Pages

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

bệnh lười, chữa bệnh lười biếng, cach chua benh luoi, cách chữa bệnh lười biếng, tri benh luoi hoc



Mỗi người chúng ta “mắc phải” một tác nhân gây “bệnh” khác nhau, hãy xem xem bạn thuộc dạng nào trong 5 nguyên nhân sau đây nhé:
Thứ nhất, nô lệ vào cảm xúc bản thân.
H.T.P (học viên trường Trung cấp Khôi Việt) thở dài kể lại tâm sự của mình: “Thông thường, cứ mỗi lần chuẩn bị ngồi vào bàn học là mình lại cảm thấy…đói bụng. Đó là cái cớ để ngay lập tức mình bật dậy đi tìm cái gì đó để ăn. Tuy nhiên sau đó thì lại cảm thấy muốn…nghỉ ngơi mặc dù trong lòng cũng cảm thấy hơi “tội lỗi”. Thấy mình nằm không thì phí thời gian quá nên… bật tivi lên xem hay với lấy cuốn báo để đọc cho có kiến thức... Cứ việc cỏn con này nối tiếp việc be bé kia mà nhiệm vụ chính thì vẫn còn nằm “chình ình” ra đó!”. Trường hợp này không phải là “hàng hiếm” và nguyên nhân đầu tiên là do chúng ta luôn luôn tìm cách để có được những cảm giác dễ chịu tức thời, trong khi hậu quả lâu dài thì còn xa nên…tính sau. Hiện tượng này còn gọi là sự “nô lệ cảm xúc”.

Nguyên nhân thứ hai: Ý chí ít được mài giũa.
Khi gặp một bài toán khó bạn có thường hay quyết tâm giải cho bằng được hay tự nhủ với chính mình: “Thôi kệ, để mai lên lớp rồi cô giải luôn cho khỏe”? Bài vở còn vài trang bạn sẽ “xử lý” nốt hay nhưng ngáp ngắn ngáp dài: “Thôi để sáng mai dậy sớm rồi học”. Và đúng thật 6g sáng hôm sau đồng hồ báo thức reng lên, ngay lập tức bạn với tay tắt cái “bụp”: “Thôi nướng thêm 5 phút nữa thôi!”... Dần dà những lần phản ứng theo kiểu “dây dưa” như thế sẽ tạo nên một lối mòn ăn sâu vào tâm thức, một chút trở ngại cũng đủ để tự nhủ: thôi lần này bỏ qua, để lần sau rồi mình cố gắng và những lần sau thì… buông xuôi “tới đâu thì tới”. Hiện tượng này còn gọi là “thui chột ý chí”.
Nguyên nhân thứ ba: Xe không chạy vì động cơ yếu sinh lực
Theo cuộc khảo sát về hứng thú học tập trong những năm gần đây, gần 75% học sinh và sinh viên cho rằng học hành thì chẳng mấy thú vị. N.M.Vũ (học sinh trường TKH) tâm sự trên blog cá nhân: “Sáng sớm mở mắt đã thấy chữ “chán” treo lơ lửng trên đầu. Ngồi vào bàn chưa đầy 15 phút là đã muốn bật dậy đi đâu đó. Học kì vừa rồi có 2 môn dưới điểm trung bình, bị “ổng bả” nẹt cho một trận. Riết rồi cũng quen, chả muốn làm gì, chẳng còn thiết tha chuyện gì nữa”.
Xe chạy thì phải có động cơ. Thủ phạm thứ ba làm cho ta lười chính là thiếu đi động lực để hành động.
Nguyên nhân thứ tư: Không không biết đường thì cũng chẳng muốn đi
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trời ơi quá nhiều việc để làm nên chẳng biết phải làm cái nào trước”. Thủ phạm thứ tư là chính là do công việc không rõ ràng nên không biết bắt đầu từ đâu. Thiếu kế hoạch, thiếu sắp xếp sẽ làm cho đầu óc trở nên ngập chìm trong một mớ hỗn độn mà sắp xếp lại là cả một vấn đề và điều duy nhất có thể làm là rời bỏ cái mớ hỗn độn đó.
Nguyên nhân thứ năm: Hết pin
Nếu tất cả các nguyên nhân trên đều không phải thì bạn nên kiểm tra lại “mức xăng” của mình. Sức khỏe kém là một bức tường lớn khiến cho bạn phải chùng chân dù chỉ cần bước lên một cái bậc cửa. Nếu như có biểu hiện ngủ nhiều, uể oải, hay chóng mặt, đầu óc cứ oang oang và thường xuyên có cảm giác rỗng tuếch thì có lẽ cơ thể của bạn đã hỏng hóc làm cho bạn không còn “chạy tốt”.
Nếu đã từng nếm trải vị đắng do cái sự lười của bản thân mang lại ắt hẳn bạn sẽ thù ghét nó lắm, nhưng đau đớn là ở chỗ nó cứ kiên trì bám dính mình mãi mà chẳng có cách nào “dứt điểm” nó được. Để có thể “chia tay” với kẻ đeo bám mang tên LLMV, bước đầu tiên bạn cần phải làm là “bắt mạch” xem những nguyên nhân nào trong năm điều đã kể ở trên là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng hiện tại của bạn. Sau đó, bạn hãy tìm hiểu thêm về những “toa thuốc” tâm lý để lấy lại sự “tự do” cho mình.
(Hết kỳ 1)
Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
(Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm Tp.HCM)