Steve Jobs - Tổng giám đốc điều hành (CEO) kiêm đồng sáng lập viên của Apple Computer - được xem là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tài diễn thuyết xuất sắc nhất hiện nay.
Theo Jobs, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là người phát ngôn cho nhãn hiệu của doanh nghiệp hoặc là người quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Dưới đây là 5 bí quyết của Jobs để có được một bài diễn thuyết lôi cuốn.
Bán các lợi ích
Steve Jobs không bán máy tính cho khách hàng, ông bán sự trải nghiệm. Thay vì chăm chú nói về các con số thống kê, các thông số kỹ thuật như các chuyên gia trong các lĩnh vực khác vẫn làm, Jobs nói về các lợi ích khách hàng có thể có được khi sử dụng sản phẩm.
Chẳng hạn khi giới thiệu máy nghe nhạc Ipod có dung lượng bộ nhớ 30 GB, Jobs giải thích rõ lại máy nghe nhạc này có thể chứa 7500 bài hát, 25000 bức ảnh và 75 giờ xem video.
Hồi tháng 1 năm nay, khi giới thiệu máy tính xách tay hiệu Mac có mạch chủ Intel, ông đã giải thích rằng Mac có 2 bộ vi xử lý làm cho nó có thể chạy nhanh hơn loại máy xách tay Powerbook G4 từ 4-5 lần. Jobs nói thêm rằng Mac là loại máy tính xách tay mỏng nhất từ trước đến nay với nhiều tính năng nổi bật như màn hình rộng hơn, sáng hơn, có camera bên trong để sử dụng cho các cuộc hội nghị qua video.
Như thế thay vì đề cập đến nhiều khía cạnh kỹ thuật, Jobs nhấn mạnh đến những lợi ích mà công nghệ đó đem lại cho khách hàng.
Hồi tháng 1 năm nay, khi giới thiệu máy tính xách tay hiệu Mac có mạch chủ Intel, ông đã giải thích rằng Mac có 2 bộ vi xử lý làm cho nó có thể chạy nhanh hơn loại máy xách tay Powerbook G4 từ 4-5 lần. Jobs nói thêm rằng Mac là loại máy tính xách tay mỏng nhất từ trước đến nay với nhiều tính năng nổi bật như màn hình rộng hơn, sáng hơn, có camera bên trong để sử dụng cho các cuộc hội nghị qua video.
Như thế thay vì đề cập đến nhiều khía cạnh kỹ thuật, Jobs nhấn mạnh đến những lợi ích mà công nghệ đó đem lại cho khách hàng.
Diễn tập nhiều lần trước khi làm thuyết trình thực sự
Jobs luôn xem lại các tài liệu thuyết trình và diễn tập nhiều lần. Phong cách diễn thuyết của ông là tạo ra sự gần gũi thân mật với người nghe như thể ông đang nói chuyện với những người bạn thân về những sáng chế mới của mình. Điều đó đòi hỏi ông phải tập dượt nhiều lần, thường phải bỏ ra 4-5 giờ để xem lại từng tài liệu trong cuộc thuyết trình.
Sử dụng các cách trình bày trực quan
Khi sử dụng một phần mềm tương tự như Power Point để thuyết trình, Jobs luôn cố gắng làm cho mỗi trang càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt. Quan trọng hơn, ông luôn minh họa cho mỗi trang bằng các hình ảnh trực quan dể người nghe, người xem hình dung những điều ông nói.
Khi trình bày về một mạch chip mới trong một loại máy vi tính, ông sử dụng hình ảnh của mạch chip này cho phần nền của trang tài liệu nói về nó.
Khi trình bày về một mạch chip mới trong một loại máy vi tính, ông sử dụng hình ảnh của mạch chip này cho phần nền của trang tài liệu nói về nó.
Truyền sự nhiệt tình, đam mê đến người nghe
Khi giới thiệu loại máy nghe nhạc Video Ipod, Jobs nói: "Đó là loại máy nghe nhạc tốt nhất mà công ty chúng tôi từng sản xuất. Màn hình của nó rất đẹp, màu sắc thì tuyệt vời, còn chất lượng hình ảnh sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên".
Một trong những điều quan trọng nhất khi thuyết trình là ông tỏ ra đam mê, yêu thích và hết sức nhiệt tình với vấn đề mình đang trình bày.
Và một điều nữa
Ở cuối bài thuyết trình, Steve Jobs thường nói: "Còn một điều nữa...". Sau đó ông thường nói về một sản phẩm mới khác hay những đặc tính mới của sản phẩm mà công ty sẽ giới thiệu trong thời gian sắp tới. Đôi khi ông giới thiệu phần trình diễn của một nhóm nhạc nào đó.
Ông xem việc thuyết trình cũng tương tự như việc tổ chức sự kiện, một show diễn với đầy đủ thủ tục: một phần khai mạc ấn tượng lúc đầu, phần trình bày nội dung lôi cuốn và thuyết phục về sản phẩm ở giữa và cuối cùng là phần kết để nhắc nhở về sản phẩm, về nhãn hiệu của doanh nghiệp hay đôi khi chỉ để họ thư giãn bằng một tiết mục nào đó.
Ông xem việc thuyết trình cũng tương tự như việc tổ chức sự kiện, một show diễn với đầy đủ thủ tục: một phần khai mạc ấn tượng lúc đầu, phần trình bày nội dung lôi cuốn và thuyết phục về sản phẩm ở giữa và cuối cùng là phần kết để nhắc nhở về sản phẩm, về nhãn hiệu của doanh nghiệp hay đôi khi chỉ để họ thư giãn bằng một tiết mục nào đó.