Trên thế
giới có nhiều cách tiếp cận kỹ năng bán hàng khác nhau, tuy khác nhau
nhưng về cơ bản tất cả các lý thuyết ấy đều thống nhất một điều là người
bán hàng phải am hiểu sản phẩm mà anh ta bán.
1. Giá trị được chào mời (the value offering).
Với
tôi, tôi cho rằng nắm vững sản phẩm không thôi chưa thể làm nên một
super salesman (siêu bán hàng), người bán hàng cần hiểu được những giá
trị mà anh ta đang chào mời cho khách hàng. Anh ta cũng cần hiểu những
giải pháp chào hàng của anh ta quan trọng và có giá trị như thế nào đối
với khách hàng. Tôi không tin rằng một người bán hàng có thể thuyết phục
khách hàng một cách hiệu quả nếu anh ta không cảm nhận được giá trị của
những gì anh ta đang chào bán.
Nội dung này tôi phân tích sâu
về tâm lý và nhu cầu của khách hàng rồi so với những giá trị, lợi ích mà
gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ...) mà người salesman sẽ chào bán. Nội
dung này tôi cũng hướng dẫn cách lượng hóa những giá trị, những lợi ích
cho khách hàng chứ không chỉ dừng lại ở những lợi ích chung chung.
2. Lộ trình ra thị trường (route to market)
Bên cạnh hiểu sản phẩm hiểu khách hàng, tôi cho rằng người bán hàng
cũng cần phải được cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường cùng
với những nguyên lý vận hành của thị trường.
Phần tôi giải thích những khái niệm về kênh và các loại kênh và chức năng của kênh:
* Kênh bán lẻ truyền thống
* Kênh hiện đại
* Kênh đặc chủng
* Vai trò truyền thông của kênh.
* Kỹ năng bán hàng
Giải thích những khái niệm cơ bản về các vai trò của các thành viên tham gia trong kênh:
* Người tiêu dùng
* Người bán hàng (consumer)
* Đơn vị mua hàng (buying unit)
* Quan hệ và vai trò của nhà cung cấp và nhà phân phối.
3. Qui trình mua và vai trò của truyền thông (the purchasing process and communication roles)
Sales không chỉ đơn thuần là một người chỉ biết bán hàng, anh ta là
người đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp mà anh ta đang bán sản phẩm.
Về mặt truyền thông, sales là một công cụ truyền thông vô cùng quan
trọng.
* Qui trình mua cơ bản
* Qui trình mua và các công cụ truyền thông (trong đó có sales)
3. Nhân viên bán hàng (sales)
Sau khi làm rõ vai trò của sales trong quá trình truyền thông và chuyển
giao giá trị cho khách hàng như ở mục trên. Phần nầy tôi giới thiệu vai
trò quan trọng của người bán hàng, tham khảo những thống kê minh chứng
mối liên quan giữa trình độ kỹ năng bán hàng và tốc độ phát triển của
công ty.
* Những kiến thức, nhận thức về bản thân doanh nghiệp mà người bán hàng cần được trang bị trước khi xung trận.
* Nội dung trọng trách và công việc mà người bán hàng cần phải thực hiện.
* Phân loại nhân viên bán hàng (một chút khích tướng)
4. Chiến lược bán hàng (selling strategy)
* Qui trình bán hàng (sales process)
* Chiến lược thâm nhập thị trường (prospecting - penetration strategy)
* Các bước chuẩn bị cho lần hẹn, thăm viếng khách hàng đầu tiên
* Thuyết trình bán hàng
* Bán sự khác biệt
5. Xử lý phản biện (handling objections)
* Kỹ thuật xử lý những phản biện có thể có của khách hàng
6. Bảo vệ những khách hàng quan trọng (protect good accounts)
Thảo luận tầm quan trọng của việc duy trì bảo vệ khách hàng, đặc biệt
là những khách hàng quan trọng (key accounts) và thảo luận chiến lược
bảo vệ những khách hàng này.
7. Quan hệ người bán, người mua (seller-buyer relationship)
* Những loại quan hệ phổ biến, phân tích các mặt tích cực tiêu cực của từng loại quan hệ.
* Phân tích quá trình hình thành mối quan hệ làm ăn giữa các đối tác trong kinh doanh.
* Phương thức xây dựng niềm tin trong quan hệ làm ăn.
8. Thực hành thuyết trình bán hàng và thảo luận nhóm
Chương trình huấn luyện bán hàng thường phát huy hiệu quả cao hơn khi
được nghiên cứu xây dựng cho một thị trường, và những sản phẩm cụ thể.
Đỗ Hòa