5 THỦ THUẬT MỞ ĐẦU BÀI DIỄN VĂN
1. Hãy thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả
1. Hãy thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả
Một cử chỉ liên quan đến chủ đề của bài nói cũng giúp cho người nghe hình dung được sơ lược về đề tài bạn sắp đề cập. Thường thì bạn có thể đưa nó vào sau bài diễn thuyết. Một bài nói về tầm quan trọng cùa thể dục chẳng hạn, thì có thể được bắt đầu bằng những cú nhảy bật; hoặc ráng hết sức bình sinh để đập một vật gì đó nếu như bạn sắp đề cập đến tình trạng ngược đãi trẻ em.
2. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải giật mình
"Các viên chức của chính phủ Mỹ đã giết chết 23 công dân của mình!” có thể được sử dụng để mở đầu một bài diễn văn chống hình phạt xử tử tội phạm. Kiểu mào đầu này có thể tạo ra một không khí nôn nao, chờ đợi háo hức của những người tham dự đối với những lý lẽ bạn sắp đưa ra nhằm làm rõ hơn nhận định của mình.
3. Hãy bông đùa một chút và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề. Không phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn toàn không biết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có thể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thoải mái.
4. Đưa ra những trích dẫn phù hợp
Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, bạn cũng có thể tạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng bạn nắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùng phù hợp.
5. Thuật lại một câu chuyện có liên quan
Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng chúng ta lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn.
1. Bắt đầu bằng câu :” Xin chào,tên tôi là...” Câu nói mà người nghe sẽ ghi nhớ nhất chính là câu đầu tiên và câu cuối cùng mà bạn thốt ra. Thế nên đừng ném đi cơ hội tạo ra một điều gì đó thực sự ý nghĩa khi mở đầu bài diễn văn.
2. Mở đầu một cách sai lầm
Tránh những câu xin lỗi hay những cách nói thăm dò, chúng có thể làm cho người nghe nghi ngờ độ tin cậy của bạn. Một số những cụm từ nên tránh đó là : “À,chúng ta bắt đầu từ đây.”, hay “Chúng ta nên bắt đầu từ đâu nhỉ?”, hoặc “Các bạn ở phía sau co nghe tôi nói rõ không ạ?”
3. Dùng những câu hỏi cường điệu, hoa mỹ
Điều này có thể tạo nên những phút lúng túng. Bởi vì người nghe không biết người diễn thuyết có thực sự mong đợi câu trả lời hay không và kết quả là nó dễ dẫn đền sự tự tin của bạn bị giảm dần.
4. Đi quá xa chủ đề
Bạn muốn sáng tạo và đổi mới trong cách thu hút sự chú ý của thính giả, tuy nhiên phần mở đầu của bạn phải phủ hợp với phong cách của bạn cũng như với giọng điệu phần còn lại của bài diễn văn.
5. Không biết cách đi lên bục thuyết trình
Những nơi để thuyết trình hay báo cáo thường rất đông người và không có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước người nghe. Hãy nhớ là chuyện này xảy ra hàng năm với những người nổi tiếng đó nhé!