Pages
▼
Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014
Người bán hàng một phút có nghĩa là để nhắc nhở họ luôn dành ra một phút mỗi ngày
NGƯỜI BÁN HÀNG MỘT PHÚT
1. Ý nghĩa của biểu tượng.
Biểu hiện của người bán hàng một phút có nghĩa là để nhắc nhở họ luôn dành ra một phút mỗi ngày để nhìn lại và ghi nhớ rằng mỗi khách hàng là một cá thể với những sở thích và tính chất rất riêng.
2. Qúa trình tìm kiếm bí quyết.
Tầm quan trọng của sự hiểu biết về những đặc tính của sản phẩm và cách thức để bán hàng- nghĩa là làm thế nào để có được một cuộc hẹn với khách hàng, để ứng phó trước sự từ chối của khách hàng, và để đạt được hợp đồng mua bán.Điều cơ bản nhất mà một người bán hàng cần trang bị cho bản thân chính là khả năng đối phó với sự từ chối của khách hàng, và dường như nhân viên bán hàng giỏi nhất chính là những người biết cách làm được điều này.
3. Câu chuyện về “ người bán hàng một phút”.
Bản chất của thực sự của công việc bán hàng chính là sự giao tiếp giữa những con người với nhau, cả người bán và người mua-kể cả những khách hàng tiềm năng-thực ra đều được xem như “một con người” đúng như nghĩa đen và nghĩa bóng.Nếu chỉ xem việc bán hàng đơn thuần chỉ là để đạt được mục tiêu của mình là có hợp đồng mua bán, thì đã tự hạ thấp vị trí của mình xuống ngang tầm với một kẻ bán hàng rong không kém không hơn, và người bán hàng cần phải nhớ mục tiêu của mình là tăng thêm doanh thu, tức là đem lại thu nhập cho bản thân, nhưng đồng thời cũng phải đem lại giá trị thực cho người mua. Mục đích trong bán hàng có thể hiểu theo hai mức độ: trước hết “bán hàng có mục đích” nghĩa là ta thường xuyên ý thức được việc mình đang làm, từ đó không lặp lại một cách vô thức các thói quen không tốt, mỗi khi chào hàng ta luôn ở trong trạng thái làm việc có ý thức. Thứ hai, ở mức độ sâu xa hơn “ bán hàng có mục đích” là phải hiểu rõ đâu là sức mạnh thực sự của người bán hàng, cho dù đó là công việc kinh doanh một dịch vụ hay một ý tưởng, người bán hàng nhất định sẽ thành công. Cách nhanh nhất để đạt được mục tiêu là lúc nào cũng phải kiên địng với mục đích của mình. Ngườ bán hàng một phút nói rằng mục đích bán hàng của tôi là giúp mọi nhười hài lòng về những sản phẩm mà họ đã mua và hài lòng về bản thân họ.
4. Những phút then chốt trước khi bán hàng.
Giai đọan “Trước khi bán hàng “ cần nhớ những điều :
Ø Hãy tự nhủ rằng mục đích của việc bán hàng là để áp ứng nhu cầu của khách hàng và giúp họ hài lòng về món hàng đã mua cũng như tự hào về bản thân họ.
Ø Trước khi nói chuyện với khách hàng dùng các bí quyết của “ một phút giả định”để suy nghĩ và hình dung trước về những điều mình mong muốn đại được.
Để áp dụng “một phút giả định”hiệu quả cần lưu ý ba yếu tố sau:
Ø Đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được những nhu cầu của họ.
Ø Nắm rỏ các ưu điểm của dịch vụ, sản phẩm ý tưởng mà bạn chuẩn bị chào hàng, từ đó nhìn thấy những lợi ích mà sản phẩm của bạn sẽ mang đén cho khách hàng.
Ø Tự tin sẽ mang đén cho khách hàng một kết quả tốt đẹp khi mua sản phẩm của bạn.Kết quả tốt đẹp đó bao gồm những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được, cảm giác hài lòng về sản phẩm đã mua và tự hào về bản thân vì đã mua sản phẩm đã tin cậy.
5. Những phút then chốt trong khi bán hàng.
Nhiệm vụ của người bán hàng là để giúp người mua hàng. Vì thế, khi người mua không tin tưởng người bán, không có nhu cầu đối với sản phẩm đang chào bán , không tin rằng sản phẩm đó sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn sản phẩm sản phẩm cạnh tranh của công ty khác và cảm thấy không cần phải mua ngay, thì họ sẽ từ chối sự giúp đỡ của chúng ta.Một trong những giá trị có ích nhất mà ta cần phải mang đến cho khách hàng chính là giúp cho họ nhận ra nhu cầu của bản thân họ, và để làm được điều này, chúng ta phải vận dụng những câu hỏi có liên quan và tập trung lắng nghe. Nếu tập trung lắng nghe những câu trả lới của khách hàng ta sẽ nhận ra được những thứ họ đang có và những gì họ đang cần, điều này sẽ giúp mình hiểu rõ hơn những cảm xúc hiện tại của họ.Cách nhanh nhất để bán được hàng là giúp khách hàng nhận ra rằng sản phẩm của mình sẽ đáp ứng một trong những nhu cầu chính yếu nhất của họ.
6. Những phút then chốt sau khi bán hàng.
Ø Luôn giữ liên lạc với khách hàng sau khi bán được hàng để đảm bảo được họ hài lòng về mó hàng đã mua và về quyết định mua hàng của họ.
Ø Nếu họ không hài lòng tôi sẽ tận dụng cơ hội này để họ khắc phục sự cố.
Ø Nếu họ hài lòng, tôi sẽ cảm ơn họ và thể hiện sự quan tâm của mình bằng hình thức quà tặng nhằm tạo thêm giá trị gia tăng sản phẩm của mình.
Ø Nhờ họ giới thiệu thêm những người đang cần đến sản phẩm của mình- nếu có thể.
7. Tự quản lý công việc bán hàng.
Bí quyết của người bán hàng một phút gồm hai phần. Phần một –bán hàng cho người khác nghĩa là chăm sóc khách hàng thật chu đáo. Phần hai – bán hàng cho chính mình nghĩa là quan tâm đến những vấn đề liên quan tới bẩn thân người bán hàng. Để giúp nhân viên hài lòng về bản thân thì áp dụng ba bí quyết quản lý: thiết lập mục tiêu một phút, dành ra một phút để khen ngợi và thực hiện một phút khiển trách khi cần thiết.
8. Tìm hiểu mục tiêu một phút.
Ø Tập trung vào những mục tiêu chính, tức là 20% những công việc có thể đem lại 80% thàng quả cuối cùng.
Ø Viết ra giấy những mục tiêu cần đạt được, nên dùng chủ ngữ “TÔI” để tạo cảm giác là mình đã đạt được mục tiêu.
Ø Thường xuyên dàng ra một phút để ôn lại những mục tiêu của mình.
Ø Thỉnh thoảng nên kiểm ta sự tương quan giữa mục tiêu và hành vi thực hiện để đảm bảo hành vi luôn hướng tới mục tiêu.
9. Một phút khen ngợi bản thân.
Trước tiên:
Ø Nhận ra rằng mình đang làm những việc đúng.
Ø Asp dụng nguyên tắc “Một Phút Khen Ngợi” khi đã làm được những việc gầ đúng không nhất thiết là phải đợi cho đén khi hoàn tất mỹ mãn một công việc.
Ø Tán dương những hành đọng đúng đắn của bản thân.
Ø Khen ngợi bản thân vì đã làm đúng.
Sau đó:
Ø Tự cảm nhận cảm giác hài lòng về bản thân.
Ø Tự nhủ với bản thân rằng phải thường xuyên thực hiện “Một Phút Khen Ngợi” vì điều này giúp mình tự tin hơn.
10. Một phút khiển trách bản thân.
Trước tiên:
Ø Nhận ra rằng mình hoàn toàn có thể có những hành vi giúp bản thân làm việc tốt hơn và ít căng thẳng hơn .
Ø Phê phán những hành vi của bản thân ngay khi cảm thấy không hài lòng về những hành vi đó.
Ø Tự chiêm nghiệm để cảm nhận những cảm xúc về hành vi chưa đúng đó.
Sau đó:
Ø Luôn nhớ rằng bản thân tôi hoàn toàn tách biệt với hành vi chưa đúng của tôi.
Ø Tự nhủ rằng dù không hài lòng về những hành vi chưa đúng của tôi, nhưng tôi vẫn tự hào về bản thân tôi.
Ø Quyết tâm thay đổi những hành vi chưa đúng đó.
Ø Tự nhủ rằng sau khi đã khiển trách bản thân xong, tôi sẽ không nghĩ tới điều này nữa.
11. Gặp lại người bán hàng một phút.
Ø Chìa khóa để để trở thành người bán hàng một phút là phải tin vào hiệu quả của triết lý bán hàng một phút.
Ø Khi đã có làng tự tin cao, nhưng ý nghĩ thua cuộc sẽ không thể nào xuất hiện để làm cho ta nản lòng, ta phải có lòng tin rằng khách hàng không phải từ chối ta mà chỉ tạm thời từ chối món hàng mà ta bán.