Là người đã từng giảng dạy các kĩ năng diễn thuyết, tôi đã từng nghe thấy tất cả các ý tưởng dù là điên rồ nhất để khắc phục nỗi sợ khi đứng trên sân khấu nhưng tôi nghĩ các ý tưởng sau đây là cơ bản nhất. Trên thực tế thì đây mới chỉ là một số trong chúng, đó là :
Biết rõ khả năng của bạn
Điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy chuẩn bị hoàn toàn kĩ lưỡng, cẩn thận và nắm vững tài liệu của bạn. Hầu hết sự lo sợ xuất hiện khi bạn luôn lo lắng là mình sẽ mắc một sai lầm nào đấy hoặc là thính giả biết nhiều hơn bạn. Do đó điều duy nhất để gạt bỏ suy nghĩ này là bạn phải nắm chắc mọi khía cạnh, cả trong lẫn ngoài về đề tài của mình.
Hãy tập trung vào việc vượt qua 5 phút đầu
Đây là lúc khó khăn xuất hiện. Bạn rất hiếm khi nhìn thấy ai lo lắng trong suốt cả cuộc diễn thuyết phải không ? Dĩ nhiên là không mà chỉ sau một lúc mọi người sẽ bĩnh tĩnh. Đừng coi đó là một bài diễn thuyết kéo dài 50 phút mà hãy coi nó chỉ kéo dài 5 phút mà thôi.
Và bạn có thể vượt qua điều này
Khi bạn lo lắng, bạn sẽ thở nhanh và ngắn hơn do đó trước khi phát biểu hoặc khi bạn đang được giới thiệu, bạn nên ngồi yên tĩnh, thở chậm và sâu.
Hãy tự nhủ rằng…
Hãy tự nhủ với bản thân bạn rằng thế giới chẳng thể sụp đổ khi việc diễn thuyết của bạn không thành công. Hãy đối diện với điều này bởi vì thế giới vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi bạn làm không tốt .Ngay cả bản thân tôi- một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp mà vẫn có những lúc mọi chuyện không như tôi muốn. Dù có như thế nào, mọi người cũng sẽ đánh giá cao khi bạn thật sự cố gắng.
Hiểu rằng bạn chính là nhà phê bình dở tệ nhất của mình
Tôi có một số người bạn và thỉnh thoảng tôi có đi xem họ diễn thuyết. Sau đó họ thường kêu ca rằng “ một buổi tối tồi tệ”. Nếu là tôi, tôi sẽ không nghĩ như vậy và chưa chắc thính giả đã nghĩ như vậy. Rất nhiều người đến nghe bạn diễn thuyết chứ không hề có mục đích chỉ trích bạn, do đó bạn cũng đừng nên chỉ trích mình !
Hãy hiểu rằng…
Hiểu rằng hầu hết mọi người trong số thính giả đều rất sợ phải diễn thuyết và họ rất vui mừng khi người đứng trên bục diễn thuyết là bạn chứ không phải họ. Đối với các nhà diễn thuyết không chuyên, bạn có thể nói “ Xin lỗi , tôi chưa quen với việc này lắm”.
Làm mọi người cười
Đây là cách tốt nhất khi giao tiếp với đám đông. Tôi có một chuyện hài hước mà tôi bắt đầu 95 % bài diễn thuyết của tôi bằng nó. Đó là tiếng cười bảo đảm chắc chắn ổn định được đám đông. Đôi khi câu chuyện đó chẳng có liên quan gì tới đề tài tôi sắp trình bày nhưng tôi chỉ nói “ nó có liên quan gì tới chủ đề của tôi nhỉ. Không có gì cả nhưng đơn giản là tôi rất thích câu chuyện hài đó ! “ và tôi bắt đầu trình bày bài diễn thuyết của mình, lúc này tất cả mọi người đều cảm thấy rất thoải mái vì chúng tôi đã cùng cười với nhau