Giới thiệu
Sách đắc nhân tâm, bí quyết thành công nó sẽ chỉ cho bạn cách làm sao được lòng hết thảy những người mà bạn gặp mỗi ngày trong đời bạn, từ những người thân trong nhà cho đến người giúp việc, khách hàng,… và hễ được lòng mọi người thì người trong bốn bể sẽ là bạn của ta, giúp ta, ta sẽ thành công và tìm được hạnh phúc và thành công trên đường đời, nó là những phương pháp dẫn đạo lòng người.
PHẦN THỨ NHẤT:
Những thuật căn bản để dẫn đạo người
Chương I- Muốn lấy mật đừng phá tổ ông:
chương này kể các câu chuyện nói lên tâm trạng của con người (kẻ làm quấy oán trách đủ mọi người, mà chẳng bao giờ oán trách mình cả). Ý muốn nói về sự chỉ trích ở đây là điều rất là vô nghĩa: Chỉ trích là vô ích (chỉ làm cho kẻ bị chỉ trích phải chống cự lại và tự bào chữa) mà còn nguy hiểm, oán thù. Hơn nữa, kẻ bị ta chỉ trích tự nhiên sẽ hằn học, tìm thấy hết lý lẽ để tự bào chữa và trở lại chỉ trích, buộc tội ta.
Muốn dẫn dụ ai làm một việc gì theo ý ta, chỉ có cách là làm cho người ấy phát khởi cái ý muốn làm việc đó. Muốn cảm động ai và dẫn dụ người đó tới hành động, chỉ có một cách là người ta muốn gì, cho người ta cái đó.
Chương II-Một bí quyết quan trọng trong phép xử thế:
Huyễn (rực rỡ vẻ vang): “Thị dục huyễn ngã” là lòng muốn được người khác cho mình là vẻ vang quan trọng. Abraham Lincoln nói: “ Ai cũng muốn được người ta khen mình”. Chúng ta đều thèm khát những lời khen chân thành mà than ôi! Ít khi người ta cho ta cái đó. Lời khen thành thật và nhân từ phải tự thâm tâm ta phát ra! Đuwfngf tiếc những lời cảm ơn và khuyến khích! Và những lời nói đó, ít lâu sau ta có thể quên đi, nhưng nhũng nhười được khen tặng sẽ quan hỷ và luôn luôn nhắc nhở tới.
Chương III-Hãy khiêu gợi ở người cái ý tự muốn làm công việc mà chính ta đề nghị với họ:
Muốn dẫn dụ ai, phải trước hết khêu gợi cho người đó có lòng ham muoonsnhieetj liệt đã. Làm được như vậy, thì người trong bốn bể sẽ là bạn của ta. Làm không được, thì ta sẽ thui thủi trên đường đời.
Chương IV-Tám lời khuyên để giúp các bạn đọc sách này được nhiều lợi ích nhất:
1. Phải có lòng ham muốn học hỏi và thi hành những định lệ chi phối sự giao thiệp giữa loài người với nhau.
2. Đọc mỗi chương 2 lần, rồi mới qua chương sau.
3. Phải thường thường ngưng đọc và suy nghĩ những điều mới đọc và tự hỏi: Lời khuên đó, lúc nào có thể áp dụng được, và áp dụng ra sao?
4. Đánh dấu những lời khuyên nào mà bạn muốn thi hành hay 1 quy tắc cực kỳ quan trọng.
5. Muốn cuốn sách này giúp ích được lâu dài, thì phải nghiên cứu nó cho kỹ, rồi phải dành thì giờ để ôn lại.
6. Muốn học, phải hoạt động chớ không thụ động. Nhờ thực hành mới tiến được. Vậy muốn thấm nhuần những quy tắc này, hễ có cơ hội, nên thực hành liền. Nếu không sẽ mau quên.
7. Tự đặt ra quy định cho bản thân nếu làm trái quy tắc nào đó thì sẽ phải chịu phạt một số tiền. Như vậy sẽ làm cho sự học biến thành một trò chơi hứng thú.
8. Mỗi tuần kiểm điểm những tấn tới hoặc những sai lầm của mình, xét coi mình đã bồi bổ được khuyết điểm nào và trong dịp nào.
PHẦN NHÌ: SÁU CÁCH GÂY THIỆN CẢM:
Chương I: Để cho tới đâu cũng được tiếp đón niềm nở
“Thành thực chú trọng tới mọi người” : Muốn được người khác yêu ta, ta phải vì họ, đừng quản công, đừng sợ mất thì giờ, phải suy nghĩ, gắng sức và quên mình.
Chương II-Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ kiến
“Giữ nụ cười trên môi” mỉm cười với ai, tức như nói với người đó: “Tôi mến ông… Được gặp ông, tôi vui lắm… Tôi sung sướng lắm…” Lẽ cố nhiên, nụ cười đó phải chân thật, tự đáy lòng phát ra mới quyến rũ, ủy lạo được người.
Chương III-Không theo qui tắc sau này tức là tự rước lấy thất bại
Loài người cho tên mình là vinh dự lắm cho nên tìm đủ mọi cách tuyền nó lại đời sau. Muốn gây thiện cảm thì phải nhớ rằng tên 1 người đối với người đó là 1 âm thanh quan trọng và êm tai hơn hết thảy những âm thanh khác.
Chương IV-Bạn muốn trở thành một người nói chuyện co duyên không? Dễ lắm!
Muốn cho người khác mến, cần phải biết chăm chú lắng nghe, và khuyến khích người khác nói. Phải đặt những câu vấn mà ai cũng mê đáp (những câu hỏi về đời tư, hay đời công của họ, những thành công của họ).
Chương V-Làm sao gây được thiện cảm
Muốn gây thiện cảm với ai thì hãy nói với người ấy về sở thích, hoài bão của họ, họ thích cái gì thì cứ nói với họ về cái đó
Chương VI-Làm sao cho người ta ưa mình liền
Muốn được thiện cảm của người khác, thì phải làm sao cho họ thấy cái quan trọng của họ
PHẦN BA: MƯỜI HAI CÁCH DẪN DỤ NGƯỜI KHÁC CHO HỌ CŨNG NGHĨ NHƯ MÌNH
Chương I-Trong một cuộc tranh biện không có người thắng kẻ bại
Muốn dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình thì “cách hay hơn hết để thắng cuộc trong tranh biện là tránh hẳn nó đi”.
Chương II-Một cách chắc chắn để gây oán thù. Tránh nó cách nào
“Phải trọng ý kiến của người khác, đừng bao giờ chê ai là lầm hết” đừng chỉ cho người ta thấy rằng người ta lầm lộn, đừng làm cho người ta tức giận, trái lại phải biết khôn khéo.
Chương III-Quy tắc quy cung (có lỗi thì nhận lỗi về mình)
Khi biết chúng ta có lý, chúng ta phải rán ngọt ngào và khéo léo tỏ ý kiến, khi ta lầm lỡ hãy vui lòng nhận lỗi ngay. Vì nếu chúng ta cố gắng phản khán thì cũng chẳng được gì.
Chương IV-Do trái tim sẽ thắng được lý trí
“Nên ôn tồn, ngọt ngào, không nên xẵng”: Nếu 1 người đối với bạn chỉ có lòng thù và ác cảm, thì có dùng đủ các lý luận, bạn cũng không thể nào dẫn dụ người đó theo quan điểm của mình được. trái lại, phải dùng những lời lẽ ngọt ngào và tấm lòng thân mến để cảm họ.
Chương V-Bí quyết của Socrate
Khi bạn muốn cho người nghe tin theo bạn, thì ngay từ đầu câu chuyện cần phải tránh đừng nêu lên những quan điểmmà bạn và người đó bất đồng ý kiến. “ Dẫn dụ cho kẻ đối thủ của bạn đáp “Phải “ ngay từ đầu câu chuyện.
Chương VI-Xả hơi:
Muốn cho người khác theo ý mình, thì cứ để người đó nói cho thỏa thích.
Chương VII-Thiện bất chuyên mỹ (có điều tốt thì đừng nhận riêng là của mình):
Muốn dẫn dụ người khác, thì phải để họ tin rằng họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ.
Chương VIII-Qui tắc này sẽ giúp bạn làm được những việc dị thường:
Đừng nên buộc tội họ, nên rán hiểu họ và đặt ta vào vị trí của họ, ta sẽ có những tình cảm gì, và sẽ hành động ra sao?
Chương IX-Loài người muốn gì:
Ba phần tư người mà bạn gặp đều thèm muốn cảm tình, khao khát được thiên hạ hiểu mình. Bạn làm cho họ vừa lòng thì họ sẽ sùng bái bạn. Nên tỏ ra ta có cùng ý tưởng và ước vọng với họ.
Chương X-Gợi những tình cảm cao thượng:
Con người ai cũng nuôi 1 lý tưởng trong thâm tâm. Vậy muốn được lòng họ, bạn chỉ nên tán thưởng mà nhắc tới cái nguyên do sau thôi.
Chương XI-Kích thích thị giác và óc tưởng tượng của người:
Chương XII-Khi mọi cách điều vô hiệu bạn hãy thử cách này xem sao:
Thách đố họ, khêu gợi tức khí của họ
PHẦN TƯ: CHÍN CÁCH SỬA TÍNH NGƯỜI MÀ KHÔNG LÀM HỌ GIẬN DỮ, PHẬT Ý:
Chương I-Nếu bắt buộc phải chỉ trích thì xin bạn bắt đầu như sau này
Trước hết thành thật khen họ vài lời.
Chương II-Chỉ trích cách nào mà khỏi gây thù oán?
Lấy ý mà làm cho họ nhạn thấy lỗi lầm
Chương III-Hãy tự cáo lỗi trước đã
Trước khi chỉ trích, phải tự thú nhận lỗi của bạn đã
Chương IV-Đừng ra lệnh
Đừng ra lệnh. Đặt câu hỏi để ám chỉ họ
Chương V-Giữ thể diện cho người
Chương VI-Kích lệ ngươi ta cách nào?
Công bình nhận những sự gắng sức của họ, dù họ mới tấn tới chút ít cũng khen họ. Lời khuyến khích của bạn phải thành thật và đại độ.
Chương VII-Vị tri kỷ giả dụng
Tán dương họ, để họ gắng sức được xứng đáng
Chương VIII-Nên khuyến khích người:
Khuyến khích họ, tức thì lỗi lầm gì cũng dễ sửa, việc khó khăn gì cũng dễ làm.
Chương IX-Làm sao cho người ta vui sướng làm công việc bạn nhờ cậy:
Muốn sửa đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ: bạn phải xử trí ra sao cho người đó thấy sung sướng làm công việc mà bạn đề nghị.
PHẦN 5: NHỮNG BỨC THƯ MẦU NHIỆM:
Chương Độc Nhất: Những bức thư màu nhiệm:
Nói về bức thư mầu nhiệm của ông Ken R.Dyke, một nhà chuyên môn nhất về nghề bán hàng ở mỹ. Ông đã thường gởi thư cho các tiệm bán lẽ hàng hãng ông sản xuất, để thăm hỏi tình hình, cứ gởi 100% bức thư mà chỉ nhận được 5 đến 8 thư hồi âm nghĩa là từ 5% đến 8% . Cho nên nếu được 15% đã là điều kì dịệu và nếu được 20% thì thật là có phép mầu nhiệm. Sau ông đã lớp giảng của ông Dale Carnegie, và ông đã thực hành những nguyên tắc đã học rồi ông gởi đi và đã được 42% thư hồi âm! Nghĩa là mầu nhiệm gấp hai lần, đó là một bức thư mầu nhiệm làm cho người nhận được vui thích, vì trong thư ddaxxin người này giúp một việc, một việc nó làm cho người đó thấy sự quan trọng của mình.
PHẦN 6: BẢY LỜI KHUYÊN ĐỂ TĂNG HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH:
1. Nếu các quý bà muốn giữ sự vui vẻ hòa nhã trong gia đình, xin quý bà: đừng day dứt đay nghiến chồng!
2. Muốn có hạnh phúc gia đình, thì bạn trăm năm của ta ra sao, ta chịu làm vậy, đừng có ý sữa đổi làm chi.
3. Muốn giữ hạnh phúc trong gia đình thì xin bạn đừng chỉ trích, thương nhau chín bỏ làm mười.
4. Làm cho người chung quanh mình sung sướng là điều dễ dàng: “Ta phải biết khen tài đức người bạn trăm năm của ta”.
5. Cái gì làm cảm động một người đàn bà: đó là “sự nâng niu, săm sóc”.
6. Phu phụ tương kính như tân (vợ chồng quý nhau như khách quí): “bạn nên lịch sự và có lễ độ với người bạn trăm năm của mình”.
7. Những kẻ thất học trong hôn nhân: muốn tăng hạnh phúc trong gia đình, bạn nên nghiên cứu kỹ cuốn “Ái tình cẩm nang” hoàn toàn trước.
PHẦN 7: VÀI CÂU HỎI:
Trước khi ngừng, chúng ta nên tự xét mình. Sau khi tự hỏi những câu đó, chúng ta có thể đáp: “Có” một cách hoàn toàn thành thật không? Đó là những câu hỏi cho chúng ta nhận xét những đức làm chồng hay làm vợ của ta.
theo Nghị Ngọc Trâm