Phát biểu trước nhiều người là việc tương đối khó khăn đối với hầu hết mọi người. Vì vậy chúng ta thường hay bối rối không biết xử lý tình huống này như thế nào. Nếu bạn đã có sự chuẩn bị, bạn sẽ tránh khỏi việc trở thành "anh hề" trước mọi người.
Một khi bạn đã vượt qua những nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông, bạn có thể bắt đầu học những kỹ năng giúp bạn trở thành một nhà hùng biện.
Sau đây là những gợi ý nhỏ giúp bạn có thể học cách thuyết trình một cách thành công nhất.
Viết ra giấy
Điều tệ nhất mà một người diễn thuyết mắc phải là cháy bài phát biểu. Thông thường chúng ta nói quá nhanh hoặc không còn gì để nói trong khi thời gian vẫn còn quá nhiều. Do vậy, cho dù bài phát biểu mà bạn dự định ngắn đến đâu, thì bạn vẫn phải chuẩn bị trước. Nếu không làm vậy, sự căng thẳng và bối rối có thể làm cho bạn như bị đông cứng trước mọi người.
Đừng đọc
Viết bài phát biểu ra chưa đủ; bạn phải nói được như đang đứng trước mọi người. Nếu quên những điểm mấu chốt, hãy ghi chú vào tờ giấy nhỏ và xem lại khi cần thiết. Tuy nhiên diễn thuyết không phải đơn giản là cầm tờ giấy được vạch sẵn và đọc to, rõ ràng.
Hiểu rõ chủ đề định nói
Người nghe sẽ lúng túng nếu không biết người diễn thuyết đang nói về chủ đề gì. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung và các yếu tố liên quan để làm nổi bật lên điều bạn muốn nói.
Hiểu người nghe
Phòng họp của những kẻ huênh hoang khoác lác sẽ khác phòng họp của những người giản dị và đúng mực. Bằng việc đánh giá đối tượng của buổi diễn thuyết, bạn có thể lựa chọn nên và không nên nói điều gì.
Hãy nhìn lướt qua người nghe
Bạn nên nhìn vào những người khác nhau hơn là nhìn vào một điểm cố định. Nếu điều đó làm bạn không thoải mái, hãy nhìn phía trên đầu họ hơn là nhìn vào mặt họ.
Nói với âm lượng lớn hơn
Kể cả có một cái micrô, nếu bạn muốn những người đứng cuối cùng cũng có thể nghe thấy bạn rõ như bạn đang đứng cạnh họ. Đừng hét mà hãy nói thật to.
Nói có âm điệu
Tốc độ nói của bạn nên phù hợp với tính chất của buổi họp. Nếu bạn nói nhanh quá, mọi người tưởng là bạn muốn nhanh rời khỏi buổi họp và họ sẽ không để ý những gì bạn nói. Nếu bạn nói chậm quá, có thể bạn sẽ nghe thấy những tiếng ngáy của người ngủ gật. Bây giờ bạn đã biết những điều cơ bản và tốt nhất của kỹ năng thuyết trình.
Trong trường hợp đọc bài điếu văn
Đây là một cơ hội để nói trước mọi người mà không một ai mong muốn. Thật khó khi có một bài diễn văn bao gồm cả sự ra đi của một người và hy vọng về một sự tồn tại của họ.
Tóm tắt cuộc đời
Nội dung chính trong bài phát biểu của bạn nên là những ảnh hưởng tốt của người đã mất khi họ còn sống. Kể lại câu chuyện cuộc đời của họ, đặc biệt là cách mà họ làm cho những người khác yêu quý, và vai trò của họ như là cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp.
Hãy dùng những giai thoại (chuyện vặt)
Đừng ngại nói về một buổi câu cá mà bạn và anh ấy cùng đi. Những câu chuyện bình dị sẽ giúp người nghe hiểu rõ hơn về tính cách của người đã mất.
Hãy thật tự nhiên
Đây là một kỹ thuật của hùng biện rằng không nên nói giọng như đang diễn lại; nên gợi lại những khoảnh khắc tốt đẹp như là chúng có rất nhiều. Cũng như vậy, hãy nhớ rằng rất bình thường nếu như bạn khóc, nhưng vì đây là lời nói tỏ lòng kính trọng đối với người đã mất, nên bạn cần duy trì sự điềm tĩnh. Hãy có một bài phát biểu đáng ghi nhớ và phù hợp. Hãy nhớ rằng bài phát biểu không phải là về bạn Bạn không phải là nhân vật trung tâm của bài phát biểu này. Đây không phải là lúc để thể hiện rằng bạn dũng cảm, thông minh hay rộng lượng; đây là lúc cần có lời tạm biệt cho người mà ta yêu quý.
Nói thế nào khi được khen thưởng
Có thể bạn phải trải qua sự hồi hộp thiếu tự tin ở lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu, nhưng nếu bạn buộc phải có một bài diễn thuyết khi bạn được trao giải chẳng hạn. Bạn đã được tuyên bố là trúng giải và phải lên sân khấu để nói.
Hãy thật lịch thiệp
Úi chà, bạn vừa được nhận một phần thưởng. Thật phấn khởi, đó là giải thưởng khoa học hay giải thưởng nghệ thuật. Hãy cảm ơn tổ chức và những người đã trao giải thưởng cho bạn. Tán dương họ và công việc to lớn mà họ làm.
Hãy thật khiêm tốn
Bạn không phải là một vị thánh và không có ai công nhận điều này, vì vậy hãy thật khiêm tốn và biết ơn. Có thể bạn sẽ gây khó chịu nếu không để ý cảm ơn tới những người đã tổ chức và lựa chọn mình; mặt khác, với sự thể hiện như vậy, phần thưởng có vẻ không đáng dành cho bạn.
Hãy chắc chắn rằng độ dài của bài phát biểu là phù hợp
Khi bạn biết rằng mình được đề cử một giải thưởng, hãy hỏi người chịu trách nhiệm chương trình xem bạn có thể nói trong bao lâu. Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh lượng thông tin cho phù hợp với thời lượng cho phép.
Hãy chuẩn bị trước
Nếu bạn đã viết trước một vài chữ, tổ chức trao giải cho bạn sẽ thấy rằng bạn đón nhận giải thưởng một cách nghiêm túc và thực sự đó là niềm tự hào lớn của bạn. Bạn nên luyện tập nó trước buổi lễ để có thể xuất hiện một cách tự nhiên và đừng quên những cái tên quan trọng.
Được chuẩn bị
Trước khi cơ hội nói trước mọi người đến và buộc bạn phải thể hiện tài ăn nói của mình, bạn cần nhớ rằng điều làm nên một người ăn nói tốt là sự tự tin. Sự tự tin, đến lượt nó, bắt nguồn từ những cơ sở/chứng cứ tốt. Nếu bạn trực tiếp tham gia vào từng công việc/công đoạn, bài phát biểu của bạn sẽ rất tự nhiên và người nghe sẽ rất chủ động nghe. Bạn sẽ được xem như là một chuyên gia.