có thể thấy được giá trị của tác phẩm thông qua việc khai thác nội dung của đề tài. Uy tín của người viết và sức mạnh tác động của tác phẩm đối với công chúng được khẳng định trước hết là cội nguồn tư tưởng. Để đảm bảo được yêu cầu này, tác phẩm phải đạt được hai yếu tố cơ bản: một là tính lôgíc của sự kiện (được lựa chọn từ cuộc sông thực của nhân dân), hai là tính logic về tư tưởng (thế giới quan và nhân sinh quan của người viết).
Xécgây Kônenkôp - một hoạ sĩ lớn, một nhà điêu khắc lớn cùa nhân dân Nga đã viết: “Khi không có tình cảm sâu sắc và nóng bỏng trước hiện thực cuộc sổng, người họa sĩ sẽ tỏ ra thờ ơ. Hiện nay quả là có nhiều vấn đề đã không được chú ý. Để sáng tạo mỗi người cần phát huy năng lực tiên đoán, phán đoán của mình. Nếu ai không nhận thức được thời gian mà mình đang sống,người đó sẽ dẫm chân tại chỗ. Người hoạ sĩ đồng thời phải là nhà triết học, để không lặp lại những gì đã có mà bằng tài năng và sức lực của mình, phục vụ nhân dân”.
Đối với nhà báo thì công việc cần thiết để xây dựng tác phẩm, trước hết là quan sát cuộc sống, chọn lựa và phân tích sự kiện. Khi phân tích sự kiện, cần chọn được những tình tiết đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất để sử dụng cho tác phẩm tương lai. Đó là các sự việc. Vậy thì sự kiện và sự việc có cái gì khác nhau?
Từ điển tiếng Việt viết: “Sự kiện là sự việc có ít nhiều ý nghĩa quan trọng đã xảy ra”; còn “sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác”[1]. Ta có thể hiểu rằng một sự kiện có thể chứa đựng nhiều sự việc. Nghĩa là xét về mức độ có sự khác nhau nhất định. Trong quá trình nghiên cứu cần tìm ra bản chất của sự việc.
Bản chất, hiểu một cách ngắn gọn là những thuộc tính bên trong của sự vật. Khi thuộc tính đó được thể hiện ra bên ngoài gọi là hiện tượng. Thông thường trong hoạt động sáng tạo của mình, nhà báo bắt đầu tìm hiểu các sự việc riêng rẽ đến tổng thể các sự việc (sự kiện) và khám phá bản chất của chúng. Để tìm thấy bản chất của sự kiện, chắc chắn nhà báo phải nghiên cứu từng sự việc riêng lẻ. Hãy nêu một giả dụ: Khu chợ bốc cháy, thiệt hại lớn. Đó là một sự kiện. Nhưng nguyên nhân của sự kiện này chắc chắn có liên quan đến nhiều sự việc khác. Nếu chợ bị cháy vì chập điện chẳng han, có thể liên quan đến các sự việc như thỉết kế đường điện sai hoặc thi công sai, hoặc người sử dụng điện sai, hoặc kẻ nào đó có chủ mưu phá hoại. Bản chất của vấn đề nằm trong những sự việc riêng lẻ này.
Khám phá ra bản chất của sự kiện, hiện tượng để thông báo trên phương tiện truyền thông đai chúng là công việc của nhà báo.
Như vậy là sự việc và nội dung của sự việc là cái chủ yếu, cái cơ bản nhất trong báo chí. Nó xác định phương hướng, tư tưởng và tính chất của bài báo. Nội dung là yếu tố thứ nhất, hình thức là yếu tố thứ hai.Thể loại và phong cách ngôn ngữ bài đăng là khuôn mẫu hình thức cùa tác phẩm. Hình thức bài báo phụ thuộc vào nội dung, tính chất và đặc điểm của sự việc. Căn cứ vào các yếu tố đó để tác giả lựa chọn cách trình bày bố cục. Điều này còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo và ý đồ của tác giả. Thông báo tin tức hay đánh giá sự kiện, trình bày quan điểm thẩm mỹ cá nhân hay chế nhạo cái xấu, cái lạc hậu...
Mỗi nội dung sự việc và ý đồ tác giả khác nhau đều có nhũng hình thức thể loại phù hợp để xây dựng tác phẩm. Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác của tư lỉệu trước khi công bố là trách nhiệm của mỗi nhà báo đối với tác phẩm của mình. Những tư liệu được công bố thiếu chính xác sẽ tạo ra loạì tin đồn nhảm, “tin vịt”. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất lòng tin của công chúng đối với nhà báo và cơ quan báo chí, đồng thời vi phạm nguyên tắc tính chân thật của báo chí và cũng là một trong những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay.
Sự việc là nhân của thông tin. Thông tin là phạm trù chính trị, là phương tiện lãnh đạo, là công cụ giáo dục và kiểm tra. Các nhà khoa học về truyền thông đã xác định như vậy. Định nghĩa này đã chỉ ra vai trò và ý nghĩa xã hội của thông tin, thấy được rằng thông tín là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, có tác dụng hình thành và hướng dẫn dư luận.
Đặt khái niệm sự việc và sự kiện thành đối tượng nghiên cứu của khoa học truyền thông tức là đặt vấn đề cho một ngành lý luận sáng tạo. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực hành báo chí đang rất quan tâm đến vấn đề này.
Theo nguồn
Nguyenbuikhiem@gmail.com