Kịch
bản cho một chương
trình hoạt náo trong phòng và sân khấu.
ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT HOẠT NÁO VIÊN VÀ QUẢN TRÒ GIỎI?
Bạn không cần là những người đẹp trai hay đẹp gái, nhưng nếu có thì tốt.
Bạn không cần là người học giỏi hay tài năng.
Bạn chỉ cần những điều sau:
Một chất giọng khỏe:
To và rõ vang trầm.
Phát âm chính xác.
Có khả năng thay đổi giọng cho vui nhộn.
Một sức khỏe tốt:
Có khả năng đứng lâu mà không mỏi.
Chịu đói, chịu khát tốt.
Nhanh chóng phục hồi sức lực.
Những khả năng đặt biệt để thu hút sự chú ý:
Vui nhộn, hài hước
Kể chuyện hài
Đóng kịch.
Nhảy nhót.
Múa (múa lửa, múa cột....)
Một trái tim rực lửa và nhiệt huyết: bạn không bào giờ để mất lửa trong suốt
quá trình làm chương trình.
Khả năng nhanh nhạy và giải quyết biến hóa tình huống cực kỳ tốt.
Tính nhạy cảm và óc quan sát nhanh: để xử lý và ứng xử những tình huống bất
trắc xảy ra trong khi chơi.
Trình độ: biết sáng tạo trò chơi mới, biết những trò chơi nhàm chán sang những
trò chơi khác cho vui nhộn, biết rõ những kiến thức hoặc lịch sử mà mình muốn
ứng dụng trong trò chơi , biết dừng trò chơi đúng lúc , biết nhiều trò chơi và
bài hát , biết rõ luật chơi và tuân theo luật mà mình đã đưa ra.
Được trang bị một hủ kem 2 trong 1 chóng nắng và chóng nhục do tôi sản xuất.
NHỮNG CHÚ Ý BAN ĐẦU
1/Đối tượng là ai? Sinh viên,Học sinh, trẻ em, người lớn tuổi.....
Mỗi một đối tượng chơi chúng ta phải có trò chơi phù họp cho các họ, nếu trò
chơi không đúng đối tượng thì sẽ không gây được niềm vui có đôi khi còn gây
phản tác dụng.
Những người chơi có quen với nhau không hay là người xa lạ.
Người chơi có phải là những người cởi mở, vui tính, năng động hay thụ động...
2/ Thời gian chơi là lúc nào?
Khi tổ chức bạn phải chú ý đến thời gian tổ chức để biết tình trạng sức khỏe và
tinh thần người chơi thế nào.
3/Số lượng người chơi là bao nhiêu?
Số lượng càng đông càng dễ gây đựơc hiệu ứng đàm đông, dễ gây được niềm vui khi
chơi. Nhưng khó khăn đặt ra là bạn phải làm sao cuốn hút họ ngay từ ban đầu,
nếu không sẽ rất khó khăn lúc sau.
4/ Không gian chơi như thế nào?
Không gian rộng hay hẹp so với số người tham gia. Nếu số lượng quá ít so với
không gian thì quản trò phài tìm cách tập họp các bạn lại, đừng để các bạn rãi
rác.
5/ Âm thanh có tốt không?
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, dù bạn có một chát giọng khỏe cỡ nào thì có sự
hỗ trợ của âm thanh chất lượng tốt sẽ giúp cho sự thành công hết 30%.
Những trò chơi sân khấu thường có âm thanh bạn nên chuẩn bị trước và có người
chỉnh.
6/ Những dụng cụ trợ giúp khi chơi:
Tất cả những trò chơi có sữ dũng công cụ hỗ trợ phải được chuẩn bị sẵn sàng
trước khi chơi.
KỊCH BẢN CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH GỒM CÁC PHẦN:
1/ Giới thiệu và chào hỏi.
2/ Warm up: đây là phần quan trọng quyết định sự thành công của chương trình.
Phần này làm lúc đầu dùng để tập trung khán giả cho một chương trình ca nhạc,
họp hội hay 1 chương trình sinh hoạt riêng.
Khởi động bằng những trò chơi tạo không khí và hiệu ứng tập thể.
Số lượng trò chơi khoảng 1-2 trò là đủ.
3/ Trò chơi chính thức:
Số lượng khỏang 3 trò là đủ, tùy thời gian mà mình làm và tùy chương trình mình
làm.
Loại trò chơi:
Trò chơi tại chổ dành cho toàn bộ khán giả.
Trò chơi sân khấu dành cho một số khán giả có trao quà.
Phần này bạn cũng có thể áp dụng xen vào phần giải lao của một chương trình đại
hội đoàn, một cuộc họp hay một buổi tọa đàm, văn nghệ....
P/s: các trò chơi phải được dẫn vào bằng một câu chuyện thật là vui nhộn và
cuốn hút, không nên chỉ nói không.
4/ Phần trò chơi dự bị:
Phần này bạn phải làm kèm theo kịch bản chương trình nhằm phòng khi trò chơi
chính thức không thực hiện được hay còn thời gian để chơi.
Phải chuẩn bị cả vật dụng và quà cho các trò chơi dự trù này.
5/ Phần chữa cháy cho chương trình:
Phần này dự trù chương trình ko như dự kiến, sân khấu trống trong một khỏang
thời gian ngắn.
Chúng ta phải chuẩn bị các mẫu chuyện vui, câu chuyện cười, các câu đố nho nhỏ
để lấp sân khấu.
6/ Phần dự trù vật dụng và kinh phí tổ chức:
Khi các bạn đi làm chương trình chuyên nghiệp các bạn phải có phần này gửi cho
ban tổ chức để chuẩn bị.
LÀM SAO ĐỂ TẠO ĐƯỢC PHONG CÁCH RIÊNG KHI HOẠT NÁO VÀ GHI DẤU ẤN TRONG LÒNG BẠN
BÈ.
PHONG CÁCH RIÊNG:
Nếu các bạn yêu thích làm hoạt nó viên thì phải gây dựng cho mình một phong
cách riêng:
Trang phục các bạn bận.
Phụ trang các bạn đeo.
Phong cách trong cách nói chuyện, cáhc bạn cười...
Phong cách trong các trò chơi của bạn, mang hình ảnh dấu ấn riêng của bạn.
Giọng nói các bạn.
Cách đi đứng trên sân khấu.
TẠO DẤU ẤN:
Luôn giữ nụ cười trên môi.
Không được tỏ ra nóng giận trong mọi tình huống. Nếu mọi người lôn xôn không
tập trung bạn phải nhanh nhẹn tìm ra một trò chơi tập họp mọi người lại.
Nội dung các trò chơi của bạn: độc đáo, vui nhộn, lạ...
Lòng nhiệt tình của bạn: nếu bạn nhiệt tình sẽ không ai phụ lòng bạn đâu.
KHO TRÒ CHƠI CHO BẠN:
Làm sao để có được một kho trò chơi phong phú?
Mạng internet: vào google và gõ các từ khóa:" các trò chơi sinh họat tập
thể","các trò chơi vui nhộn","các hình phạt vui".....
Tham gia các buổi đi chơi dã ngoại, các buổi tuổi chức hội trại để lấy kinh
nghiệm từ các hoạt náo viên khác.
Dựa vào các trò chơi sẵn có mà biến tấu ra một trò chơi khác mang dấu ấn của
mình.
Tự suy nghĩ ra một số trò chơi đinh cho bản thân.
Thông qua sách báo, các thông tin đại chúng hiện hành (chú ý các loại trò chơi
cho phù hợp theo đối tượng).
Ghi chép lại những trò chơi hay trong những lần sinh hoạt cộng đồng hoặc dã
ngoại.
Trao đổi với quản trò những loại trò chơi, nhất là những loại trò chơi mới, có
sáng tạo.
NGUYÊN TÁC CẢI BIÊN MỘT TRÒ CHƠI:
Muốn cải biên được một trò chơi, người quản trò phải nắm vững những yêu cầu sau
đây:
- Nắm rõ luật và cách sử dụng trò chơi cũ.
- Trò chơi chưa đủ sức hấp dẫn, nhưng đối tượng chơi vẫn có nhu cầu chơi trò
đó.
- Luật chơi phải rõ ràng, không quá phức tạp so với luật trò chơi cũ.
- Trò chơi cải biên phải phù hợp với đối tượng, chỗ chơi, vật dụng chơi và thời
gian chơi.
NHỮNG LỖI MẮC PHẢI THƯỜNG GẶP:
Tỏ ra thiếu tự tin khi bước lên sân khấu.
Nói quá nhỏ và không có nhiệt huyết.
Nói quá to như quát vào mặt mọi người.
Nói quá nhanh không ai nghe kịp.
Nói quá chậm làm mọi người chán nản.
Nóng giận và tỏ ra bất lực khi tập thể không làm theo bạn và không tập trung.
Qúa nôn nóng khi nhanh chóng lao vào chơi mà chưa họa náo tinh thần.
Không phổ biến luật chơi rỡ ràng trước khi chơi, không công bằng khi phạt
thưởng.
Không nên phạt người chơi quá lâu hoặc quá khó, tạo cho người chơi cảm thấy bị
lố bịch.
Tranh cãi với người chơi những luật chơi, hoặc quyết tâm bắt được cho một người
hoặc một nhóm mà mình cho rằng họ hay “ăn gian”, hay cãi.
Chơi những trò chơi mà mình không biết rõ, hoặc không rành về những kiến thức
của trò đó.
Chê bai khi có người chơi tró chơi quá dễ , hoặc quá dở, không giận dữ hoặc mất
bình tĩnh khi có người phá rối trong lúc chơi.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÓ KHĂN SẼ GẶP PHẢI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT:
• Người chơi tỏ ra không hợp tác chơi.
Bạn phải chuẩn bị tinh thần người chơi thật tốt trước khi chơi, nếu chưa tốt
thì chưa cho chơi.
Xem lại trò chơi có phù hợp chưa.
Bạn có làm tốt phần dẫn, tạo sự cuốn hút và hứng thú cho người chơi không.
Phần thưởng có phù hợp không.
Trò chơi có quá khó hay quá đơn giản so với ngừoi chơi không.
Không để ý đến những người không hợp tác để tránh giảm tinh thần.
• Người chơi quá khích, quá xem trọng thắng thua:
Phải phổ biến kỷ luật chơi trước khi cho chơi.
Thưởng phạt công bằng.
Thỏa thuận trước với người chơi.
Tránh tranh cãi ảnh hưởng không tốt đến tinh thần.
• Người chơi không chịu phạt:
Xem hình phạt có quá khó không, có gây ảnh hường gì đến người phạt không.
CÁCH LẤY LẠI LỬA CHO BẢN THÂN:
Khi bạn cảm thấy mất lửa trong quá trình dẫn thì làm theo những cách sau để lấy
lại:
Uống nước và đi vào trong sân khấu trong giây lát.
Nhằm vào những người nhiệt tình, nhìn vào họ mà nói.
Kêu những người tỏ ra vui nhộn để tham gia các trò chơi
một số trò chơi sinh hoạt tập thể
1. Tôi bảo:
Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ
"Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà
người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt.
2. Bắn tàu:
(giống như trò Bắn tên) Người chơi xếp thành từng toán 3 người và chọn cho nhóm
mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng (hai người đứng
ngoài cùng cầm tay nhau (1 cánh tay). Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về
phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau
đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài). Lần lượt từng người
sẽ hô (mỗi người một chữ): LÁCH - CÁCH - ĐÙNG. Người hô chữ "đùng" sẽ
bắn luôn (gọi tên) một đội khác trong vòng tròn. (chú ý: không được bắn ngược
lại nhóm vừa kêu tên mình). Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm
mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại.
3. Truyền Điện
Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
Số Lượng : 10 --> 20 thành viên
Thời gian : 20 --> 30 phút
Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng
chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người
bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng
bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo
sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay
của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên
thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên
cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó
là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện
chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở
để các bạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay
người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ
người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2
sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến
người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ
được nhận chức vụ làm chuông. (chuyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) và thả
ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn,
bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)
4. Hột vịt lộn
Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn
theo số lượng người chơi
Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ
cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, (có thể tuỳ theo mức độ
chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ,
LƯỠI....).Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên
phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến
hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua
cuộc(nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua
1000đ...Hihi).
5. Bà Ba đi chợ
Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. ( vòng tròn hô
theo lời quản trò và làm theo động tác)
Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa
đi.
Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa
xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ ...
6. Bạn ơi hãy làm
Quản trò: Bạn ơi hãy làm
Vòng tròn: Làm như thế nào.
Quản trò: Làm như thế này bạn nhé. (tất cả vòng tròn làm theo động tác mà Quản
trò vừa thực hiện)
7. Giặt áo, giặt quần
Vòng tròn chia thành từng cặp, 2 người cầm 4 tay lại và đứng đối diện nhau. Tất
cả cùng hô:
"Giặt áo giặt quần
Giặt áo giặt quần (tất cả cùng đung đưa tay qua lại)
Ta vắt cho khô. (tất cả đong đưa tay cao hơn nữa)
Xoay vòng, xoay vòng (hai người trong mỗi cặp đều vẫn nắm tay nhau, đưa tay lên
khỏi đầu và cùng xoay ngửa người lên theo chiều đã định trước 2 vòng - ghi chú:
mỗi người tự xoay người tại chỗ chứ không phải là đổi chỗ cho nhau. Nếu làm
đúng thì một người sẽ quay người về bên trái và một người sẽ xoay vòng về phía
tay phải của mình) Quản trò có thể cho làm nhiều lần đến khi cả vòng tròn chóng
mặt thì thôi.
8. Bắn tên:
Tất cả ngồi thành vòng tròn.
Quản trò (ví dụ tên: A) bắt đầu: Một hai, một hai, A bắn B.
Vòng tròn hô: Một hai, một hai
B: B bắn C
Vòng tròn: Một hai
C: C bắn D
Vòng tròn: Một hai
...
trò chơi càng lúc càng nhanh.
Chú ý: không được bắn ngược lại người vừa kêu tên mình.
9. Làm chậm sau một động tác:
Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên
chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái),
lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó
vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai
tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai
của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng
tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động
tác.
Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục,
và vận động mạnh như Hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục
(mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.
10. Cá bơi:
Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của người quản trò)
Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước mặt)
Vòng tròn: Nước đây, nước đây.
Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra, nhưng ở bên dưới cánh tay
trước - cá ở dưới nước)
Vòng tròn: Cá đây, cá đây.
Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi)
Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...
Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt nước) (đưa cánh tay ở dưới -
cá - lên trên cao, ra khỏi cánh tay còn lại - nước)
Vòng tròn: Chiếu
Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước)
Vòng tròn: Bùm
Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay lên - cá - cao dần liên
tục, thì vòng tròn phải hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò có thể đưa tay - cá -
xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì
vòng tròn vẫn chưa được hô: Bủm
11. Chanh chua, cua kẹp:
Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái,
tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản
trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu có nói đến hai chữ "cua
kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người
bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người
còn lại chụp trúng tay mình.
Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên
cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi
mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ
"cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi
hộp cho trò chơi.
12. Muỗi bay:
Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua
bay lại)
Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)
Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể
của "nạn nhân".
Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh
tay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình
(nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).
13. Sóng biển:
Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết
thành một vòng dây.
Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.
Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái qua phải
thật nhịp nhàng theo vòng tròn)
(lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)
Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.
Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống theo tiếng reo)
Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.
Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.
Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển nghiêng qua bên
trái - Nghiêng qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...
Quản trò: Biển sóng, biển sóng
Vòng tròn: Rì rào rì rào.
(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng nhanh cho
đến khi vòng tròn té lăn chiêng bò càng hết cả ra )
14. Bỏ khăn:
Vòng tròn ngồi. Cử một người bị, đi quanh vòng ngoài của vòng tròn, trên tay
cầm một chiếc khăn. Nếu người bị đột nhiên cuối xuống, bỏ chiếc khăn xuống vị
trí người một thành viên đang ngồi ở trong vòng tròn, thì người đó phải đứng
dậy thật nhanh và chạy theo để vổ vào vai người bị (chạy quanh vòng tròn) trước
khi người bị kịp chạy về vị trí chiếc khăn. Nếu không đập được thì người kia sẽ
phải bị và làm nhiệm vụ đi bỏ khăn thế cho người bị cũ.
15. Tìm nhạc trưởng:
Vòng tròn cử ra một người bị., người đó xoay mặt đi ra một chỗ khuất. Sau đó
những người còn lại trong vòng sẽ chọn ra một người làm nhạc trưởng. Khi nghe
vòng tròn bắt đầu hát thì người bị sẽ quay lại vòng tròn, để tìm bắt cho được
người nhạc trưởng đó. Người nhạc trưởng trong vòng tròn có nhiệm vụ làm những
động tác theo nhịp của bài hát, ví dụ như vỗ tay, dậm chân, lắc đầu,... tất cả
những thành viên trong vòng tròn khác phải theo dõi và bắt chước theo những
thay đổi động tác của người nhạc trưởng, nhưng phải làm đồng bộ, đều đặn, và
đừng quá nhìn tập trung vào người nhạc trưởng vì làm như thế người bị rất dễ
dàng nhận ra ai là nhạc trưởng trong vòng tròn.
16. Ta là Vua:
Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay lập tức ngưới đó
đưa hai tay lên trời, hô thật to lên "TA LÀ VUA", lúc đó, hai người
bên cạnh sẽ biến thành hai cận thần của vị vua kia, đồng thời phải tức khắc
hướng về vị vua của mình, chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn
vua và hô trả "MUÔN TÂU BỆ HẠ".
Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc nào cũng phải
cuối đầu thấp hơn vị vua của mình.
Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn ra đất thì hai
cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của
vua
17. Bội số của Bảy:
Ngồi thành vòng tròn. (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10
người).
Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ, nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để
làm quen), sau đó người bên cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng
tròn), sẽ hô số tiếp theo - ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,... cho đến người
nào đến số 7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt
đầu chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.
Ví dụ:
A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11, B-12,...
Nguyên tắc: những số tận cùng là 7 (như 7, 17, 27,...) hoặc những số chia hết
cho 7 (như 7, 14, 21,...) khi tới lượt ai thì người đó không hô số mà chỉ vỗ
tay và vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.
Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) - vòng tròn
đổi chiều thì - B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16...
Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số thì sẽ bị. Người
bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay (hoặc hình phạt nào đó do
vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng, chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ
nào) thì người đó mới có quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới. Ai bon chen hô
"giùm" bị phạt ráng chịu
18. Trí nhớ dai:
Vòng tròn ngồi lại, Quản trò bắt đầu hô tên một thứ (đã thống nhất trước như
trong các loại thú, các loại hoa,...)
Người bên cạnh sẽ tiếp tục hô lại tên vật mà người thứ nhất đã hô và thêm vào
một vật khác cùng chủ đề.
Ví dụ: A - chó, B - chó+mèo, C - chó+mèo+gà,...
Phạt: như trò Bội số 7
Lưu ý: nếu ai mà không đọc được đúng hết tên các vật đã được người trước đọc,
hoặc đọc không đúng thứ tự, hoặc không kể thêm được tên một con vật nào khác,
hoặc kể trùng tên, hoặc chậm chạp làm gián đoạn vòng chạy,... thì sẽ bị bắt
phạt. Và người đó được quyền ưu tiên bắt đầu lại một vòng mới.
19. Tàu điện:
Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên
cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số
cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có
thể di chuyển nhanh qua "hầm"). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu
"vòng tròn" nối đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò
thổi còi, tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều
toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm
không hề bắt được một ai hết sẽ bị ra giữa vòng tròn chịu phạt.
20. Tôi cần:
Quản trò: tôi cần, tôi cần.
Vòng tròn: Cần gì, cần gì.
Quản trò - hô lên một mệnh lệnh để cả vòng tròn thực hiện theo.
21. Trồng cây:
Vòng tròn ngồi chồm hổm.
Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động tác theo): Gieo hạt>
Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)
Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,...
Vòng tròn hô theo:
Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn một tí)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây lớn thêm một tí (ngồi xổm
cao hơn một tí) - cây lớn lên tí nữa,...
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không được đứng thẳng dậy)
Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá liều, Bón phân quá độ,...)
- Cây rung rinh, rung rinh - Cây héo (ngồi xuống lại như cũ)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
22. Người khổng lồ (hoặc bước chân, hoặc mưa rào):
Quản trò bước từng bước chậm rãi quanh vòng tròn, mỗi khi chân Quản trò chạm
đất thì Vòng tròn vỗ tay một cái.
(thay vì dậm chân thì Quản trò dơ tay cao hoặc thấp: nếu dơ tay thấp thì Vòng
tròn vỗ tay chậm rãi, Quản trò giơ tay cao hơn thì Vòng tròn vỗ tay nhanh và
mạnh hơn.)
23. Bão thổi:
Quản trò: Bão thổi, bảo thổi
Vòng tròn: Thổi ai, thổi ai
Quản trò: (hô một câu lệnh, ví dụ: thổi nam không được đứng gần nam,...)
Vòng tròn: (làm theo lời Quản trò nói)
24. Đoàn kết (hay Dính chùm):
(trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia Vòng tròn thành
từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo)
Quản trò: Đoàn kết.
Vòng tròn: Thì sống
Quản trò: Chia rẻ.
Vòng tròn: Thì chết
Quản trò: Kết chùm
Vòng tròn: Chùm mấy, chùm mấy?
Quản trò: (hô theo dự đính của mình - ví dụ: chùm ba, chùm ba hoặc 4 đầu 4
chân,...)
Vòng tròn: (thực hiện theo mệnh lệnh của Quản trò)
25. Vòng tròn nhấp nhô:
Vòng tròn đứng sát vào nhau và choàng vai nhau (như chơi trò sóng biển). Quản
trò bắt đầu chạy quanh vòng tròn (phía trong và sát với vòng tròn đang choàng
vai nhau). Đồng thời Quản trò cũng giơ một tay ra, hướng về phía vòng tròn. Nếu
tay Quản trò ở phía trên đầu thì vòng tròn sẽ cùng nhau hụp xuống khi thấy tay
Quản trò chỉ về hướng của mình, nếu tay Quản trò chỉ xuống chân thì vòng tròn ở
hướng đó phải đồng loạt nhảy lên.
Chú ý: chỉ thực hiện động tác nhảy lên hoặc hụp xuống khi thấy Quản trò chỉ tay
về hướng của mình và đồng thời thổi còi.
26. Chim sổ lồng:
Chia thành từng nhóm 3 người, hai người đứng hai bên đối diện và cần tay nhau
tạo thành một cái lồng chim. Người đứng ở giữa làm chim.
Ở giữa vòng tròn có một hoặc hai con chim mồi (người bị) lạc loài đang tìm
lồng.
Tất cả các lồng khép lại (nắm tay nhau nhưng hạ xuống), khi nghe tiếng còi, tất
cả các lồng đồng loạt mở ra (giơ tay cao lên) để chim sổ lồng, bay đi và
"giành" lồng mới. Những con chim đứng giữa vòng tròn cũng phải thật
nhanh "bay đi" giành lồng với những con chim khác. Cuối cùng, con nào
không giành được lồng thì sẽ đứng ra giữa vòng tròn để mà làm chim mồi.
27. Mèo bắt chuột:
Vòng tròn đứng rộng ra một chút, tất cả nắm lấy tay nhau và giơ lên thật cao để
tạo ra khoảng trống cho mèo và chuột dễ luồng lách.
Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe tiếng còi thì mèo bắt
đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc luồng lạch giữa hàng rào được tạp
ra bởi vòng tròn. Nếu chạy hết được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì
chuột thắng.
28. Mưa - nắng:
Vòng tròn chia thành từng cặp đứng đối lưng vào nhau, sau đó từng cặp một lồng
hai cánh tay vào nhau. Khi nghe Quản trò hô "Nắng" thì tất cả những
người đứng bên phải dùng sức, khom người xuống và cõng bạn của mình nằm hẳn lên
lưng của mình (người kia sẽ nằm trên lưng người cõng, ngửa mặt lên trời và co
chân lên cho không đụng đất). Khi nghe Quản trò hô "Mưa" thì người
bên trái cũng thực hiện như vậy, sẽ cõng người bên phải trên lưng của mình.
Thi tìm những con vật có từ láy
*
Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có).
Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật
hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp
… Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội
đó thắng cuộc.
Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi
phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu
người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
Ngón tay nhúc nhích
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm:
“Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ
làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho
đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải
làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
Hát đếm số
*
Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người
chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được
bài hát sẽ bị phạt
Thêm một số kỹ năng mật thư để các bạn chơi trò chơi lớn.
MẬT THƯ
Khái niệm: Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm
giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.
Mật thư thường có 2 phần:
1. Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất
khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách
đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
2. Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra
hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng
hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O
Sau khi giải mã xong, ta
sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:
Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch
xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.
BẢNG CHỮ CÁI QUỐC TẾ:
A B C D E F G H I J K L M
N O P Q R S T U V W Y Z
I. Quốc ngữ điện tín:
- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.
Ví dụ: Với câu: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Sẽ được viết là:
Coong cha nhuw nuis Thais Sown
Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra.
II. Đọc ngược:
Có 2 cách đọc:
1. Đọc ngược cả văn bản:
Ví dụ với câu: Kỹ năng sinh hoạt.
Có thể viết là: tạoh hnis gnăn ỹk
(jtaoh hnis gnwan xyk)
2. Đọc ngược từng từ:
ỹk gnăn hnis tạoh
(xyk gnwan hnis jtaoh)
III. Đọc lái:
Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để
tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.
Ví dụ ta nghe người nào đó nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu,
ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới
hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.
IV. Đánh vần:
Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học
sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.
V. Bỏ đầu bỏ đuôi:
Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.
VI. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó,
viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường
bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho
A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ
nào đó = một số nào đó.
VII. Chữ thay chữ:
Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loạmật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể
hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải
giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa
A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho
A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó
cũng được.
VIII. Mưa rơi:
Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa. Ở đây, chữ
đầu tiên là chữ C, chữ thứ nhì theo hướng đi của khóa là chữ O. Theo đó, ta sẽ
dịch được hết bản tin.
IX. Chuồng bò:
Đây là một dạng mật thư rất quen thuộc (còn gọi là mật thư góc vuông – góc
nhọn). TRước hết, chúng ta phải nắm rõ 2 khung cơ bản dưới đây. Cứ mỗi ô sẽ
chứa 2 chữ:
Với chữ nằm ở phía bên nào thì ta chấm 1 chấm ở phía bên đó.
Riêng ở khung chéo thứ 2, cách thể hiện cũng chưa có sự thống nhất ở nhiều tài
liệu khác nhau. Do đó, chúng tôi liên kê ra hết để cho người soạn mật thư tuỳ ý
lựa chọn để lập chìa khóa chom mình. Có tất cả 6 cách để thể hiện, ta muốn làm
theo kiểu nào thì đặt khóa theo kiểu nấy.
Đây là dạng mật thư mà ta thường thấy đăng trên các báo Nhi đồng.
Khi thấy một hình vẽ nào đó, ta phải liên tưởng ngay nó là hình gì? Thí dụ như
đó là: hình trái CAM. Nếu thấy bên trên ghi là –C và +N, thì ta cứ thực hiện
theo yêu cầu của hình. Tức là CAM – C = AM; AM + N = NAM. Vậy chữ dịch được sẽ
là chữ NAM. Cứ thế, ta lần lượt tìm ra ý nghĩa của những hình khác còn lại. Sau
đó ráp nối lại sẽ thành một câu có ý nghĩa.
Bản mật thư trên sẽ được dịch là: NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ.
CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ
1. Phải hết sức bình tĩnh
2. Tự tin nhưng không được chủ quan
3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ
4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết
5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia
thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám
trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một
tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của
chúng ta nữa.
6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ
và đầy đủ ý nghĩa.
Tổ chức một
chương
trình sinh hoạt
trại
Trong chương trình sinh hoạt trại
chúng ta có những hoạt động sau:
- Phân nhiệm
- Theo đúng chương trình
- Vệ sinh khu vực trại
- Kỷ luật (nghiêm phép)
- Bếp núc, ăn uống
- Lửa trại
- Bãi trại
- Tổng kết trại
1. Phân nhiệm: Để điều hành một cuộc trại, chúng
ta có những thành phần nhân sự như sau:
- Trại trưởng: Chịu trách
nhiệm chung về mặt pháp lý và điều hành trại, có quyền quyết định mọi hoạt động
của trại, giám sát chương trình, chủ tọa mọi nghi thức.
- Trại phó: Tùy theo qui mô
lớn nhỏ của trại, chúng ta có từ một đến vài Trại phó phụ tá cho Trại trưởng.
- Trại phó trực: Là một Phụ
trách được phân công chịu trách nhiệm điều hành chương trình trại trong ngày.
Giám sát và thi hành mọi mệnh lệnh của Trại trưởng. Có quyền quyết định mọi
việc (miễn là theo đúng chương trình) trong thời gian mình trực. Tổ chức các
buổi sinh hoạt.
Giúp cho việc điều hành trại, còn có
các ban như:
+ Huấn luyện
+ Nghiêm phép (kỷ luật)
+ Hậu cần
+ Văn nghệ...
2. Theo đúng chương
trình:
Trại có hấp dẫn và kết quả hay không
là do nơi có theo đúng chương trình hay không. Chúng ta thà bỏ một vài tiết mục
trong chương trình (vì thiếu thì giờ) còn hơn là soạn một chương trình lỏng
lẻo, nhiều khoảng trống).
Giờ tự do (trường hợp trại sinh tự
phụ trách phần giải trí hay hoạt động) cũng nằm trong chương trình.
3. Vệ sinh trại:
- Khi vừa đến khu vực trại, chúng ta
phải tổng vệ sinh khu vực (nhưng không được xâm phạm cảnh quang thiên nhiên).
- Trại phải ngăn nắp, sạch sẽ, thứ
tự. Phải chú ý đào ngay hố rác, nhà cầu và phải đào xa lều, dưới gió.
- Thức ăn thừa và thực phẩm chưa
dùng phải được che đậy kỹ càng.
- Lều và góc đội, góc đơn vị phải
giữ ngăn nắp, sạch sẽ, không phải chỉ là lúc Phụ trách đi khám trại mà là suốt
ngày.
- Buổi sáng, khi thức dậy, trại sinh
phải có đủ nước và tiện nghi tối thiểu để làm vệ sinh.
- Ban đêm phải có mùng mền đủ ấm và
chống muỗi cũng như côn trùng. Phải thay quần áo khô ráo để không bị cảm hay
ho.
4. Kỷ luật: (nghiêm
phép)
Nhìn vào một cảnh trại, thấy trại
sinh ăn rồi nằm vật vạ trong lều, đọc truyện, tán nhảm, đi lang thang không mục
đích. Đồ đạc, soong nồi, chén bát vất lung tung... ta thấy ngay rằng buổi trại
đó chẳng thú vị gì, thà đừng tổ chức thì hơn.
Chương trình cắm trại có thành công
hay không một phần là do kỷ luật trại. Anh Phụ trách kỷ luật có trách nhiệm
nhắc nhở, kiểm tra. Dù là kỷ luật tự giác nhưng vẫn dùng biện pháp mạnh, nếu vi
phạm luật trại.
Giờ nghỉ ngơi phải triệt để tôn
trọng, nhất là giờ ngủ, bắt buộc các em phải im lặng ngủ (thường thì các em rất
khó ngủ trong trường hợp này) ngày hôm sau các em mới có sức hoạt động tiếp mà
không ảnh hưởng sức khỏe. Nên dành riêng cho các em một giờ nhất định để viết
thư hay ghi nhật ký.
Ban đêm, phải cắt cử người gác đêm
để gìn giữ an ninh và kỷ luật trại, cứ 1 hay 2 giờ đổi ca. Nhiệm vụ của các em
gác là nhắc nhở trại sinh im lặng ngủ, kiểm tra các bạn mê ngủ, lăn ra khỏi
chăn màn (nhưng không làm ảnh hưởng giấc ngủ trại sinh), phát hiện gì lạ, phải
báo ngay cho Phụ trách trực.
5. Khám trại:
Đây là thời gian Ban điều hành trại
đến từng lều kiểm tra vệ sinh, kỷ luật, sắp xếp, trình bày ngăn nắp, trang trí,
nút dây... của từng lều.
Mỗi ngày, Bạn điều hành trại nên
khám trại một hay hai lần, bằng nhiều cách khác nhau. Có khi đi xa xa mà quan
sát, có khi bất ngờ đi ngang qua, thường thì đến một cách chính thức và có báo
trước. Khi các Ban điều hành đến chính thức, Tổ, Đội trưởng phải tổ chức đón
tiếp và hướng dẫn các anh chị đi thăm trại mình.
Nên có các hình thức khen thưởng cho
Đội nào khá nhất.
6. Bếp núc
7. Lửa trại
Bãi trại
Trại sinh thu gom vật dụng chung và
đồ đạc cá nhân gọn gàng. Khi được lệnh thì mới giỡ lều. Trả lại nguyên trạng
cảnh quang giống như lúc ta mới đến. Xóa bỏ tất cả dấu vết của trại. Lấp hố
rác, hố vệ sinh, nhổ hết cọc lều, tổng vệ sinh khu vực.
Làm thế nào để khi chúng ta rời khu
vực trại phải để lại những kỷ niệm đẹp và ấn tượng tốt đối với địa phương.
Trước khi ra về, ta cám ơn chủ đất, cám ơn chính quyền địa phương.
NHỚ: Đừng để lại gì ngoài lời cám ơn và
một kỷ niệm đẹp.
Tổng kết trại
Sau khi đi trại về, trễ nhất là 1
tháng, chúng ta phải có một buổi họp tổng kết trại.
Trong buổi tổng kết, chúng ta rút ra
những ưu khuyết điểm, những phê bình, xây dựng của Ban tổ chức, những ý kiến
đóng góp của trại sinh, để chúng ta dần dần hoàn thiện hơn trong những kỳ trại
tới.
Tổ chức một
buổi
lửa
trại
Để tổ chức một buổi lửa trại cho có
kết quả, chúng ta phải biết chuẩn bị những công đoạn sau:
Chuẩn bị khung:
Thông báo cho các Tiểu trại hay các
Đội trưởng trước về chủ đề của buổi lửa trại và số lượng tiết mục mà họ có thể
tham gia. Trại sinh nếu chưa rành các nghi thức thì phải tập luyện hay ôn lại
cho thống nhất và đồng bộ. Ôn lại những băng reo, bài hát, luân xướng, ca múa
cộng đồng...
Các dụng cụ hóa trang thường được
tận dụng những thứ có sẵn như chăn màn, khăn quàng... chứ đừng đặt nặng vấn đề
đạo cụ, may sắm như một đoàn hát. Các tiết mục trình diễn, được chuẩn bị trong
thời gian ở trại. Nếu lửa trại có đề tài đã được thông báo trước, thì tiết mục
nên xoay quanh chủ đề đã chọn.
Chuẩn bị địa điểm:
Chọn một khu đất khô ráo, rộng rãi,
thoáng đãng, không có tàn cây de ra trên đống lửa, không có những hố trũng, gốc
cây, rễ cây... Dọn sạch sẽ đất đá và gom sạch lá khô chung quanh. Chuẩn bị chỗ
ngồi cho quan khách (nếu có) và các Phụ trách được thoải mái tự do, trên gió,
gần nơi trình diễn... Nếu là sân xi măng hay gạch, chúng ta lót thiếc, vỏ cây,
lá cây... ở dưới trước, sau đó đổ cát lên, để sân không bị quá nóng dẫn đến nứt
nổ.
Chọn đề tài:
Để cho buổi lửa trại có ý nghĩa,
chúng ta nên cô đọng chương trình trong một chủ đề nào đó.
Thí dụ: Nếu là buổi lửa trại kỷ niệm ngày
thành lập đơn vị, chúng ta nên xoay quanh nguyên lý phong trào, truyền thống
đơn vị... Nhưng vẫn không làm mất đi sự vui tươi, trẻ trung, dí dỏm...
Hoặc đang cắm trại tại một địa danh
lịch sử, một đền thờ anh hùng dân tộc, một di tích tôn giáo... thì chủ đề cũng
nên đặt trọng tâm vào đó, tìm hiểu và nêu gương để giáo dục trại sinh.
Sắp xếp củi:
Có nhiều hình thức sắp xếp củi cho
một buổi lửa trại như: hình nón, hình kim tự tháp, hình lục lăng, hình tam
giác... Cho dù sắp kiểu nào, thì chúng ta cũng phải cho những vật dễ bắt lửa ở
dưới trước, rồi sắp cành cây hay củi nhỏ lên, sau hết mới chất củi lớn (nhớ
chừa nơi châm lửa).
Sắp xếp đội hình:
Nếu là lửa trại nguyên thủy thì quá
dễ dàng, vì trại sinh tự động đến ngồi xuống xung quanh đống lửa là đủ. Nhưng
nếu lửa trại tăng cường, nhất là những buổi lửa trại có quan khách và khán giả
tham dự, thì chúng ta phải biết cách sắp xếp đội hình.
Trại sinh ngồi hai ba vòng, không
nên ngồi quá rộng, vì sẽ không nghe được tiếng nói của diễn viên (nếu không có
hệ thống khuếch âm), cũng đừng để khán giả tràn vào nơi trình diễn, gây cảnh lộn
xộn.
Quan khách được tiếp rước và hướng
dẫn đến chỗ ngồi dành sẵn, trên gió, gần nơi trình diễn.
Nhưng các bạn hãy cẩn thận. Một buổi
lửa trại mà có quan khách và khán giả thì sẽ biến thành buổi biểu diễn văn
nghệ, không khí thân mật ấm cúng sẽ không tồn tại. Các trại sinh dễ rụt rè nhút
nhát bỏ mất dịp thử nghiệm tài năng. Như thế thì giá trị giáo dục của lửa trại
sẽ chẳng còn bao nhiêu.
Chương trình lửa trại:
Lửa trại là một buổi trình diễn văn
nghệ tự nhiên nhưng không vì thế mà chúng ta thiếu cố gắng và dễ dãi với mình
để đi đến coi thường tình cảm của khán giả, và tự hạ thấp tính năng giáo dục
của nghệ thuật. Hãy suy nghĩ để sáng tạo cái đẹp, cái thiêng liêng của ngọn lửa
- đừng để lố bịch, nhàm chán, rẻ tiền vì thiếu chuẩn bị.
Chương trình lửa trại được Quản trò
sửa soạn ít nhất là một ngày. Nhưng hình thức và nội dung được giữ kín để tạo
sự hấp dẫn (ngoại trừ Quản lửa, để kịp phối hợp). Sau khi thu thập các tiết mục
của các đơn vị - Quản trò sẽ tùy nghi sắp xếp, nhưng ca hát thường phải chiếm tối
đa, nhất là ca múa cộng đồng. Như thế, bầu không khí sẽ sôi động, bớt uể oải,
nhàm chán.
Nên thu xếp sao cho các anh chị Phụ
trách và cả quan khách tham gia một vài tiết mục hay mẩu chuyện (nhưng phải hỏi
ý kiến của họ trước). Thường thì chương trình được thiết lập theo khung sau:
- Tập hợp (hò lửa).
- Đón các anh chị Phụ trách và quan
khách.
- Gọi lửa, châm lửa, nhảy lửa.
- Lời khai mạc (nếu có).
- Sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ, ca
múa...
- Giờ tinh thần (câu chuyện tàn
lửa).
- Giải tán.
Quản trò nên sắp xếp làm sao cho đến
khi gần kết thúc, thì chương trình trầm lắng dần dần và kết thúc trong im lặng.
Thủ tục khai mạc:
Quản trò linh động lựa chọn các cách
khai mạc lửa trại tùy theo điều kiện và tính chất của buổi lửa trại đó. Những
thủ tục dưới đây chỉ là sự gợi ý:
Thủ tục 1:
- Quản trò và một số người "hò
lửa".
- Sau mỗi bài hát "Gọi
lửa" thì nêu tên từng đơn vị mời ra khu vực lửa trại.
- Đơn vị nào nghe gọi tên mình sẽ
"A" lên một tiếng thật dài và chạy ra.
- Sau khi trại sinh đã ra khu vực lửa
trại hết thì mới mời các anh chị Phụ trách và quan khách.
- Trại trưởng hay chủ tọa châm lửa.
- Hát bài "nhảy lửa" và
cùng nhảy chung.
- Lời khai mạc (nếu có)
- Chương trình sinh hoạt, văn nghệ.
Thủ tục 2:
- Anh chị phụ trách tiếp tân đón
quan khách từ xa và hướng dẫn vào khu vực lửa trại.
- Thần Bóng đêm ra chận lại, vừa
khoe khoang khoác lác vừa hù dọa.
- Thần Ánh sáng (Quản trò) xuất hiện
trong tiếng động inh tai (do trại sinh gõ bằng đủ thứ loại dụng cụ) với cây
đuốc trong tay, đánh đuổi Thần Bóng đêm và hướng dẫn quan khách an tọa (trại
sinh im lặng). Thần Ánh sáng lên tiếng trấn an và ca ngợi ngọn lửa, ca ngợi ánh
sáng...
- Thần Ánh sáng hát bài “Gọi lửa”
lần thứ nhất, tất cả hát lại lần thứ hai.
- Quản trò mời anh chị Phụ trách hay
chủ tọa châm lửa.
- Múa và hát bài "Nhảy
lửa".
- Chương trình sinh hoạt, văn
nghệ....
Bế mạc:
Hết chương trình, Trại trưởng cám ơn
quan khách và khán giả. Anh chị Phụ trách tiễn quan khách trong khi trại sinh
ca bài "Tạm biệt". Nếu có tĩnh tâm, tuyên hứa thì giờ này bắt đầu
chuẩn bị tiến hành.
Câu chuyện tàn lửa:
Nếu lửa trại thường, thì trước khi
bế mạc, Trại trưởng có "Câu chuyện tàn lửa" với tất cả trại sinh. Đây
cũng là giờ tinh thần với những lời tâm tình nhắn nhủ ngắn gọn. Sau đó hát bài
"Tàn lửa" rồi từ từ im lặng rút lui về lều của mình, tuyệt đối không
vỗ tay, reo hò hay hô giải tán lúc này.
Quản trò:
Người ta thường hiểu lầm: Quản trò
là một anh hề, lên nhảy nhót, uốn éo để chọc cười thiên hạ. Không đơn giản như
vậy đâu, người Quản trò là linh hồn của buổi lửa trại, nó quyết định sự thành
đạt của buổi lửa trại đó. Người Quản trò ngoài óc khôi hài, dí dỏm, còn phải
năng động, phản ứng nhanh, san lấp ngay những lỗ hổng của chương trình. Người
Quản trò phải có nhiều vốn liếng sinh hoạt như: trò chơi, băng reo, ca múa cộng
đồng... Phải biết lúc nào tạo bầu không khí sôi động, lúc nào phải trầm lắng.
Biết cắt ngang một cách khéo léo những tiết mục quá dài hoặc có nội dung nhảm
nhí. Biết phối hợp cùng Quản ca và Quản lửa để tạo nên một chương trình sống
động.
Quản ca:
Thường thì nhiệm vụ này Quản trò có
thể kiêm nhiệm nhưng nếu trong buổi lửa trại lớn hay Quản trò không có năng
khiếu về ca hát, thì phải có Quản ca để chia bớt gánh nặng. Quản ca không cần
phải là ca sĩ mà chỉ cần biết hát và thuộc nhiều bài hát sinh hoạt, vui ca...
Biết bắt nhịp, chia bè hát đuổi (luân xướng), biết một số bài ca múa cộng đồng,
biết chọn bài hát cho đúng với hoàn cảnh, biết trại sinh đã thuộc những bài ca
múa nào và cũng phải có óc hài hước, vui tươi, dí dỏm, phối hợp với Quản trò, Quản
lửa cho nhịp nhàng.
Quản lửa:
Là người chịu trách nhiệm về củi đốt
và ánh sáng (nếu tổ chức lớn thì nên lập ra một ban ánh sáng) cho nên người
Quản lửa phải biết kỹ thuật sắp củi sao cho cháy đều, hiểu rõ tính chất cháy
của những loại củi khác nhau. Lo dự trù củi cho đủ dùng, không được thiếu nửa
chừng. Là người chọn khu vực để đốt lửa, Quản lửa phải biết phòng hỏa, tránh
đốt lửa dưới tàn cây xanh hay gần những cây có dầu.
Trong lúc sinh hoạt văn nghệ, phải
phối hợp với Quản trò, Quản ca, để biết khi nào cần tăng, khi nào cần giảm ánh
sáng. Vì vậy Quản lửa phải biết một số xảo thuật ánh sáng và cách tạo màu cho
lửa.
Ghi nhớ:
- Quản trò, Quản lửa, Quản ca không
nên xuất hiện khi trình diễn, trừ trường hợp cần thiết.
- Anh chị Phụ trách nào muốn tham
gia cũng phải báo cho Quản trò để sắp xếp, không được giẫm chân lên phần việc
của họ.
Công cụ hỗ trợ cho lửa trại:
Chuột lửa:
Là một công cụ dùng cho việc châm
lửa khai mạc, có nhiều cách để chế tạo chuột lửa, tùy theo sáng kiến của mỗi
người. Hoặc từ trên cao chạy xuống đống lửa hoặc từ dưới thấp chạy lên cao rồi
mới xuống đống lửa.
a. Từ trên cao chạy xuống:
- Căng dây kẽm đến thân cây hay một
điểm cao và có độ dốc vừa phải, đầu dây kẽm (phía đống lửa) chúng ta nối bằng
một đoạn dây nylon ngắn để sau khi cháy thì dây đứt, không gây trở ngại cho
việc trình diễn.
- Lấy lon sữa bò, lon bia... cho giẻ
tẩm dầu vào, lấy dây kẽm làm thành một cái quai. Dùng tim đèn nối dài (hay vải
se lại thành sợi) cột vào lon.
- Treo lon trên điểm cao nhất của
sợi dây kẽm, cố định bằng dây thun, thòng dây tim xuống cho vừa tầm.
- Khi đốt, dây thun đứt, lon lửa sẽ
trôi theo độ dốc xuống đống lửa.
b. Từ dưới chạy lên: Nguyên tắc thì
vẫn trượt theo dây kẽm nhưng một bên thì nhờ trọng lượng, một bên thì nhờ dây
thun đàn hồi. Loại chuột lửa này chúng ta để cho hộp lon nằm ngang và làm hai
khoen bằng dây kẽm để dễ dàng trượt theo dây hướng dẫn. Từ một góc nào đó, dùng
dây thun tạo lực đàn hồi để bắn mồi lửa lên cao, có sẵn chuột lửa. Từ đó chuột
sẽ chạy xuống đống củi.
Làm đuốc:
1. Dùng vải quấn quanh một cành cây
tươi, lấy dây kẽm buộc lại, nhúng vào dầu. Cách này giản dị nhưng lửa cháy
không bền.
2. Lấy một lóng tre, trúc, nứa...
vừa tay cầm và có mắt (loại còn tươi), đổ dầu vào lóng tre và nhét giẻ lại, ta
có một cây đuốc cháy khá lâu.
3. Chẻ một lóng tre ra làm 6 hay 8
phần đều nhau, lấy lon bia hay nước giải khát (loại nhỏ) để vào và dùng dây kẽm
cố định cho thật chặt, đoạn đổ dầu và nhét giẻ vào.
Tạo màu cho lửa: Trong khi trình diễn văn nghệ, nếu
Quản lửa biết cách tạo màu cho lửa, thì tiết mục sẽ thêm hấp dẫn và vui mắt.
Dưới đây là một số vật liệu mà Quản lửa phải chuẩn bị để tạo màu cho lửa.
Lửa bừng sáng: Ném vào lửa những bao nylon nhỏ có
chứa dầu lửa hay xăng, rơm khô, giấy cắt vụn, thuốc pháo bông.
Tạo khói: Ném vào lửa rơm ướt, lá cây tươi.
Lửa màu đỏ: Bột than.
Lửa xanh: Bột sulfate đồng, giấy bạc trắng.
Lửa vàng: Muối bọt, nhựa thương phẩm.
Lửa tóe bông: Muối hột.
trò
chơi đồng đội
1. Chuẩn bị:
_ Một quả bóng(bóng bàn,bong
bóng,trái banh).
_ Thành viên không giới hạn.
2. Tiến hành chơi:
_Quả bóng được đưa cho thành viên cuối cùng của đội,thành viên đó đưa bóng kẹp
vào giữa hai chân và di chuyển lên phía trên trước người đầu tiên. Thành viên
đó sẽ cầm bóng đưa cho người đứng đó nhưng phải đưa qua khỏi đầu và chuyền như
vậy cho thành viên tiếp theo tiếp tục cho đến hết.
_ Khi di chuyển bị rơi thành viên đó phải di chuyển về vị trí cũ và làm lại để
di chuyển tiếp. Cứ như vậy cho đến hết.
trò
chơi đội nhóm
Trò chơi "truyền khăn":
- Vòng tròn sẽ cùng nhau hát một bài hát, chiếc khăn sẽ được truyền sau lưng
của mỗi thành viên (tất cả các thành viên sẽ đưa tay ra sau để nhận và truyền
khăn) .. chú ý, khăn truyền đi chỉ theo 1 chiều nha
- Khi vòng tròn dứt bài hát, khăn nằm ở lưng ai người đó sẽ bị phạt
-----------------------------------------------------------------------
Một ông sao sáng hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng,
bốn ông sáng sao rồi năm ông sao sáng rồi sáu ông sáng sao, trên trời cao.
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh (cô) bạn này đếm một hơi cho hết
từ một ông sao sáng đến 2 (4,6,8,...) ông sáng sao.
Một ly chanh đá, hai ly đá chanh
Một cây cam quýt, hai cây quýt cam,...
- Tình tang tang tính anh chàng ta bí lù / cô nàng ta đếm được rồi.
-----------------------------------------------------------------------
Trò này dùng để Quản trò tự sám hối tội lỗi khi mà thấy rằng tội nghiệt mình
quá nhiều (vì đã hành hạ các Đội viên trong vòng tròn)
Hát và múa theo bài "Anh em ta về"
Tất cả vòng tròn nắm tay lại. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn và bắt đầu bài hát
"Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nào, 1, 2, 3, 4, 5 (vòng tròn cùng đi
về phía bên phải)
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nào 5, 4, 3, 2, 1 (vòng tròn đi ngược lại
về phía bên trái)
Một đều chân bước nhé (tất cả đứng lại, xoay mặt vào trong, buông tay nhau ra
và làm tư thế đi đều)
Hai quay nhìn nhau đi (cố gắng chộp cho được một người bên cạnh của mình mà
nhìn)
Ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa (tất cả nắm tay lại, xoay mặt vào
trong vòng tròn và nhắm thật kỹ Quản trò đang đứng ở giữa vòng tròn)
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà (tất cả nâng dần tay cao lên , đồng
thời bước đều vào trong -thu nhỏ vòng tròn lại- và cùng vung chân đá về phía
trước (nhẹ hay mạnh tuỳ theo mức độ thương ghét) về phía Quản trò khi đến chữ
"chia lìa"
Năm nhớ mãi tình này trong câu ca (vòng tròn lùi ra trở về vị trí ban đầu, để
lộ một Quản trò thê thảm, đáng thương, nhớp nhúa đang nằm sống sòi giữa vòng
tròn... Mô Phật... Thiện tai, thiện tai. Địa ngục ta không vào thì ai vào).
-----------------------------------------------------------------------
Tôi bảo
Mục đích: tạo không khí vui tươi
Số lượng: không hạn chế
Địa điểm: ngoài sân, trong pḥng
Thời gian: 2 -> 3 phút
Ban tổ chức: 1 quản tṛ
Cách chơi: - Quản tṛò hô: “Tôi bảo tôi bảo” Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì?”-
Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái” Người chơi: vỗ tay 2 lần. Khi quản
trọ̀ hô “tôi bảo” th́ì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trọ̀ không nói
“tôi bảo” mà người chơi làm th́ì sẽ bị phạt.
-----------------------------------------------------------------------
Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi
phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu
người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
-----------------------------------------------------------------------
Ha! Ha! Ha!
Tất cả xếp vòng tròn, người thứ nhất nói ha, người thứ hai nói ha ha, người thứ
ba nói ha ha ha và cứ tiếp tục theo vòng tròn. Ai trong khi nói ha mà cười thì
bị loại khỏi vòng, kẻ còn lại sau cùng là kẻ thắng cuộc.
Khả năng làm việc đồng đội ngày nay có thể nói là một trong số những kỹ năng quan trọng nhất của người làm việc. Mọi công ty trong thời gian gần đây đều luôn nhắc đến kỹ năng này và coi đó
là một yêu cầu quan trọng trong việc thâu nhận nhân viên.
Khác biệt của đội nhóm
Yêu cầu là vậy nhưng hình như đó vẫn chỉ là một yêu cầu cho có, lấy lệ mà hiếm
có nơi nào thực sự đánh giá hay phát triển được khả năng làm việc đồng đội hay
nhóm làm việc này đúng nghĩa.
Hãy ghé qua một cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của một công ty, chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của một đội ngũ làm việc với tinh thần
đồng đội thực sự là như thế nào. Hãy thử tưởng tượng:
Trường hợp thứ nhất: Bạn bước vào một cửa hàng sản phẩm may mặc lớn, đi
lòng vòng một lúc mà vẫn chưa tìm ra được loại y phục định tìm, bạn tìm đến một
nhân viên và hỏi người này về loại y phục mình muốn. Nhân viên đó tươi cười chỉ
cho bạn đi xuống phía cuối cửa hàng, ở khu giữa phía bên trái là khu vực sản
phẩm mà bạn quan tâm. Ơ khu vực đó, một nhân viên bán hàng khác chào đón bạn và
khi bạn hỏi loại quần áo bạn cần, người này trả lời với bạn là có rất nhiều
kiểu dáng và mẫu mã ở đó, bạn cứ xem và chọn cho mình một bộ như ý.
Trường hợp thứ hai: Cũng cửa hàng quần áo đó, vừa bước vào đã có một
nhân viên đón chào bạn và hỏi bạn cần tìm loại y phục nào. Sau khi nghe yêu cầu
của bạn, người này nói bạn đi theo và trên đường đi vừa nói cười giới thiệu với
bạn về các loại sản phẩm đang bày ra trước mắt bạn. Đến khu vực có sản phẩm bạn
cần, người này giới thiệu với bạn một nhân viên khác và nói rõ cho người ở đó
biết về nhu cầu của bạn. Bạn được người phụ trách ở nơi đó đưa đi và giới thiệu
về các loại sản phẩm mà bạn muốn tìm.
Bạn có thể hình dung ra tầm mức hiệu quả của hai đội ngũ bán hàng nói trên. Để
thực sự có được một đội ngũ với tinh thần làm việc đồng đội tích cực và hiệu
quả không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo mà còn là một bổn phận của từng nhân
viên trong đội ngũ.
Những kỹ năng cần có trong teamwork:
Dưới đây là một số kỹ năng chính để xây dựng một tinh thần làm việc đồng đội
bền vững và hiệu quả:
1- Lắng nghe: Là một cách chứng tỏ sự tôn trọng và biểu
lộ tinh thần đồng đội.
2- Đặt câu hỏi: Chứng tỏ sự quan tâm đến đề tài đang được trao đổi.
Đương nhiên phải là những câu hỏi đúng để làm rõ câu chuyện đang được nói.
3- Thuyết phục: Để xây dựng tinh thần đồng đội, tuyệt đối không được áp
đặt ý kiến. Trình bày, trao đổi để thuyết phục và để chứng tỏ sự hết lòng với
công việc chung.
4- Tôn trọng: Không chỉ là tôn trọng khả năng hay ý kiến của đồng đội mà
là tôn trọng bản thân người đó và tinh thần đội nhóm.
5- Hỗ trợ: Luôn sẵn sàng hỗ trợ các đồng đội trong công việc cũng như
trong đời sống cá nhân.
6- Chia sẻ: Sẵn sàng chia sẻ các thông tin có ảnh hưởng đến công việc
với đồng đội.
7- Cộng tác: Không chỉ cộng tác hết lòng với đồng đội mà còn sẵn sàng
với cả khách hàng và các đối tác. Luôn chứng tỏ tinh thần làm việc đồng đội
trong mọi
việc.
NGAÂN
HAØNG TROØ CHÔI
___________
1) Cao - Thấp - Dài - Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo
léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình)
hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải
dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp
1 lần rồi mới bắt đầu
2) Tìm tác giả tác phẩm
(thơ)
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn
của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm
điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
3) Đố nghề
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3
nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng
có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả
1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
4) Thi tìm những con
vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo
léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có).
Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật
hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp
… Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì
đội đó thắng cuộc.
5) Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi
phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu
người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
6) Đếm sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao
sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”.
Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao
sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1
hơi thì sẽ bị phạt
7) Ngón tay nhúc nhích
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát
đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích
cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho
đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
8) Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải
làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
9) Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo
léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì
người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được
bài hát sẽ bị phạt
10) Tôi bảo
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi:
- Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không
nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
11) Thụt - Thò
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản
trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên
trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô
nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác
12) Mưa rơi
* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài
sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng
cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi
vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi
không có phạt
13) Cùng nhau giải toán
* Mục đích: phán đoán nhanh
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành
từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện
đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18)
cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước
mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết
lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới
rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ
được viết lên lưng và không được nói
14) Con muỗi
* Mục đích: tạo không khí vui vẻ
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc,
ngang
- Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)
- Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)
Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong
bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người
chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục
đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và
cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm
theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi.
Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của
quản trò
Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người
chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt
15) Ba - Má - Tôi
* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn,
quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay
xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản
trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên
đầu, 1 tay chỉ lên má) …
16) Này bạn vui
* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi trong hội trường, quản
trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui
mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn
nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)” –
Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ
tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”
17) Trò chơi nơm cá
* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành
vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10
người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá do 2
người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò
bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều
kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì
khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai
bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt
Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp
xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát
18) Trò chơi biểu tượng
* Mục đích: tạo vui nhộn
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất
cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào
thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục
nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị
phạt
19) Thi đố về trái cây
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm,
quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả
lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã
cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian
trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc
Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là
“M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết thúc cuộc chơi
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò
có thể thay đổi các mẫu tự khác
20) Có - Không ?
* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …
Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành
vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1
đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được
mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất
cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu
trúng) và không (nếu sai) mà thôi
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó
có màu xanh? …
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người
thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc
không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được
21) Bà Ba buồn Bà Bảy
* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ
đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là
chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng
lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua
** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói
22) Tai đây - mũi này
* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước
Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ
lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất
cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái
** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò
quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn.
Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt
23) Múa hình tượng
* Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng
* Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
* Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Thời gian: có thể quy định
* Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất
nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng … đã trở thành hình tượng
(hình ảnh quen thuộc trong lòng dân)
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội
mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc
nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt
trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó
thắng
** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện
phải đưa đáp án trước cho trọng tài
24) Bà Ba đi chợ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: trong vòng 10 phút
Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng …
theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi
đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên
ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng
tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu
cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay
đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …)
25) Tin mật
* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không
quá 5 dòng)
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân
Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người
quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông
tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ
hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau –
người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào
có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng
26) Địa danh Việt Nam
* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô
cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các
Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ
đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau
Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng
Nai), …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn
được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng
27) Đi du lịch bằng
taxi
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường
Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn,
cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có
trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều,
đội đó thắng
** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh
sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định
28) Du lịch quanh thành
phố
* Mục đích: tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên
* Ban tổ chức: 1 trọng tài hướng dẫn
* Vật dụng: mỗi nhóm 1 cây viết và giấy trắng
* Địa điểm: chơi trong phòng (có thể ngoài trời)
Cách chơi: trước mỗi nhóm là giấy và viết, sau
khi có hiệu lệnh thứ tự từng người của nhóm lên liệt kê tên các con đường trong
thành phố theo quy định: chữ đầu từ cuối của đường trước là chữ đầu của từ đầu
con đường sau:
Thí dụ: - Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Đặng Văn Ngữ
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai
…………………………………………� �…………
Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống, đội nào có số
tên đường nhiều, đúng luật là đội đó thắng
** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư
trú tại một vùng (VD: áp dụng cho các bạn cùng đang sống tại TP. Hồ Chí Minh)
29) Xé giấy
* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
* Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)
* Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
* Ban tổ chức: 1 người
Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên
thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy –
sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người
phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian
như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng
30) Tìm tên bài hát
* Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong
1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân
Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp
hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân,
hoa, tình, …) và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật (nốc
ao) cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch
** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình,
… phải viết trước để khách quan hơn.
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/User/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.gif[/IMG]
31) Dàn nhạc giao hưởng
* Mục đích: vui tươi, tình cảm
* Số lượng: mỗi đội (nhóm) có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội (nhiều
nhất 7 đội)
* Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
* Ban tổ chức: 1 -> 2 người
Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát
tập thể (tất cả đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê
– mi – fa …). Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay
vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt
nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng)
** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục,
đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì
phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn, …
32) Cuộc thi thử tài
hiểu biết âm nhạc
* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
* Số lượng: có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng,
trên xe, …
* Ban tổ chức: 1 người
* Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
* Địa điểm: trong phòng
Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu
hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại
bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài
hát đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm
các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng
33) Hát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các
bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài
Cách chơi: (nhiều nội dung)
- Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
- Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
- Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …
** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao
(đếm từ 1 đến 10) không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát
cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng
34) Hát giao duyên
* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội (có thể phân biệt Nam – Nữ)
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc
bộ” (Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau … về nhà dối rằng cha dối mẹ … a … ối … a
rằng … a … í a … qua cầu … qua cầu … gió bay
Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải
biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi
kiếng, cởi nón, … Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí (không tìm ra từ …) là
bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và
không được giống nhau
35) Cùng sở thích
* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ
Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ
ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm:
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …
Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam). Sau khi
trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra xem). Sau
đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở
thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC
36) Tình yêu có lời
* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
* Số lượng: 20 hoặc 40 người (đồng đều Nam – Nữ)
* Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trên xe, trong phòng
Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong
phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi (tỏ tình) vào 5 miếng
giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu (từ chối) vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi
giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình (bên Nữ đọc) – có thể bình chọn
những câu hay nhất, xuất sắc nhất
** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi
người ghi một câu
37) Trăm nghe không
bằng một thấy
* Mục đích: sự suy đoán
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: mỗi người 1 tờ giấy (có thể giống nhau)
* Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn
* Chuẩn bị: mỗi người 1 tờ giấy cầm trên tay, cả người quản trò
Cách chơi: người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên,
gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp ngang, …, xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản
trò quay lại đề nghị mọi người mở tờ giấy ra
** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có
miếng giấy có những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên làm
hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người hướng dẫn, thì
người đó được quà
38) Hỏi - Trả lời
* Mục đích: tạo sự vui tươi, hóm hỉnh, gần gũi
* Số lượng: 40 người (Nam, Nữ), chia làm 2 nhóm: nhóm Nam và nhóm Nữ
* Vật dụng: mỗi người 1 miếng giấy trắng nhỏ, 2 cái nón cho 2 nhóm
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
Cách chơi: trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1
câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom
tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt
lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể làm
ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời)
39) Cây sen
* Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh
* Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 quản trò
* Địa điểm: trong phòng
Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người
chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” –
người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò
hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô
“Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …
Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy
định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó
cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động
tác)
** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt
những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể
chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở …
40) Suy luận
* Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội
Cách chơi: người quản trò chia số người chơi
thành 2 đội (A và B), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người
quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể
1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm)
Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi, …
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại
diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua
** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện,
tránh tình trạng lộn xộn
41) Phản xạ nhanh
* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
* Địa điểm: trong phòng, …
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: cả tập thể
Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm
3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả
cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng
vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản
trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô
đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò
hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi
tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng
42) Cử đại diện
* Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”
Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội
B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động
tác cho mọi người hiểu (không được nói)
Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc
nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà
đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) –
nếu không nói được là thua.
** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt
chung cho cả đội
43) Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ
Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người
trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ
“Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam
lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi
tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình
(như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc
tặng quà lưu niệm
44) Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không
đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi
Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và
Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh
tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được
giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình
45) Liên khúc đầu và
đuôi
* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa
thì hai đội cùng thi hát.
Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát
bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài
hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên
vui …
- Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …
Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm
được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài
hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …
46) Nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài
Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm
nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) –
tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi
người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng.
Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định
Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu)
** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi
của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10
và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi
lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian,
47) Tìm nghề nghiệp
* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ
Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội
nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi
đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó
cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình
thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có
quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.
Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc
thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật
đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách
quan)
48) Hướng về miền Tây
* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò
Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người
chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không
phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất
hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi
nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có
thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất)
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người
chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả
******************************
Một số trò chơi tổ chức ngoài sân bãi
1. Truyền tin
Giúp đối tượng chơi có phản xạ
nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.
Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được
chia thành các đội.
Nội dung:
Truyền thông tin của chỉ huy (quản
trò) rồi báo cáo.
Cách chơi:
- Quản trò chia tập thể chơi thành
các đội, số lượng các đội bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách
quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh
của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ
1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối
cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã
phát ra.
Luật chơi:
- Đội nào báo tin nhanh, chính xác
đội đó thắng.
- Đội nào để lộ tin coi như thua.
- Nếu các đội lên trùng nhau quản
trò cho ghi tin vào giấy.
- Tin được truyền từ người số 1 đến
người cuối cùng, không được truyền tắt.
Chú ý:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào
giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Người cuối cùng viết vào một mảnh
giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).
- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin
dài.
- Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu
vui, mang tính hài hước.
- Nghĩ các câu đố các đội phải giải
luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.
2. Bắt cá:
Giúp đối tượng chơi có phản ứng
nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng
thành vòng tròn.
Nội dung:
Quản trò quy định người bắt cá và
cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau,
hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm
tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người
chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp)
của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra
ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá
cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt
đoạn trong vòng tròn.
Chú ý:
Tùy theo số lượng người chơi để cử
người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
3. Đổ nước chai
Trò chơi được tổ chức ở các hội
trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể,
khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải
mái trong học tập.
Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức,
không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
Nội dung:
Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ
vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi:
- Quản trò chia số lượng người chơi
thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.
- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát
đội bạn.
- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
- Khi có lệnh của quản trò, người số
1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau
đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm
như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi
có hiệu lệnh dừng lại.
- So sánh mực nước ở chai của các
đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.
Dụng cụ chơi:
- Chai đựng nước giống nhau, số
lượng chai bằng số lượng đội chơi.
- Thìa múc nước.
- Chậu đựng nước.
Luật chơi:
- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.
- Dùng chai và thìa giống nhau.
- Không bóp méo thìa.
- Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
Chú ý:
- Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng
chơi.
- Có thể buộc hai tay vào nhau để
tăng mức độ khó của trò chơi.
Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe
khi tham quan...
1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Tạo không khí vui vẻ trong sinh
họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các
cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng
lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh
tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay
thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má
và hô: khò.
Cách chơi:
- Quản trò hô những tư thế, động tác
theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô
đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
- Người chơi phải làm đúng theo lời
hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật:
- Những trường hợp sau phải chịu
phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của
quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào
đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để
"lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.
2. Chức năng:
Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để
hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.
Nội dung:
- Nói và chỉ đúng chức năng của các
bộ phận.
- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ
đúng các bộ phận sau:
Mắt: Nhìn
Tai: Nghe
Mũi: Ngửi
Miệng: Ăn
Cách chơi:
- Quản trò hô tác dụng của các bộ
phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ
sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
Ví dụ:
- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người
chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
Phạm luật:
- Chỉ sai với chức năng.
- Làm chậm so với quy định, làm
không dứt khoát.
- Không nhìn quản trò.
- Chú ý:
- Có thể quy định tăng các bộ phận
như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc
vào đối tượng chơi.
3. Lời chào:
Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch
sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các
động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức
Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước
ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi
xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như
động tác mời.
Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm
các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
- Quản trò có thể hô một kiểu và làm
một kiểu.
Luật chơi:
- Ai làm khác với lời hô của quản
trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc
vào đối tượng chơi.
- Có thể thêm một, hai động tác chào
nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
MỘT SỐ TRÒ CHƠI VỪA NHANH, VỪA KHÉO
1) Đổ Nước Vào Chai
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt
những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng
người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau
đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ
thắng.
Ø Luật chơi:
Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà
chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng
có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.
2) Cõng Bạn – Ăn Chuối
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng
ban nữ bịt mắt và còng tay.
Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả
chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về
vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối
và về trước thì thắng.
Ø Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi
các cặp ăn hết chuối.
3) Ngậm Muỗng Trong Thau
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý: nếu
là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4
nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:
Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của
người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên
trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái
muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2
sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình
sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống
đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt
đầu lại từ vạch xuất phát
MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN SỨC KHỎE, NHANH NHẸN
1) Đua Ghe Ngo
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống
theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi
trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe
lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích
trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt
quãng sẽ bị loại.
2) Ngũ Long Tranh Đuôi
Ø Cách chơi:
Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu
rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào
nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt
đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng
tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những
con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho
đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
- Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.
- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng.
Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
3) Ghế Di Động
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành
một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía
sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không
bị đứt khúc là thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị
đứt khúc sẽ bị loại.
4) Băng Qua Lửa Đạn
Ø Cách chơi:
Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi
được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay
cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh
trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném
vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau
đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an
toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.
Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với
nhau để chọn ra đội nhanh nhất.
Ø Luật chơi:
Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.
5) Con Tàu Tìm Báu Vật
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp
thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt
trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu
vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.
Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để
người trưởng tàu điều khiển.
Ví dụ:
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.
Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước
mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của
các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.
Ø Luật chơi:
Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào
vi phạm sẽ bị loại.
-----------------------------------------------------
Giúp người,
tức là cùng lúc, ta
đang giúp mình;
bởi mọi điều tốt đẹp ta trao tặng cho người,
đều sẽ đi theo một vòng tròn mà trở lại với ta.